Thứ Sáu, 2024-12-27, 0:16 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 29 » Làm lãnh đạo phải “Biết Xấu Hổ”
11:12 AM
Làm lãnh đạo phải “Biết Xấu Hổ”


2009-05-28

Một bài viết có tựa đề “Biết Xấu Hổ” được đăng trên blog của tác giả Osin ngày 24 tháng Năm. Bài viết này cũng được đăng trên trang nhà của tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị, ký tên Huy Đức.

“Biết Xấu Hổ” là bài báo liên kết 2 sự kiện. Hay nói đúng hơn, là dựa vào 1 sự kiện xảy ra tại Hàn Quốc, để nói về một sự kiện khác đã và đang xảy ra tại Việt Nam.

Cựu tổng thống Roh Moo- huyn
Cựu tổng thống Nam Hàn Roh Moo- huyn. Photo courtesy Wikipedia

Đầu tiên là vụ cựu tổng thống Roh Moo-hyun của Hàn Quốc tự tử ngày 23 tháng Năm.

“Cuộc sống quả là “khó khăn” như ông Roh Moo-hyun trăn trối. Từ một công nhân, tự học để trở thành luật sư, trở thành một chính trị gia lên tới đỉnh cao: đắc cử tổng thống của một quốc gia dân chủ.

Cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình

Tác giả Osin, tức Huy Đức, viết:

“Cuộc sống quả là “khó khăn” như ông Roh Moo-hyun trăn trối. Từ một công nhân, tự học để trở thành luật sư, trở thành một chính trị gia lên tới đỉnh cao: đắc cử tổng thống của một quốc gia dân chủ.

Để rồi, sáng 23-5-2009, phải kết thúc cuộc đời bằng cách gieo mình xuống một vách đá sâu. “Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình,” trước đó, ông Roh Moo-hyun thừa nhận khi phải đến Seoul theo triệu tập của tòa.

Ông Roh thành công nhờ xây dựng được niềm tin của công chúng vào ông như là một chính trị gia trong sạch. Cái chết của ông được mô tả là gây sốc cho cả nước, từ hôm 23-5, người dân ở vùng quê ông đã xếp hàng dài, đã khóc khi quan tài ông đi qua.

Ông nói, ông chỉ biết đến khoản tiền 6 triệu USD mà người thân ông cầm ấy khi không còn là Tổng thống. Rõ ràng đã có những động cơ chính trị. Nhưng, rõ ràng cũng đã có những khoản tiền lọt vào nhà, qua những người thân nhất, là vợ, là con trai, là cháu rể, là trợ lý.

Thật là chua xót nếu ông thực sự vẫn còn trong sạch mà phải kết thúc sự nghiệp lẫy lừng trong xấu hổ bởi vợ con.”

Để rồi, sáng 23-5-2009, phải kết thúc cuộc đời bằng cách gieo mình xuống một vách đá sâu. “Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình,” trước đó, ông Roh Moo-hyun thừa nhận khi phải đến Seoul theo triệu tập của tòa.

Quả thực, cuộc sống đã trở nên quá “khó khăn” cho ông Roh Moo-hyun. Có người đặt câu hỏi, những khó khăn ấy, chúng “khó” đến mức nào?

Có người cho rằng, ông Tổng Thống không phải là người trực tiếp cầm lấy những đồng tiền hối lộ. Thậm chí, như tác giả Osin đã viết, ông Roh Moo-hyun “chỉ biết đến khoản tiền 6 triệu USD mà người thân ông cầm khi ông không còn là Tổng thống.”

Có người cũng nói, kết cuộc bi thảm nhất cho ông cố Tổng Thống chỉ là án tù, nhiều lắm là vài năm tù, và trả lại cho Nhà Nước những khoản tiền không chính đáng.

Nếu có vậy, thì làm sao mà cuộc sống lại trở nên “khó khăn” đối với ông? Để ông phải chọn cái chết để giải quyết mọi chuyện?

Khó có thể phủ nhận, rằng những khó khăn mà ông Roh Moo-hyun nói đến trong bức thư tuyệt mệnh đến từ chính lòng tự trọng của người đã từng lãnh đạo đất nước Hàn Quốc.

Những người khác viết trên blog của mình, rằng họ thấy thương cảm cho vị tổng thống xấu số, nhưng đồng thời, họ cảm thấy người dân Hàn may mắn có một tổng thống như vậy.

