Thứ Bảy, 2024-11-23, 6:09 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 29 » Vấn đề đất đai nguyên nhân của nhiều tranh cãi
1:39 PM
Vấn đề đất đai nguyên nhân của nhiều tranh cãi


§ Gia Minh

RFA 27/05/2009 -- Vấn đề đất đai, tài sản của nhiều giáo hội tại Việt Nam bị nhà nước trưng thu lâu nay hiện vẫn là nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai phía.

Quan điểm giải quyết từ phía nhà cầm quyền ra sao và ý kiến của phía giáo hội có đất đai bị trưng thu mà họ cho là bất hợp lý thế nào?

Đất đai tôn giáo mà nhà nước quản lý thì không trả lại

DatDaiTonGiao.jpg

Tài sản của nhiều giáo hội tại Việt Nam bị nhà nước trưng thu lâu nay hiện vẫn là nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai phía.

Hồi đầu năm nay, sau sự việc hai khu đất tranh chấp giữa tổng giáo phận Hà Nội và giáo xứ Thái Hà được nhanh chóng xây dựng thành hai công viên, thủ tướng Việt Nam ra chỉ thị mới nhất về tình hình đất đai liên quan đến tôn giáo.

Theo chỉ thị 1940/CT- TTg đó thì mọi vấn đề trong lĩnh vực này trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 thì nay thực hiện theo nghị quyết số 23 mà quốc hội VN khóa 11 thông qua hồi tháng 11 năm 2003.

Điều 1 của nghị quyết này nói là nhà nước VN không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến vấn đề này.

Hồi tuần rồi, nhân dịp phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ, USCIRF, đến Việt Nam tìm hiểu tình hình và có gặp Ban tôn giáo chính phủ, biên tập viên Thiện Giao của Đài chúng tôi có cuộc phỏng vấn với ông phó ban Tôn giáo chính phủ Nguyễn Thanh Xuân về tình hình khiếu kiện đất đai của các tôn giáo tại Việt Nam như ở giáo xứ Thái Hà, thì ông này cũng lặp lại quan điểm là đất đai tôn giáo mà nhà nước quản lý thì không trả lại với những lý do sau đây:

Ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 chỉ có chừng 20 triệu dân, đến cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 thì lên đến 90 triệu, như vậy tăng gấp năm lần mà đất đai thì không tăng tí nào.

Trước đây do hoàn cảnh thì nhiều giáo hội, trong đó có Công giáo bao chiếm hay sở hữu rất nhiều đất. Ở VN trước đây có khái niệm 'địa chủ Nhà chung' , tức Nhà chung hay giáo hội đã trở thành địa chủ, do vậy tất cả các đất đai mà nhà nước đã sở hữu thì không trả lại cho các tôn giáo.

Đối với những lập luận mà ông phó Ban Tôn giáo Chính phủ nêu ra thì một số cơ sở tôn giáo đang khiếu kiện với lý do nhà nước trưng thu nhà đất của họ một cách không minh bạch không đồng ý.

Đơn cử trường hợp cơ sở của Dòng Thánh Phao lồ tại số 3 Tô Thị Hùynh, thành phố Vĩnh Long hiện nay. Theo dòng này thì vào năm 1977 chính quyền địa phương lúc bấy giờ lấy lý do là nhà dòng nuôi trẻ mồ côi để sau này chống phá lại cách mạng đã bắt giam một số nữ tu phụ trách, và trục xuất các nữ tu khác đồng thời tịch thu nhà đất mà nhà dòng đang sử dụng. Vừa qua, cơ sở nhà dòng thánh Phao lô ở số 3 Tô thị Hùynh, Vĩnh Long bị phá để làm dự án xây dựng khách sạn.

Các nữ tu tiếp tục khiếu kiện, và nay thì có tin chính quyền địa phương sẽ xây dựng quảng trường và công viên tại khu đất đó.

Dân số tăng cần đất phục vụ?

Nữ tu Trần Thị Phụng cho biết trả lời của chính quyền khi Nhà Dòng yêu cầu cần phải giải thích lý do tịch thu cơ sở của Dòng trước đây:

Mỗi khi chúng tôi đề cập đến vấn đề này thì chính quyền Vĩnh Long nói, thôi chuyện cũ bỏ qua đi; nhưng chúng tôi không bỏ và nói nếu không có chuyện cũ đó thì chúng tôi và các anh không ngồi lại với nhau như thế này; vì có chuyện cũ đó mới có ngày hôm nay , mới có khiếu nại.

Đối với trả lời là nhu cầu dân số tăng nên chính quyền không thể trả lại nhà đất cho các tôn giáo, thì nữ tu Trần Thị Phụng, phản bác:

Nếu nhà nước nói dân đông, cần đất phục vụ cho dân, thì chúng tôi người tu cũng là người dân VN, cũng cần đất để ở và cần đất phát triển để phục vụ xã hội.

Ông Trần Anh Kim, một người hiện lên tiếng đòi hỏi dân chủ cho đất nước, có ý kiến đối với lý do mà ông Nguyễn Thanh Xuân đưa ra về tình hình dân số gia tăng:

Đất chật người đông mà có những nguời lợi dụng cơ quan, đoàn thể để chiếm của dân hằng chục héc ta đất, thậm chí hằng trăm héc ta đất, thế thì đâu phải thiếu.

Về vấn đề 'địa chủ nhà chung' mà ông Nguyễn Thanh Xuân đặt ra, thì ông Trần Anh Kim, trình bày:

Điạ chủ là địa chủ phân, ví dụ 'nó' phân cho mỗi xã, thôn này phải có hai địa chủ thì ai có cuộc sống hơn một chút là 'nó' cho là địa chủ.

Nữ tu Trần thị Phụng, cũng nói về vấn đề này:

Nhà Chung là nơi qui tụ giáo dân, linh mục, tu sĩ và những họat động tôn giáo nằm đó, nên nơi đó rộng, đất nhiều vì sinh họat lớn chứ đâu phải địa chủ. Nay kết cho tội địa chủ để tịch thu thì đó là chuyện dễ đối với người có quyền, tôi cho đó là một cái 'chụp'.

Giải quyết theo nhu cầu thực tế

Hồi năm 2007, ông Nguyễn Thế Danh, quyền trưởng Ban Tôn giáo chính phủ lúc bấy giờ, khi được chúng tôi nêu câu hỏi về tình hình cơ sở, đất đai của các tôn giáo được chính quyền quản lý thì ông này trả lời:

Nhà nước VN sẽ căn cứ theo nhu cầu thực tế của các tôn giáo và qui định của địa phương để đáp ứng tối đa có thể được trong phạm vi mình để cho đất xây dựng cơ sở thờ tự của nhân dân; tóm lại nhu cầu của bà con đến đâu, khả năng đến đâu thì đáp ứng đến đó không tùy thuộc vào sức ép nào, quá khứ nào…

Còn những nơi cũ thì chúng tôi quan niệm là nơi nào mượn, mà có giấy tờ hẳn hoi thì phải trả; chả cứ gì về pháp luật đâu mà về phương diện đạo lý cũng thế thôi.

Những chủ sở hữu của các cơ sở nhà đất bị trưng thu một cách mà họ cho là không hợp tình, hợp lý, và nay cách sử dụng cũng không vì mục đích công ích, lên tiếng đòi lại cơ sở của họ đều cho rằng họ đang đòi hỏi công bằng, và công lý theo đúng tôn chỉ mà chính quyền luôn nêu ra.

Gia Minh, phóng viên RFA

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 835 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 28
Khách: 28
Thành Viên: 0