Main » 2009»Tháng Năm»30 » Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến
9:29 AM
Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến
Thanh Quang, phóng viên RFA
2009-05-29
Tổ
chức Ân xá Quốc tế hôm thứ Năm 28-5 công bố một bản phúc trình liên
quan Việt Nam, lưu ý về việc chính quyền Hà Nội tiếp tục hành động đàn
áp nghiêm trọng những nhà bất đồng chính kiến trong nước.
Photo: RFA
Phúc trình của Ân Xá Quốc Tế về tình hình tại Việt Nam.
Bắt
bớ, giam cầm
Bản
phúc trình 2009 của Ân Xá
Quốc Tế (Amnesty International) trụ sở tại
Luân Đôn, Anh Quốc, mở đầu lưu
ý về tình trạng đàn áp những nhà bất đồng chính kiến
tiếp diễn nghiêm trọng tại Việt
Nam, khi giới cầm quyền áp dụng
những biện pháp hạn chế gắt
gao các quyền tự do căn bản về bày tỏ
cảm tưởng, hội họp
và lập hội.
Bản
phúc trình viện dẫn Hà Nội tiếp
tục bắt giữ, giam cầm
những nhà hoạt động chính trị
tích cực với cái cớ là vi phạm
an ninh quốc gia, đồng thời đàn áp, kỳ thị
tôn giáo, kể cả việc tấn
công giáo dân Thiên Chúa ở
Thái Hà chỉ vì họ biểu tình ôn hòa đòi lại
đất đai của Giáo hội.
Bản
phúc trình lưu ý rằng kể từ
khi Hà Nội bắt đầu chiến
dịch đàn áp hồi tháng 11 năm 2006 tới nay, đã có 30 nhà bất đồng chính kiến
bị ngồi tù, dù có một số khác không rõ bao nhiêu cũng tiếp tục lâm vào vòng lao lý.
Đa số
nạn nhân, theo bản phúc trình, thuộc Khối 8406 hay những
tổ chức khác đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, bị nhà nước
Việt Nam gán tội vi phạm an ninh quốc
gia để phải ngồi tù dài lâu, cộng
thêm nhiều năm quản chế.
Một
thành viên điều hành của Khối 8406, nhà bất
đồng chính kiến Phương Nam Đỗ
Nam Hải, từ Saigòn nhận xét:
“Tôi nghĩ rằng
Tổ
chức
Ân Xá Quốc Tế, trong nhiều
năm qua, đã luôn quan tâm đến vấn đề
nhân quyền, tự do, dân chủở
Việt
Nam. Và một bản phúc trình như
vậy
là điều
rất
tốt,
là sựủng
hộ
cho phong trào dân chủ Việt Nam.
Nó có tác dụng
bảo
vệ
cho những
người
đấu
tranh cho tự do, dân chủ cho Việt
Nam, và có tác dụng lên án chế
độ
độc
tài, độc
đảng,
tòan trịở
Việt
Nam hiện nay. Điều này có tác dụng
mạnh
mẽ
để
thúc đẩy
cho phong trao dân chủ Việt Nam tiến
lên.
Với
thời
thế,
nhà cầm
quyền
CSVN, thông qua bộ máy công an trị,
đã phải
có bước
lùi. Họ
không thể đàn áp được phong trào đấu
tranh cho dân chủ như trước
nữa.
Họ
không thể đàn áp được nhân dân như
trước
nữa.
Nhưng
xét về
bản
chất
thì đó vẫn là bản chất của
một
chế
độ
độc
tài, tòan trị, bản chất của
một
chế
độ
khủng
bố
và lừa
bịp
nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.Điều
này không hề thay đổi.”
Các trường hợp cụ thể
Bản
phúc trình của Hội Ân Xá Quốc Tế viện
dẫn tới những trường
hợp cụ thể - của
nhà dân chủ Trương Quốc Huy vốn
bị án tù 6 năm và 3 năm
quản chế vì công khai ủng hộ Khối
8406 và thảo luận tích cực về tình hình chính trị
Việt Nam; của hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến
và Nguyễn Văn Hải bị án tù vì có hành động
gọi là “lạm dụng tự
do dân chủ để vi phạm lợi
ích nhà nước”, sau khi 2
nhà báo này phanh phui vụ
tham nhũng nghiêm trọng
PMU18.
