Thứ Năm, 2025-01-09, 11:20 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 31 » QUỐC HỘI CỦA AI?
10:36 PM
QUỐC HỘI CỦA AI?


Khát vọng sâu sa, thầm kín và mãnh liệt nhất của con người mọi thời, đó là được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng và thịnh vượng; quyền lực nhà nước không thuộc về một cá nhân, hay một nhóm người nào, nhưng thuộc về toàn thể nhân dân. Khát vọng  này càng cháy bỏng và thiết tha khi các tập đoàn phong kiến  ngày càng tỏ ra chuyên quyền, độc đoán, và hà khắc. Nảy sinh từ khát vọng này, một lý thuyết về việc phân chia quyền lực đã ra đời.

Aristote (384-322 tcn), nhà triết học Hy Lạp cổ đại, được biết đến là người đầu tiên có tư tưởng về phân chia quyền lực. Theo ông thì bất kỳ một nhà nước nào cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc sau đây: cơ quan lập pháp, cơ quan thực thi pháp luật, và các tòa án. Tuy nhiên, Aristote mới chỉ dừng lại ở việc phân biệt các hoạt động của nhà nước, chứ chưa nêu ra được phương thức vận hành cũng như mối tương quan của các cơ quan này.

Mãi đến thế kỷ 17, tư tưởng về phân quyền mới được John Locke (1632-1704), một triết gia người Anh, xây dựng thành hệ thống . Theo ông “chỉ có thể có một quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp, còn tất cả các quyền lực khác thì là, và phải là, những cái phụ thuộc vào nó”. Như vậy thì quyền lực nhà nước phải gồm các thành phần sau: lập pháp, hành pháp và liên minh.

Kế thừa học thuyết trên của John Locke, Montesquieu (1689 – 1775) đã phát triển nó thành một học thuyết mang tính toàn diện hôn. Theo ông: “Trong bất cứ quốc gia nào cũng đều có ba thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp, và quyền thi hành những điều trong luật dân sự”. Và khi nào “quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên Lão, thì sẽ không có gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết."

Sau Montesquieu, J.J. Rousseau (1712 – 1778) đã chủ trương nêu cao tinh thần tập quyền: tất cả quyền lực nằm trong tay cơ quan quyền lực tối cao tức là toàn thể người dân trong cộng đồng xã hội. Ông khẳng định rằng “những bộ phận quyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao” và “mỗi bộ phận chỉ thực hiện ý chí tối cao đó” mà thôi.

Cốt lõi của học thuyết này là mô hình quản trị đất nước dựa trên nguyên tắc: tam quyền phân lập, gồm ba cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan này độc lập, và theo dõi lẫn nhau, làm cho không cơ quan nào đứng ngoài pháp luật, hoặc đứng trên pháp luật. Cơ quan này làm đối trọng của cơ quan kia.

Các dân tộc tiến bộ dân chủ trên thế giới đã áp dụng mô hình này vào thực tiễn xã hội, mặc dù mức độ, cũng như cách thức áp dụng có khác nhau nhưng đều dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập ấy.

Ở Việt Nam, đảng cộng sản không áp dụng học thuyết tam quyền phân lập nói trên nhưng thực hiện cơ chế quyền lực tập trung, để xây dựng nhà nước  XHCN, trong đó ĐCSVN giữ “vai trò lãnh đạo trực tiếp và toàn diện bằng cách bổ nhiệm, bố trí Đảng viên giữ các chức vụ chủ chốt, lãnh đạo trong chính phủ, trong lực lượng an ninh và quân đội, trong Mặt trận Tổ quốc, trong Quốc hội, trong tòa án và trong Viện kiểm sát”. Với cách xây dựng Nhà Nước như vậy thì mọi quyền lực đều tập trung trong tay ĐCSVN, trong đó Bộ chính trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất, hiện nay gồm có 15 thành viên. Tuy nhiên, để lừa bịp thế giới và để chứng tỏ rằng đất nước mình cũng có một nền dân chủ như ai, ĐCSVN đã chế tác ra ba cơ quan có đặc điểm và mô hình giống như mô hình tam quyền phân lập, gồm: Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp.