Cái chết của ông Roh Moo-hyun có thể là tiếng chuông cảnh tỉnh cho bất cứ ai đang ngồi ở cương vị lãnh đạo, đang nắm lấy những vị trí mà, hoặc là giúp họ trở thành nô bộc thật sự của dân chúng, hoặc là biến họ thành những kẻ thù của chính dân mình.

Những người khác viết trên blog của mình, rằng họ thấy thương cảm cho vị tổng thống xấu số, nhưng đồng thời, họ cảm thấy người dân Hàn may mắn có một tổng thống như vậy.

Vụ ông tổng thống Hàn Quốc tự vận được tác giả Osin gắn với sự kiện đang bùng nổ trở lại tại Việt Nam những ngày gần đây.

Tiền hoa hồng lên đến hàng triệu Mỹ kim

Báo chí Australia mấy ngày qua liên tục đăng tải phóng sự điều tra, cáo buộc công ty Securency của nước này trả cho một người môi giới Việt Nam số tiền lên đến hơn 10 triệu Úc kim, chỉ để làm công việc … thông dịch.

Một luật sư Việt Nam, hiện đang sống tại Úc, là ông Lưu Tường Quang, tóm tắt sự việc:

“Vào năm 2002, dưới thời Thống Đốc Lê Đức Thúy, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam muốn chuyển giấy bạc sang tiền nhựa (polymer) để có thể giữ an toàn và tránh làm giả. Công ty Securency [của Úc] có quan hệ với công ty Company For Technology and Development, gọi tắt là CFCD, của Việt Nam.

Công ty này lại có một công ty khác là BankTech, mà người giám đốc của BankTech là ông Lê Đức Minh, con trai Lê Đức Thúy.”

Vụ Lê Đức Minh – Lê Đức Thúy ra sao? Xin dẫn tiếp lời kể của blogger Osin:

“Cũng sáng nay, 25-5, trong một diễn tiến có thể liên hệ, cảnh sát Úc xác nhận với báo chí là sẽ điều tra một vụ “môi giới” liên quan đến con trai của ông Lê Đức Thúy, cựu thống đốc Ngân hàng Việt Nam. Cảnh sát vào cuộc sau khi tờ báo The Age, có bài cáo buộc những môi giới viên cho hãng Securency đã “trả hàng triệu đôla tiền hoa hồng cho công ty CFTD”.

Trong một diễn tiến có thể liên hệ, cảnh sát Úc xác nhận với báo chí là sẽ điều tra một vụ “môi giới” liên quan đến con trai của ông Lê Đức Thúy, cựu thống đốc Ngân hàng Việt Nam.

CFTD được tờ báo này xác định là công ty mẹ của Banktech, công ty thuộc quyền quản lý của ông Lê Đức Minh, con trai ông Lê Đức Thúy, liên quan đến việc in tiền polymer hồi năm 2002.

Chưa rõ kết quả điều tra từ Úc sẽ đi tới đâu, nhưng nếu thực sự có một khoản hoa hồng lên tới hàng triệu USD đã được chi ra thì “cánh cửa vợ con” quả thực là ở đâu cũng vô cùng lợi hại.

Theo nguồn tin riêng, ông Lê Đức Minh được điều về Banktech bởi một ngành không liên quan đến vai trò Thống đốc của ông Lê Đức Thúy.

Tuy nhiên, như kết luận trước đây của Thanh tra Chính phủ, việc ông Minh “nắm” Banktech “tuy không trái quy định của pháp luật, nhưng đã gây nghi ngờ về sự khách quan, minh bạch”.”

Vụ việc trả hàng chục triệu Úc kim cho một người thông dịch không phải là sự kiện duy nhất liên quan đến sai phạm của giới chức Việt Nam tại nước ngoài nói chung và tại Úc Đại Lợi nói riêng. Những chuỗi vi phạm liên tục trong thời gian qua đang bào mòn hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam trong cái nhìn của người dân và chính quyền Úc Đại Lợi.

Luật sư Lưu Tường Quang nhắc lại các sự kiện dính dáng đến Vietnam Airlines, và thậm chí, cả trong ngành giáo dục liên quan đến vấn đề du học sinh Việt Nam đến Úc.

