Thứ Ba, 2024-11-05, 8:32 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 28 » 'Diễn biến hòa bình'
8:01 AM
'Diễn biến hòa bình'
BBC
Roger Cohen

Nhà bình luận Roger Cohen vừa đến thăm Việt Nam

Ký giả Roger Cohen vừa có bài gửi đi từ thành phố Hồ Chí Minh về 'Nỗi bức bối diễn biến hòa bình' ở Việt Nam và cả Trung Quốc với niềm tin rằng chừng một phần tư thế kỷ nữa hai nước sẽ có nhiều dân chủ tự do hơn.

Nhà bình luận toàn cầu (globalist) của tờ New York Times hỏi vì sao sau 20 năm sự kiện Thiên An Môn và bức tường Berlin sụp đổ vì sao cả Việt Nam và Trung Quốc không chuyển ngay sang mô hình dân chủ như Đông Âu.

Đó là vì, theo ông, một thế hệ lớn lên ở Việt Nam, và cả Trung Quốc được vẫy gọi bởi ham muốn phát triển chứ chưa phải là dân chủ.

Thanh niên các nước này có thể muốn tự do hơn nữa nhưng chưa tới mức họ sẵn sàng đối mặt với hệ thống chính trị.

Với họ, chuyển từ xe máy lên xe hơi riêng là mối lo thường trực hơn băn khoan về dân chủ đa đảng.

Còn về phía nhà nước, bài viết 'Peaceful evolution angst' cho rằng đảng cộng sản Việt Nam đã xác định kẻ thù số một là "diễn biến hòa bình".

Họ không sợ một cuộc cách mạng long trời lở đất mà sợ sự xâm nhập, mưa lâu thấm đất (drip) của nền dân chủ tự do.

Ổn định được coi là giá trị trên hết nhưng các nhân vật trong Bộ Chính trị vẫn mất ngủ vì "diễn biến hòa bình".

Tranh tối tranh sáng

Chính quyền lập ra các lằn ranh đỏ để kiểm soát tự do

Roger Cohen

Sau thời kỳ "bóng đêm của chủ nghĩa Stalin và Mao chế ngự tâm hồn đã vào quá khứ", cả Việt Nam và Trung Quốc vẫn không phải là các xã hội tự do.

Nhưng Roger Cohen, trong bài đăng báo hôm 25/05/09 vừa qua, viết rằng cả hai nước cũng không hẳn là phi tự do (un-free) tới mức công dân của họ phải "ngứa ngáy tìm tự do".

Trích lời một nhà nghiên cứu tại Trung Quốc, bài báo nói không gian mà thanh thiếu niên tìm chỗ giải tỏa không phải các cuộc biểu tình ngồi và là blog và Twitter.

So hai nước, tác giả nhận định ở Việt Nam tình hình đỡ căng thẳng hơn và Việt Nam luôn cạnh tranh với Trung Quốc dưới vẻ bề ngoài là tình anh em.

Roger Cohen đồng ý rằng với mạng Google chiếm lĩnh không gian ảo, cách mạng kiểu cũ nay không còn chỗ.

Nhưng công nghệ cũng đã tước đi tính toàn trị của bộ máy.

Chợ Bến Thành

Kinh tế thị trường và chủ nghĩa dân tộc đã lấn chỗ của đòi hỏi dân chủ

Điều chính quyền làm là lập ra các lằn ranh đỏ để kiểm soát tự do, chứ không dùng các trại lao cải như thời xưa ở Liên Xô.

Họ cũng lo sợ các tổ chức phi chính phủ NGO và những người Phương Tây có lý tưởng muốn thúc đẩy nhân quyền và nhà nước pháp quyền.

Chính những hoạt động này có nguy cơ phá hàng rào đỏ của đảng và thậm chí ăn vào các tế bào của hàng ngũ cán bộ.

Nhìn rộng ra bên ngoài châu Á, tác giả cho rằng Moscow, Bắc Kinh và Hà Nội đã tạo ra một phản ứng chung trước tinh thần cao thượng nhạt dần của Thiên An Môn và bức tường Berlin.

Sự kết hợp thị trường với chủ nghĩa dân tộc đang thắng thế trước tự do và lá phiếu.

Nhưng đó là trước mắt.

Và Roger Cohen khuyên nước Mỹ hãy kiên nhẫn.

Vì về lâu dài, tầng lớp trung lưu vươn lên ở Việt Nam sẽ đòi hỏi nhiều hơn sự minh bạch, đòi hỏi luật lệ phải nhất quán, dịch vụ y tế phải tốt hơn, chế độ bớt tham nhũng hơn.

Họ cần tự do ngôn luận nhiều hơn và ít các hàng rào, vạch cấm hơn.

Hệ thống độc đảng sẽ bị sức ép mạnh để đáp ứng các đòi hỏi đó, và theo tiên đoán của tác giả, chính nhờ có nhiều "diễn biến hòa bình" mà dân chủ và tự do sẽ ngày càng tăng ở cả Bắc Kinh và Hà Nội một phần tư thế kỷ nữa.

Roger Cohen là một cây bút nổi tiếng thế giới, thường viết các bình luận quốc tế cho báo New York Times.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 715 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 59
Khách: 59
Thành Viên: 0