ĐcsVN cũng rêu rao với mọi người rằng, cơ quan lập pháp hay còn gọi là Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất cho nguyện vọng ý chí của người dân, là cơ quan có quyền lực nhà nước cao nhất với ba chức năng chính: lập pháp, giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (xem  Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 ngày 25/12/2001).

Để đánh lừa cho người khác nghĩ rằng, Quốc hội thực sự là cơ quan đại diện cao nhất cho nguyện vọng ý chí của người dân, thì ĐcsVN đã cho viết trong Điều 43, Luật tổ chức Quốc hội rằng: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội”. Rồi trong Điều 6 Hiến pháp của Nước CHXHCNVN, ñcsVN đã cho viết: “Nhân dân làm chủ nhà nước bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.

Tuy nhiên, nếu Quốc Hội của nước CHXHCNVN được hiểu đúng theo từng chữ bởi những gì đcsVN viết, thì cô quan này cần có tối thiểu các yếu tố sau:

  • Đại biểu của cơ quan này phải được chính người dân chọn lựa thông qua các cuộc bỏ phiếu dân chủ và minh bạch. Vì ở Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất, đó là ĐCS, nên số đại biểu không phải là đảng viên ĐCS tối thiểu phải lớn hơn 51% trong tổng số đại biểu.
  • Các vị đại biểu Quốc hội không được phép tham gia vào các cơ quan hành pháp và tư pháp, để tránh trường hợp “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay “mẹ hát con khen hay”, hoặc kẻ đi thưa kiện lại chính là quan tòa v.v. (Nếu một người vừa là đại biểu vừa là Thủ tướng, vừa là chủ tịch, vừa là bí thư... thì ai giám sát ai, ai chất vấn ai? “Vai trò, vị trí của đại biểu Nhân dân tại Quốc hội, do đó, tự nó phải tách biệt ra khỏi những kiêm nhiệm khác trong hệ thống đảng hay guồng máy chính phủ, chí ít là phải tách biệt rạch ròi ngay trong những phiên họp Quốc hội.” (Đinh Tấn Lực))
  • Các vị đại biểu Quốc hội phải là những vị đại biểu chuyên trách, dành toàn bộ thời gian của mình để toàn tâm toàn lực vào thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình mà nhân dân đã phó thác cho. Hãy xem công việc hằng ngày căn bản của một Thượng Nghị Sĩ hay Dân Biểu liên bang Mỹ là: (1) họp với cử tri, cư dân để thảo luận về các vấn đề, (2) dự các buổi họp các ủy ban quốc hội, (3) họp với các viên chức nhà nước và các nhà vận động hành lang, (4) nghiên cứu và thảo luận về các dự luật, (5) làm việc với các nhóm không chính thức của các bạn đồng viện, (6) giúp cư dân giải quyết các vấn đề, (7) quản trị các văn phòng quốc hội và nhân viên, (8) gây quỹ để tranh cử kỳ sắp tới, (9) làm việc với các lãnh tụ đảng để tìm hỗ trợ cho các dự luật, (10) theo dõi xem các cơ quan hành pháp thi hành luật tới đâu, và (11) xuất hiện trước cư dân ngoài tiểu bang để trình bày các vấn đề (theo Bách Khoa Encarta).