Vụ việc trả hàng chục triệu Úc kim cho một người thông dịch không phải là sự kiện duy nhất liên quan đến sai phạm của giới chức Việt Nam tại nước ngoài nói chung và tại Úc Đại Lợi nói riêng.

“Về mặt dư luận, thực tế thì dư luận không giới hạn trong cộng đồng gốc Việt, mà mở rộng ra cho cộng đồng người Úc nói chung. Nhìn về Châu Á, Đông Nam Á, sự hợp tác của Úc với Việt Nam, thì người Úc nói chung không đánh giá cao hệ thống luật pháp cũng như sự trong sáng trong cách điều hành các công ty tại Việt Nam. Sự kiện này, một lần nữa, xác nhận sự đánh giá thấp của công luật Úc đối với Việt Nam.

Sự kiện này không chỉ liên hệ đến 1 công ty Úc và 1 công ty Việt Nam. Đã có nhiều chuyện xảy ra rồi. Vụ Vietnam Airlines là một ví dụ. Ngay cả vấn đề du học sinh cũng vậy.

Tôi biết có 1 số giáo sư Việt Nam đặt ra vấn đề thù lao để cho phép sinh viên sang Úc du học. Những điều này đều trái với luật lệ nước Úc. Những việc này, nước Úc không hề chấp nhận và sẽ không bao giờ chấp nhận.”

Tham nhũng bị phanh phui bởi báo chí nước ngoài

Điều đáng nói ở đây, là các vụ việc lớn liên quan đến tham nhũng tại Việt Nam thường được phanh phui nhờ vào báo chí nước ngoài.

Công ty tư vấn PCI của Nhật Bản trong dự án Xa Lộ Đông Tây là một ví dụ. Chính báo chí Nhật Bản truy tìm và đưa ra ánh sáng.

Điều đáng nói ở đây, là các vụ việc lớn liên quan đến tham nhũng tại Việt Nam thường được phanh phui nhờ vào báo chí nước ngoài.

Nay, vụ công ty Securency của Úc cũng do báo chí Úc điều tra và công bố.

Trở lại với ý tưởng “biết xấu hổ” trong bài viết cùng tên của tác giả Osin. Ông viết, rằng “Banktech là một trường hợp rất hiếm được đưa ra công luận, nhưng, những mối liên hệ kiểu “Lê Đức Minh” trên thực tế không phải hiếm hoi.

Vấn đề không chỉ là trái hay không trái những “quy định” hiện hành vốn đang có nhiều khoảng trống. Một nhà lãnh đạo nghiêm minh không nên để vợ con làm những việc mà dư luận có thể “nghi” về tính khách quan. Đừng đợi đến khi nhân dân đưa ra chứng cứ, phải biết xấu hổ từ những “dự án” đầu tiên mà anh em, vợ con, dâu rể… tham gia.”

Tác giả nhận định, là “Cho dù ở trong thể chế nào, ở đâu có quyền lực là ở đó có tham nhũng. Vấn đề là ở đâu, những người giàu có nhất là nhân dân; ở đâu những người giàu có nhất là “con ông cháu cha”; ở đâu, tham nhũng vẫn cứ “vinh thân phì gia”; ở đâu tham nhũng không có nơi để an toàn hạ cánh.

Ở những quốc gia không biết xấu hổ thì kết cục cũng có nhiều bi thảm; nhưng, người gánh chịu lại rất tiếc là thường ở phía nhân dân.

Quốc gia nào thì tham nhũng cũng cần phải được coi là “thế lực thù địch” nguy hiểm nhất. Nguy hiểm vì nó không rõ ràng phân tuyến; nguy hiểm vì, đôi khi nó nhởn nhơ bên cạnh, và đôi khi là cánh tay đắc lực của những bậc có quyền.”

Blogger Osin kết luận “Chỉ ở những quốc gia biết xấu hổ, kết cục của một kẻ dính tới tham nhũng mới có thể là tù tội như cựu tổng thống Trần Thủy Biển (Đài Loan); có thể phải lưu vong như Thaksin, Thailand; có thể phải cắn rứt lương tâm như tổng thống Roh Moo-hyun, Hàn Quốc.

Ở những quốc gia không biết xấu hổ thì kết cục cũng có nhiều bi thảm; nhưng, người gánh chịu lại rất tiếc là thường ở phía nhân dân.”

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 804 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0