Thứ Tư, 2024-04-17, 2:26 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 28 » Kế họach đào tạo lao động đi nước ngoài (phần 2)
8:11 AM
Kế họach đào tạo lao động đi nước ngoài (phần 2)
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2009-05-27

Theo một quyết định mới đây của chính phủ Việt Nam, từ nay đến năm 2020 nhà nước sẽ đầu tư gần 5000 tỷ đồng để huấn luyện người lao động tại những huyện nghèo nhất nước đi làm việc ở nước ngoài.

Photo: RFA

Tình trạng tiếp thu của người nông dân đôi khi có nhiều hạn chế

Trong bài trước Mặc Lâm tường trình vấn đề này qua nội dung nói về phương pháp huấn luyện, kỳ này mời quý vị theo dõi những câu hỏi liên quan đến việc huấn luyện cho người dân tộc ít người cũng như tìm hiểu tại sao người lao động ngoài nước luôn gặp những trở ngại trong các hợp đồng đã ký với các công ty môi giới.

Theo số liệu do Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội đưa ra, số học viên ghi danh học nghề do nhà nước đào tạo ngày một ít đi, mặc dù họ đang thất nghiệp hay trong thời gian nông nhàn.

Đòi hỏi 1 kiến thức tối thiểu ở người nông dân 

Mặc dù nhà nước tung số tiền hơn 5 ngàn tỷ trong gói kích cầu để mong huấn luyện cho người nông dân những kinh nghiệm tốt nhất để họ mang ra áp dụng trong lúc đi lao động ở nước ngoài; nhưng thật ra bài toán này không đơn giản. Trở ngại không do nơi nhà nước thiếu vốn hay thiếu cơ sở mà do người dân chưa tin vào khả năng của chính họ sau khi được học một nghề nào đó.

Sự thật này căn cứ trên kinh nghiệm của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu do Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội đưa ra, số học viên ghi danh học nghề do nhà nước đào tạo ngày một ít đi, mặc dù họ đang thất nghiệp hay trong thời gian nông nhàn.

Người dân không thích thú đi học vì nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do nơi căn bản học vấn của họ không đủ để khuyến khích họ tới trường. Việc học hành đòi hỏi một trình độ kiến thức tối thiểu nào đó để tiếp cận bài giảng, nhưng với nhiều người thì khả năng này hoàn toàn khó tiếp thu.

Tiến sĩ Ngô Tấn Lực, Hiệu Trưởng Trường Đại Học Tiền Giang, cho biết những kinh nghiệm của ông về vấn đề này

- "Thật ra đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam đưa ra chủ trương này đâu, mà trước đây đã giao cho Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội kết hợp với Bộ Nông Nghiệp để đào tạo nghề cho nông dân, nhưng kết quả trước đây phải nói rằng rất là hạn chế.

Người dân không thích thú đi học vì nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do nơi căn bản học vấn của họ không đủ để khuyến khích họ tới trường. Việc học hành đòi hỏi một trình độ kiến thức tối thiểu nào đó để tiếp cận bài giảng, nhưng với nhiều người thì khả năng này hoàn toàn khó tiếp thu.

Lý do là vì người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, họ chưa có thói quen vừa làm vừa học. Trong lớp học, điểm xuất phát của mỗi người thì trình độ rất khác nhau. Tôi vẫn tin rằng trong điều kiện mới thì chương trình này sẽ thành công, nhưng mà không cao."

Giảng viên không có kỹ năng dạy đối tượng đặc biệt này

Một lý do khác đến từ giảng viên không có kỹ năng dạy những đối tượng đặc biệt này. Đối với giảng viên, việc giải nghĩa một vấn đề cho người nông dân hiểu trọn vẹn phải mất thời gian gấp nhiều lần hơn đối với học sinh bình thường.

Kỹ thuật giảng dạy là khâu thiết yếu giúp người học tiếp thu bài giảng, có lẽ là điểm yếu nhất của chương trình đào tạo cho người nông dân hiện nay.

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì vấn đề huấn luyện lại càng gian nan hơn.

Ngôn ngữ là một trở ngại chính và trở ngại này không thể giải quyết một sớm một chiều. Bên cạnh vấn đề ngôn ngữ là vấn đề văn hóa. Người sắc tộc quen với đời sống du canh du cư và việc đem họ vào khuôn khổ chung là một công tác khó thực hiện. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đi làm việc ở nước ngoài là một điều khó thể tưởng tượng.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục Trưởng Cục Quản Lý Lao Động Nước Ngoài, cho biết chương trình giảng dạy sắp tới đối  với người dân tộc thiểu số sẽ tập trung vào những người đã rành tiếng Việt và do đó trở ngại ngôn ngữ không còn là vấn đề lớn nữa:

Một lý do khác đến từ giảng viên không có kỹ năng dạy những đối tượng đặc biệt này. Đối với giảng viên, việc giải nghĩa một vấn đề cho người nông dân hiểu trọn vẹn phải mất thời gian gấp nhiều lần hơn đối với học sinh bình thường.

