Ngày
26 tháng Năm vừa qua, các đại biểu Quốc Hội Việt Nam đã có phiên thảo
luận liên quan đến đề tài bauxite. Lời lẽ tranh luận được giới quan sát
cho là có khi “gay gắt” và “quyết liệt.”
AFP PHOTO
Các
nhà lãnh đạo Việt Nam (từ trái sang): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ
tịch Nguyễn Minh Triết, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng bấm nút thông
qua một nghị quyết trong phiên họp trù bị trước khi Quốc hội khóa 12
chính thức khai mạc kỳ họp thứ 5 hôm 20-5-2009 tại Hà Nội.
Nhưng liệu, cuộc tranh luận
giữa những đại biểu
của dân có thểảnh hưởng
lên quyết định sau cùng hay không? Biên tập viên Thiện Giao giới thiệu các trích đoạn
tại phiên thảo luận này sau đây.
Đã có lúc, câu hỏi
được nhắc đi nhắc lại
nhiều nhất trong vụ bauxite là: “vụ bauxite” lớn hay nhỏ?
Có người nói: rất lớn!
Có người bảo: rất nhỏ!
Có người trung
dung: lớn, hay nhỏ, là theo nhu cầu.
Chẳng thế, khi đại tướng
Võ Nguyên Giáp viết bức thư đầu
tiên, yêu cầu ngưng vụ bauxite, thì Thủ
Tướng Chính Phủ trả lời
gián tiếp thông qua truyền thông: “Khai thác bauxite là
chủ trương lớn của
Đảng và Nhà Nước.”
Đến khi có người hỏi, nếu
lớn, sao không mang ra Quốc Hội, thì có câu trả
lời: Nó nhỏ hơn tiêu chí của
Quốc Hội!
Nếu không tính cả
cụm
dự
án, mà làm như trạm điện Cà Mau, là
tách từng
dự
án để
nói là chưa đến số tiền
Quốc
Hội
yêu cầu
đưa
vào công trình trọng điểm quốc
gia, thì như thế là lách luật.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết,
Lạng Sơn
‘Lớn’, ‘nhỏ’ để… lách luật?
Đến ngày 26 tháng
Năm vừa qua, tại buổi thảo
luận của Quốc Hội,
thì đã có những đại biểu nói thẳng:
vụ bauxite quy mô đến đâu và đang được biến hóa thế
nào.
Xin giới thiệu một vài trích đoạn
trong phiên thảo luận này.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết
của Lạng Sơn nói thẳng,
không đưa ra Quốc Hội là “lách luật.”
“Nếu không tính cả
cụm
dự
án, mà làm như trạm điện Cà Mau, là
tách từng
dự
án để
nói là chưa đến số tiền
Quốc
Hội
yêu cầu
đưa
vào công trình trọng điểm quốc
gia, thì như thế là lách luật.”
Trong khi đó, đại
biểu Dương Trung Quốc của Đồng
Nai thì khẳng định “tư duy của
chính phủ vẫn là đối phó.” Ông nói, “Bauxite là vấn đề gây nhiều
quan tâm, nhưng báo cáo chính thức của
Thủ
Tướng
Chính Phủ chỉ lướt qua có vài
dòng.” Và rồi: “Kỳ họp Quốc Hội
diễn
ra được
2 ngày, Chính Phủ mới ủy
quyền
Bộ
Trưởng
Thương
Mại
có văn bản giải trình theo chỉ
đạo
Bộ
Chính Trị. Điều này cho thấy,
trong tư
duy của
chính phủ, đây vẫn là sự đối
phó hơn
là nhận
thức
tầm
quan trọng
của
vấn
đề
này.”
Ai chống, Ai bênh?
Các tranh luận giữa những đại
biểu Quốc Hội cho thấy
rõ: đại biểu thuộc Chính Phủ
hay các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, nơi
có dự án bauxite, thì ủng hộ. Các đại
biểu khác, tức “thuần túy Quốc
Hội,” thì phản đối với
nhiều mức độ khác nhau.