Nhưng thực tế cho thấy, việc lựa chọn các vị đại biểu Quốc hội của Việt Nam chỉ là một trò hề, một ma thuật dân chủ có tính bịp bợm: Đảng cử-dân bầu. Người dân bị bắt buộc phải đi bỏ phiếu, và họ chỉ đi bỏ phiếu cho “xong tội” như đi trả nợ chính phủ, để khỏi bị quy kết vào thành phần chống đối, thậm chí nặng hơn là phản động, phản cách mạng v.v. (để ĐCSVN có thể nêu thành tích là hơn 99% cử tri đã tham gia bầu cử…). Một người có thể đi bỏ phiếu cho cả nhà, thậm chí cho cả khu xóm, khu phố hay cho cả cơ quan. Một cử tri nhận xét: “Đi bầu dùm là điều "tự nhiên" chẳng ai quan tâm, mà còn ủng hộ khuyến khích nữa đằng khác. Chỉ có những người không đi bầu và đi bầu trễ mới là điều đáng quan tâm. Khi đó phải báo công an khu vực, tổ trưởng tổ dân phố, người thân, hàng xóm đi nhắc nhở tận nhà hoặc gọi điện thoại... hoặc yêu cầu người nhà đi bầu dùm và thật xui xẻo nếu người đi vắng đó lại mang theo luôn thẻ cử tri”.

Tất cả người dân đều không mấy quan tâm đến việc chọn lựa ai, mà nếu phải chọn lựa thì cũng chẳng biết chọn lựa ai vì không biết các ứng cử viên là ai, làm gì, chức vụ ra sao: “phó thường dân” hay cán bộ cốt cán, bằng cấp đại học hay “học đại”, mặt dài mũi  ngắn hay mũi ngắn mặt dài…. Mà cũng chẳng cần biết, bởi dù cho mặt mũi có dài ngắn thế nào đi chăng nữa thì các ứng cử viên ấy cũng đã được ĐCSVN định đoạt, an bài, “cơ cấu” cả rồi, dưới hình thức chia theo tỷ lệ cho công nhân, nông dân, trí thức, giới tính, dân tộc v.v… Cơ cấu này phải trải qua 3 đến 4 lần hiệp thương do Mặt trận tổ quốc chủ trì. Dưới hình thức này nếu một ứng cử viên nào tự ứng cử mà không được ĐCS “duyệt” thì sẽ trở nên “lạc loài”, sau 3, 4 vòng hiệp thương thì hoàn toàn bị “đánh bật” ra ngoài. Với trường hợp này thì thầy Đỗ Việt Khoa là một ví dụ điển hình (một người rất nổi tiếng về việc chống bệnh thành tích và gian lận trong giáo dục ở Hà Tây, thầy đã nhận được 0% phiếu tín nhiệm tại nơi thầy đang công tác ở vòng hiệp thương thứ 2).

Ngoài ra, quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu không được thực hiện một cách minh bạch. Không có một cơ quan giám sát độc lập nào đứng ra giám sát, theo dõi quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu hết. Tất cả đều được thực hiện trong “nhà” của ĐCS. Như vậy, việc chọn ai, bầu ai là việc của người dân, còn ai được trúng cử là việc của ĐCS!

Kết quả của trò hề này là 444/493 (90%) đại biểu quốc hội là đảng viên ĐCS và 49/493 (10%) còn lại là những vị đại biểu ngoài Đảng nhưng biết “ngoan ngoãn” nghe theo ĐCS.

Như vậy, 100% các vị đại biểu là người “trong nhà” của ĐCS. Các vị đại biểu Quốc hội trở thành những ông/bà nghị “gật” của ĐCS. Đảng bảo gật thì các ông/bà gật. Đảng bảo dơ tay thì các ông dơ tay. Điều này chẳng có gì lạ lẫm đối với người dân caû, đến nỗi còn có câu ca dao rằng: "đảng chỉ tay, mặt trận vỗ tay, quốc hội giơ tay, nhân dân trắng tay…". Một ví dụ gần đây nhất của sự nghị gật, đó là lời phát biểu của ông Dương Trung Quốc liên quan đến vụ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Ông nghị gật Dương Trung Quốc này đã phát biểu trên báo Tuổi trẻ rằng: “Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta (Quốc hội) chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi”. Như vậy, Quốc hội chỉ còn một chức năng là làm hợp thức hóa các quyết định của ĐCS!