- "Thông thường thì những người ấy người ta đều đã đi học phổ thông và trong chương trình học tiếng phổ thông thì người ta đều đã biết tiếng Việt, đều học tiếng Việt."

Lo ngại trước những hợp đồng phức tạp phải ký  

Vấn đề hợp đồng ký giữa người lao động và các cơ quan trung gian cũng là một ưu tư lớn lao của người nông dân. Qua thông tin liên tiếp phản ánh tình hình lao động tại nhiều nước thì người dân biết được rằng họ khó được giúp đỡ nếu có sự trục trặc nào đó giữa bản hợp đồng mà họ ký trước khi đi với những hiện trạng mà họ đang gặp phải.

Bổn phận của Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội là giúp cho những người này hiểu rõ quyền lợi và bổn phận của mình trước khi đặt tay ký vào hợp đồng lao động. Người giảng viên khi nói về những điều lệ trong một hợp đồng phải giải nghĩa thấu đáo cho người học để họ nắm rõ nguyên tắc căn bản hầu có thể nói chuyện với chủ hay với cơ quan lao động nước ngoài.

Tình trạng người công nhân ra nước ngoài làm việc gặp khó khăn về hợp đồng rất phổ biến hiện nay. Một chị công nhân được công ty khoán sản thương mại Mitraco tại Hà Tĩnh đưa sang Đài Loan làm việc cho biết:

Trong cái bản hợp đồng bọn em ký là ăn theo lương cơ bản 172.80, chưa kể giờ làm thêm, và có một bản thoả thuận mà ra sân bay người ta mới cho bọn em ký cái tờ đấy mà bọn em không hề biết là ăn lương theo sản phẩm gì cả. Sang đến đây rồi mới có một cái tờ đưa ra là ký ăn theo sản phẩm
Một chị công nhân ở Đài Loan

- "Trong cái bản hợp đồng bọn em ký là ăn theo lương cơ bản 172.80, chưa kể giờ làm thêm, và có một bản thoả thuận mà ra sân bay người ta mới cho bọn em ký cái tờ đấy mà bọn em không hề biết là ăn lương theo sản phẩm gì cả. Sang đến đây rồi mới có một cái tờ đưa ra là ký ăn theo sản phẩm."

Còn ông giám đốc của công ty này thì nói ngược lại những thông tin mà người lao động cung cấp:

- "Những người trước khi đi họ rất là hiền lành và rất là nhẹ nhàng nói "Thôi, anh giúp đỡ", nhưng sang được đấy làm việc theo thoả thuận bởi vì ngành nghề người ta là ngành nghề may mặc, mà ngành nghề may mặc trăm phần trăm họ đều tính theo sản phẩm, khoán sản phẩm.

Giảng giải rõ ràng một bản hợp đồng cho người nông dân hiểu không phải là việc làm quá sức. Hiểu và ký tên vào bản hợp đồng này sẽ giúp người lao động ngoài nước an tâm thực hiện những gì đã ký kết và tránh sự tranh cãi không cần thiết như đã từng xảy ra  từ trước tới nay

Tức là may được bao nhiêu thì cứ công đoạn được bấy nhiêu là người ta tính đơn giá. Những người lao động Việt Nam này trước khi đi tôi cũng nói rõ là các bạn đi may sang đấy là phải tính khoán theo sản phẩm, và làm nhiều được nhiều.

Nhưng mà theo luật thì các bạn đừng nên làm nhiều quá. Trước khi đi tôi cũng đã phổ biến cho người ta như thế."

Giảng giải rõ ràng một bản hợp đồng cho người nông dân hiểu không phải là việc làm quá sức. Hiểu và ký tên vào bản hợp đồng này sẽ giúp người lao động ngoài nước an tâm thực hiện những gì đã ký kết và tránh sự tranh cãi không cần thiết như đã từng xảy ra  từ trước tới nay.

Dĩ nhiên những thủ thuật đánh lừa người lao động của các công ty môi giới cũng cần phải thông tin cho người học biết để họ tự bảo vệ mình, cũng là trách nhiệm của chương trình trợ giúp này.

Người nông dân cần trợ giúp kiến thức để tiếp cận một xã hội mới hơn là những bài học có tính kinh điển, hàn lâm mà một số người khi ngồi nghe không nghĩ là bài giảng này dành cho họ. Tránh được  khuôn sáo ấu trĩ này đã là một thành công cho chương trình mà nhà nước đưa ra.

Trong kỳ tới qua nội dung phân tích những bất cập trong chương trình có thể dẫn đến thất bại cho một đề án có tầm cỡ quốc gia, Mặc Lâm sẽ dẫn chứng kinh nghiệm của nhiều chuyên gia đề nghị giao đề án này cho các trường tư hay doanh nghiệp thì sẽ hiệu quả hơn, mời quý vị theo dõi.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 615 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0