Chẳng hạn, đại biểu
Lê Thanh Phong của Lâm Đồng khẳng định,
Việt Nam có 1 tỷ tấn trữ
lượng bauxite. Lâm Đồng “xác định đây là công trình trọng điểm của
Tỉnh,” và đến nay đã “thu hồi 947 ha đất, 743 hộ
bịảnh
hưởng,
đền
bù 586 hộ, trong đó 100 hộ đồng
bào dân tộc thiểu số, số
tiền
150 tỷ.
Đã xây dựng khu tái định cư
cho 731 hộ, nhà ở cho 43 hộ
dân tộc
tại
chỗ
tại
Lộc
Thắng.”
Ông Phong nói, ông phát biểu
để “Quốc Hội và nhân dân có thông tin và thông cảm.”
Kỹ sư và công nhân Trung Quốc trên công trường khai thác bôxit ở Tân Rai. Photo courtesy of Tuoitre
Trong khi dư luận đặt ra một
phương trình, trong đó 2
vế kinh tế và môi trường gắn chặt
với nhau, thì đại biểu Lê Thanh Phong đã có cách “cân bằng” phương trình rất
hiệu quả: “Quan điểm của tỉnh
là không vì vấn đề môi trường
mà không khai thác tiềm năng tài nguyên địa
phương
để
phát triển kinh tế, nhưng cũng không vì
mục
tiêu phát triển kinh tế, khai thác tiềm
năng mà không đặc biệt quan tâm đến
vấn
đề
môi trường.”
Đại biểu Điểu K’ré của
Đắc Nông cũng thuộc vào nhóm ủng hộ bauxite. Ông khẳng
định rằng dự án bauxite đã được
“thực hiện trong nhiều năm, công khai, minh bạch.”
“Trong báo cáo số
91 ngày 22 tháng Năm, năm 2009 của Chính Phủ,
báo cáo cho đại biểu Quốc Hội
khóa 12 về việc triển khai các dự
án bauxite là khá đầy đủ và chi tiết.
Quá trình này đã được thực hiện
trong nhiều năm, công khai, minh bạch, hoàn toàn
phù hợp
chủ
trương
của
Đảng
và pháp luật của Nhà Nước.”
Vai trò của
Quốc hội?
Trong khi đó, thì nhiều
người biết rằng, các lãnh đạo
Việt Nam nhiều lần ký kết
với nước ngoài các dự án khai thác bauxite mà không
ai được biết cho đến gần
đây.
Chính các đại biểu Quốc Hội
cũng nhiều lần khẳng định:
họ “không có thông tin.”
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết
khẳng định, bauxite không hề nhỏ, mà là “một
đại dự án, liên quan nhiều vùng, nhiều ngành, với số tiền
rất lớn.”
Ông dẫn chứng: “theo quyết định 167 của
Chính Phủ, dự án này cho đến
năm 2025 cần 190 đến 250 ngàn tỷ
đồng
đầu
tư.”
Chưa hết, “hàng loạt cụm mỏ,
cụm nhà máy. Đắc Nông có 4 nhà máy đánh số từ 1 đến
4. Có rất nhiều công trình phụ trợ, như
đường xe lửa 270 cây số, với độ
chênh là 700 mét, địa
hình hết sức phức tạp,
quanh co, tiêu tốn 3,1 tỷ đô la.”
Mà đường xe lửa này, vẫn theo ông Thuyết: “rất chênh vênh” và nếu
“được mời” chưa chắc
ông đã nhận lời đi: “Tôi không biết như thế
thì xe lửa sẽ đi như thế
nào. Ô tô thì có thể đi được nhưng xe lửa
thì tôi không biết sẽ đi như thế
nào. Nếu được mời đi đường
xe lửa như thế, tôi không biết
mình có đủ dũng cảm để đi không. Nhưng
tiền thì rất tốn.”
Nếu phát biểu của ông Nguyễn
Minh Thuyết được xem là mạnh bạo, thì phát biểu
của sử gia Dương Trung Quốc
được nhiều người cho là “quyết
liệt” và “gay gắt.”