Như đã nói ở trên, đại biểu Quốc hội không được phép tham gia vào các cơ quan hành pháp và tư pháp. Nhưng thực tế ở Việt Nam cho thấy đại biểu Quốc hội vừa là đảng viên, vừa là thủ Tướng, vừa là Chủ tịch nước, vừa là Bí thư, vừa là Ủy viên trung ương, vừa là Chánh án, vừa là Bộ trưởng, thứ trưởng, Chủ tịch, Bí thư các tỉnh thành v.v. Yếu tố này làm cho các phiên họp chất vấn trở thành những buổi nói chuyện mang tính dàn dựng. Các buổi chất vấn chỉ là các bài diễn của các vở kịch đã được soạn sẵn sao cho được  thành thạo và điêu luyện mà thôi; người soạn kịch và đạo diễn chính là ĐCS. Vì thế, không lấy gì làm ngạc nhiên khi Quốc hội chưa họp mà đã biết kết quả rồi. Điển hình gần đây nhất, cũng liên quan đến vụ khai thác bauxite nhôm ở Tây Nguyên (ñảng và Nhà nước bảo khai thác bauxite ở Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, còn nhân nhân phản đối, nói rằng khai thác bauxite ở Tây Nguyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh, an ninh quốc gia, cuõng nhö những tác hại khôn lường và những hệ lụy của nó sau này v.v.), đó là trong khi Quốc hội chưa bàn, chưa họp nhưng ông chủ nhiệm VPQH, Trần Đình Đản, đã bu lu bu loa lên rằng: "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này.". Đôi khi ĐCS còn “lòe” thiên hạ bằng cách bố trí những buổi chất vấn thật “nảy lửa”, hoặc đôi khi trong các buổi chất vấn cũng phát sinh một số điểm không nằm trong vở kịch đã được ĐCS soạn sẵn; lẻ tẻ một số vị đại biểu nổi máu “anh hùng” phát biểu, nêu ra những vấn đề nổi cộm, chất vấn thẳng thừng chính phủ, nhưng khi kết thúc phiên chất vấn, cánh cửa Quốc hội khép lại, thì mọi sự lại đâu vào đấy, như “đá ném xuống ao bèo” vậy.

Hơn nữa, chính vì đã kiêm nhiệm các chức vụ và công việc trong bộ máy hành pháp cũng như tư pháp, các vị đại biểu Quốc hội  cố nhiên trở thành những vị đại biểu không chuyên trách. Luật tổ chức quốc hội quy định rằng: “số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách phải có ít nhất là hai mươi lăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội”. Con số 25% do luật tổ chức quy đinh mặc dù đã là quá thấp, nhưng thực tế vẫn không đạt được con số như thế. Bởi vậy, đối với các vị đại biểu, đây là công việc bán thời gian, không chuyên. Mà đã là công việc không chuyên, bán thời gian, “làm thêm”, thì không bao giờ nó được làm một cách nghiêm túc, đến nơi đến chốn cả. Không thấy có một vị đại biểu Quốc hội nào có văn phòng riêng để tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của các cử tri hết. Có chăng những cuộc tiếp xúc cử tri, thì cũng chỉ như là cưỡi ngựa xem hoa, hay đi du lịch của các vị đại biểu mà thôi, và những cử tri được tiếp xúc thì cũng là những người đã được chỉ định và dàn xếp rồi. Điều này chứng tỏ công việc của vò đại biểu Quốc hội thật là dễ dàng, dễ dàng đến mức mà người ta thường nói rằng , chỉ có việc Vỗ tay và ăn cơm thôi! Mà chỉ vỗ tay và ăn cơm thì cũng chẳng cần học hành gì, chỉ cần học cách vỗ tay theo ý ĐCS là đủ. Hãy xem trình độ của một phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội, như ông Trần Đình Long chẳng hạn, là đã biết (xin coi lá thư của ông này trả lời gởi cho 135 trí thức Việt Nam sau hai lần gửi kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.) Đọc thư phúc đáp này, người đọc không những thấy thói quan liêu, vô trách nhiệm, cẩu thả, trịch thượng của UBPLQH, mà còn thấy sự dốt nát đến nỗi nhiều người đã phải thốt lên rằng: trình độ chắc chỉ “tốt nghiệp” lớp 1 lớp 2, thậm chí tốt nghiệp loại “vớt”!