Bản
phúc trình cũng không quên đề
cập tới những văn, thi sĩ, những
người viết nhật ký trên mạng,
như trường hợp Điếu
Cày Nguyễn Hòang Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, vì chỉ trích hành động xăm lược bành trướng của Trung Quốc,
vì bênh vực cho nhân quyền mà bị tù tội
với những tội danh vô lý.
Liên quan tự
do hội họp mang tính chất tôn giáo, bản phúc trình viện dẫn ngay tới
vụ Thái Hà vốn bắt đầu
từ tháng 12 năm 2007, khi
ngày càng có đông đảo
giáo dân biểu tình ủng hộ quyền
sở hữu đất đai của
Giáo Hội Thiên Chúa đã bị nhà nước cưỡng
chiếm từ nhiều thập
niên về trước.
Diễn
biến đó, theo bản phúc trình, dẫn tới hành động
hù dọa, sách nhiễu nặn tay không những
của lực lượng an ninh mà cả
băng đảng do nhà nước hậu thuẫn,
khiến nhiều tín đồ bị
thương, bị kết án.
Cũng liên quan vấn
đề tôn giáo, bản phúc trình nhận xét là hiện có nhiều tín đồ của
các Giáo hội không được nhà nước công nhận tiếp tục
bị đe dọa, hành hung, bị cưỡng bách từ
bỏ Đức Tin.
Chẳng
hạn như, theo bản phúc trình, Đức Đệ Tứ
Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất, là Đại lão Hòa Thượng
Thích Huyền Quang, viên tịch hồi tháng 7 năm rồi
trong khi Ngài vẫn còn bị lệnh quản
chế của nhà nước.
Bản
phúc trình nói thêm về tù
nhân lương tâm này đã trải qua hơn 30 năm tù tội
hay bị quản chế dưới
chế độ CSVN. Còn phụ tá của Ngài, là Hòa Thượng
Thích Quảng Độ, hiện giữ
chức vụ Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện
Hóa Đạo GHPGVNTN, tiếp tục bị
quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện.
Liên quan Giáo Hội
khác, trong một cuộc phỏng vấn
mới đây của Đài ACTD, một chức sắc
Phật Giáo Hòa Hảo, ông Lê Minh Triết từ An Giang cho biết:
“Bây giờ
nói tóm lại cái lòng của tín đồ
PGHH nôn nóng, rất nôn nóng cho trường
hợp
các tín đồ PGHH bị đàn áp dã man như
thế.
Bao giờ
họ
cũng mong muốn cho có được tự do tôn giáo, tự
do đi viếng chùa, tự do đi dự
hội,
dự
lễ
của
PGHH. Nhưng họ bị đàn áp như
thế
thì hành động này bị công luận
PGHH lên án kịch liệt. Tức là người
ta không đồng ý với việc làm của
giới
cầm
quyền”.
Trong khi đó, bản
phúc trình cũng nhấn mạnh tới tình trạng
Việt Nam đàn áp, sách nhiễu, cư xử
tệ bạc với người
Thượng Tây Nguyên, khiến hàng trăm dân tộc thiểu số
này đã phải chạy sang xứ láng giềng Campuchia để lánh nạn khủng
bố, và xin Cao Ủy Tỵ Nạn
ở Phnom Pênh che chở.
Sau cùng, liên quan án tử
hình, theo nhận xét của bản phúc trình Hội
Ân Xá Quốc Tế, trong khi Bộ Tư Pháp Việt
Nam hồi tháng 11
năm qua đề nghị bổ sung bộ
luật hình sự để giảm
số trường hợp tử
tội từ 29 xuống 12 người,
nhưng đề nghị đó bị
Quốc Hội bác bỏ với
lý do là ngăn chận tình
trạng tội ác gia tăng.
Và bản
phúc trình trích dẫn số liệu của
giới truyền thông cho biết có ít nhất 19 tử tội
đã bị Hà Nội hành quyết, và 59 người khác bị kết án tử
hình, dù người ta tin rằng con số thực tế
còn cao hơn nhiều.