Ông Dương Trung
Quốc nhấn mạnh, “báo cáo chính phủ tại
mỗi kỳ họp Quốc Hội
phải là bức tranh toàn cảnh đất nước
giữa 2 kỳ họp và đặt trong tính liên tục
của thời gian,” và rằng Việt Nam hiện
“không chỉ chống đỡ với
cơn bão suy giảm của nền
kinh tế, ngoài Biển Đông đâu phải sóng yên biển lặng.”
Quốc
Hội
cần
được
Chính Phủ cung cấp đầy đủ
thông tin để thực hiện sự
giám sát và tạo sự đồng thuận
của
nhân dân trên lãnh vực sống còn này. Bài
học
lịch
sử
cho thấy,
chỉ
một
sai sót của chính phủ, dân tộc
phải
chịu
đựng
hậu
quả
lâu dài.
Đại biểu Dương Trung Quốc, Đồng Nai
Ông nói:
“Chúng ta đang đứng
trước
thách đố
cho một
sự
nghiệp
lâu dài, mà chiến lược là bảo
vệ
chủ
quyền
lãnh thổ,
lãnh hải
quốc
gia. Những
động
thái đang diễn ra trên Biển Đông, trong đó
có những
việc
Chính Phủ phải làm, như
tuyên bố
của
người
phát ngôn Bộ Ngoại Giao, như
trình lên Liên Hiệp Quốc đăng ký vùng
biển
chủ
quyền
Việt
Nam.
Vậy mà chúng ta thấy
báo cáo của chính phủ chưa tương
xứng
với
độ
nóng của
tình hình thực tiễn. Sự nghiệp
bảo
vệ
chủ
quyền
lãnh thổ
có vai trò ngoại giao của chính phủ,
có sức
mạnh
quốc
phòng, và quan trọng hơn hết
là lòng yêu nước và tinh thần quyết
tử
cho tổ
quốc
quyết
sinh của
người
dân.
Do vậy Quốc
Hội
cần
được
Chính Phủ cung cấp đầy đủ
thông tin để thực hiện sự
giám sát và tạo sự đồng thuận
của
nhân dân trên lãnh vực sống còn này. Bài
học
lịch
sử
cho thấy,
chỉ
một
sai sót của chính phủ, dân tộc
phải
chịu
đựng
hậu
quả
lâu dài.”
Đại biểu Dương Trung Quốc
tiết lộ, đến nay đã có đến
3 bức thư mà đại tướng
Võ Nguyên Giáp gởi ra để yêu cầu ngưng
dự án bauxite. Bức thứ ba được
gởi “trùng với ngày khai mạc kỳ họp Quốc
Hội, gởi các cơ quan lãnh đạo
và Quốc Hội. Rất tiếc,
cho đến thời điểm này, rất
ít đại biểu Quốc Hội
biết tới.”
Các đại biểu ủng hộ
bauxite khẳng định dự án được
thực hiện “công khai, minh bạch,” và công ty Chalico của Trung Quốc “trúng thầu công khai.”
Một nhà khoa học của chính Tập
Đoàn Than – Khoáng Sản đã
từng nói thẳng, “nếu đấu
thầu một cách minh bạch, đúng luật, và với tiêu chí là lợi
ích tối đa lâu dài của đất nước,
chứ không phải của chủ
đầu tư, thì không thể có một nhà thầu
Trung Quốc nào có thể thắng thầu
trong bất cứ dự án bauxite nào.”
Đại biểu Dương Trung Quốc
đặt lại câu hỏi căn bản:
“Tại sao Quốc Hội lại
đứng ngoài sự việc?” “Quốc
Hội cần phải xem lại
chính vai trò của mình.”
Sử gia này nói, nếu xét về mặt
tiêu chí để không mang
bauxite ra Quốc Hội, thì ngày xưa “vấn đề
mở rộng Hà Nội, xây nhà Quốc
Hội” có xét đến hạn mức
hay không?
Có thể, ông đại biểu, sử
gia muốn nhắc lại rằng,
ngày xưa, Quốc Hội cũng đã từng
tranh luận, nhưng cuối cùng thì Hà Nội
vẫn cứ được mở
rộng.