Như vậy, với tuyệt đại đa số số lượng đảng viên trong Quốc hội (mà những đại biểu này là những người đang nắm giữ các chức vụ trong cơ quan hành pháp và lập pháp và là những đại biểu không chuyên trách), thì Quốc hội chỉ là bình phong dân chủ cho ĐCSVN mà thôi, để ĐCSVN có thể duy trì được sư độc đảng, và độc quyền cai trị nhân dân một cách “hợp hiến”.

Thay vì là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thì Quốc hội lại là tay sai, là kẻ bảo kê và đồng lõa cho những hành vi thống trị độc đoán, chuyên quyền của ĐCSVN, đứng đầu là Bộ chính trị, mà Bùi Tín gọi là “15 người đang trị vì như một triều đình phong kiến thời suy đồi và tha hoá tồi tệ nhất”. Tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ, James Madison (1751-1836), đã viết: “Sự tập trung tất cả quyền lực, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp vào trong cùng một bàn tay có thể chính thức được gọi là sự bất công và bạo tàn”. Điều này đã thực tế chứng minh ở Việt Nam trong 70 năm qua.

Đại biểu Quốc hội mỗi một lần “vỗ tay” hoặc “giơ tay” là một lần tiếp tay cho “bất công và bạo tàn”; mỗi một lần “ăn cơm” là một lần ăn mồ hôi, nước mắt và xương máu của gần 87 triệu người dân. Mà các vị “ăn cơm” lại “ăn mặn” lắm. Nhân dân phải mất 350 tỷ đồng (là số tiền được trung ương quyết định cho chi phí hoạt động của bầu cử quốc hội) cộng với một khoản tiền tương đương nói trên (các địa phương sẽ trích thêm ngân sách địa phương để kỳ bầu cử lần này đạt được hình thức tốt) cho kỳ bầu cử Quốc hội khóa XII, và hằng trăm tỷ đồng mỗi năm cho các phiên họp định kỳ, bất thường, cộng với lương bổng chi phí đi lại ăn ở của 493 ông/bà nghị gật và các bộ phận liên quan.

Tóm lại, Quốc hội là công cụ, là bình phong của ĐCSVN để ĐCSVN có thể đánh lừa được nhân dân để có thể “đàng hoàng” độc trị, và đánh lừa các nước văn minh dân chủ hòng nhận được những đồng tiền viện trợ/khoản vay từ những nước văn minh này để kéo dài sự sống, để ĐCSVN được gọi là “chính” quyền có đủ “tư cách” bắt tay với các dân tộc văn minh dân chủ khác trên thế giới. Quốc hội không phải là cơ quan đại diện cho nguyện vọng, ý chí của toàn dân như hình thức mà ĐCSVN đã gán cho nó, mà trái lại, Quốc hội đã đi ngược lại với mọi nguyện vọng, ý chí của nhân dân, đã tiếp tay tiếp sức cho chế độ CSVN sống dai hơn, độc đoán hơn, tàn bạo hơn. Quốc hội là nơi tập hợp của các ông/bà nghị có cái đầu chỉ để gật, có miệng như câm, có tai như điếc, có mắt như mù lòa, nhưng lại bợ đỡ, bán miệng nuôi trôn, bán linh hồn cho ĐCSVN v.v.

Bao lâu ở Việt Nam vẫn còn có một Quốc hội với những ông/bà nghị như vậy, dân tộc Việt Nam vẫn còn lầm than, đói khổ, không có dân chủ, không ngẩng mặt lên được với thế giới bên ngoài, và ĐCSVN vẫn còn cưỡi lên đầu lên cổ nhân dân.

Vị đại biểu Quốc hội nào còn có chút liêm sỉ thì hãy bước ra khỏi cái tổ chức được gọi là “Quốc hội” ấy đi.

Trần Công Luận
Category: Chính trị | Views: 839 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0