BBC
Vụ án PCI và Huỳnh Ngọc Sĩ là một trong các vụ nổi cộm gần đây
Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói người tố cáo tham nhũng sẽ không sợ bị trả thù.
Ông Truyền phát biểu tại một hội nghị về phòng, chống tham nhũng lần thứ 5 với đại diện các nhà tài trợ sáng 29/5.
Đây
là cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị giữa kỳ không chính thức nhóm các nhà
tài trợ cho Việt Nam, sẽ tổ chức ngày 8 và 9/06 tại Buôn Ma Thuột (Dăk
Lăk).
Báo điện tử VietnamNet dẫn lời ông
Trần Văn Truyền nói Việt Nam sẽ "đảm bảo cơ chế, luật pháp để người
phát hiện tiêu cực, tham nhũng sẽ không bị trả thù cũng như cơ chế khen
thưởng cho người tố giác tham nhũng".
Thực thi là vấn đề
Ông cũng nói Việt Nam sẽ sớm phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về chống tham nhũng.
Ông cho hay văn bản đã đặt trên bàn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và sắp được chuyển cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Reuters
dẫn lời ông Ran Liao, từ tổ chức Minh bạch Quốc tế, nói Công ước LHQ sẽ
giúp trừng phạt những viên chức Việt Nam nhận hối lộ từ công ty nước
ngoài hoặc trả hối lộ ở hải ngoại.
Tuy nhiên, nhiều người tham dự hội nghị ở Hà Nội nói vấn đề chính là cách thực thi luật trên thực tế.
Thách thức thực sự, hay có thể ta nên gọi là vấn đề thực sự, là việc thi hành.
Đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman
Đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman nhận định: "Thách thức thực sự, hay có thể ta nên gọi là vấn đề thực sự, là việc thi hành."
Trong bảng xếp hạng tham nhũng của Minh bạch Quốc tế năm 2008, Việt Nam xếp thứ 121 trên tổng số 160 quốc gia.
Ông Ayumi Konishi, đại diện của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB ở Việt Nam, nói:
"Tham
nhũng là lo ngại nghiêm trọng cho ADB cũng như chính phủ, vì nếu có vấn
đề, chúng tôi sẽ gặp khó khăn để tiếp tục giúp quá trình phát triển của
Việt Nam."
Từ ngày 1/6/2009, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến 2020, được Thủ tướng Việt Nam ký, sẽ đi vào hiệu lực.
Trong cái gọi là Nghị quyết 21 được ông Nguyễn Tấn Dũng ký hôm 12/5/2009, tham nhũng được cho là "vẫn diễn biến phức tạp".
|