Buồn cười !
Đất
nước và dân tộc Việt Nam có lịch sử hơn 4000 năm. Trải bao thăng trầm
của thời cuộc, dân tộc Việt Nam vẫn còn, đất nước Việt Nam vẫn còn. Bởi
thế,
- yêu nước có nghĩa là tôi yêu thiết tha cái mảnh đất mà tổ tiên tôi đã sống, lao động và chiến đấu để giữ cho tôi ;
- yêu nước là góp một ý kiến cho đất nước, dù ý kiến đó chỉ có một từ. Hội nghị Diên Hồng thời Trần nhắc nhở chúng ta điều đó. Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt sử kí toàn thư có chép : Thượng hoàng (tức Trần Thánh Tông – chú thích của người viết) triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói “đánh”, muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng”.
Vâng, yêu nước
là thế đó. Bởi vậy mới thấy thật ấu trĩ khi có thời người ta “đánh
đồng” đất nước, dân tộc với một ý thức hệ chính trị : “yêu chủ nghĩa xã
hội là yêu nước”. Rồi tại các nơi “cao sang” của cửa nhà quan, người ta
không tiếc lời tung hô : “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, muôn năm”.
Như thế có khác gì câu chúc tụng : “Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn
vạn tuế” của triều đình phong kiến thuở xưa ? Tôi buồn và tôi cười cho những cái khẩu hiệu như vậy ! Buồn,
vì đất nước và dân tộc ở đâu mà lại tung hô mỗi mình Đảng Cộng sản ?
Đảng Cộng sản trên đất nước này vỏn vẹn chỉ trên 3 triệu người, còn dân
tộc Việt Nam xấp xỉ trên dưới 90 triệu người ở khắp năm châu. Buồn cho cái vinh quang mà dân tộc, đất nước đáng phải có lại bị “một bộ phận quần chúng nhân dân” là Đảng viên tước mất ! (Đảng ta thích dùng cụm từ “một bộ phận quần chúng nhân dân” lắm, tôi mượn tạm ở đây nhé, cám ơn Đảng nhiều nhiều !) Tôi cười
vì người ta chỉ có thể vẽ những câu chúc tụng, gào những lời tung hô
nhưng không xây dựng được một đất nước Việt Nam hùng cường thật sự. Đáng buồn và cũng đáng cười. Tuổi teen (tuổi mới lớn) bây giờ chúng nó gọi chung lại là : “buồn cười” đó quý độc giả ạ !
Trên
đây là cảm xúc thật sự của tôi trong những ngày này, những ngày mà
tiếng nói xây dựng đất nước không được chân thành lắng nghe.
Làm quan chỉ để hết nhiệm kì rồi về vườn “biệt thự”, thì xin van nài các cụ, đừng làm, cho dân nước nó đỡ khổ !
Làm quan
nhưng không có trình độ để đưa ra những quyết sách đúng dắn nhằm phát
triển đất nước, thì xin van nài các cụ, đừng làm, cho dân nước nó đỡ
tụt hậu !
Làm quan mà chỉ biết đặt bút kí, bất
chấp các cảnh báo về những hậu quả lâu dài của sự việc, thì xin van nài
các cụ, đừng làm, cho con cháu của dân nước chúng tôi còn sống với.
Van nài như thế đã đủ chưa nhỉ ? Chắc là không ? Bởi quan vẫn cứ là quan và muốn làm gì thì làm ! Lịch sử sẽ phán xét những vị quan hôm nay.
Nhưng không biết các vị ấy có đủ “tầm” để “nhìn” tới không, hay vẫn cứ
ngang như cua “lúc đó ta chết quách nó rồi, còn đâu mà bình phẩm với
nhận xét” ! Mong rằng đất nước Việt Nam ta không có những “ông quan” có
“bộ não đậu bắp” như thế ! Và tôi chợt nhớ thành ngữ của tuổi teen :
“Hên xui, ai biết được !”.
Vài lời với quý độc giả và ban biên tập trang web :
- Thưa quý độc giả, sau bài viết này, tôi gửi đến quý vị một số đường link về nhân vật Nguyễn Trường Tộ.
Không phải vì ông là người Công giáo mà giới Công giáo chúng tôi “xông
hương, đánh bóng” nhưng vì ông là một người Việt Nam, đã sống trên đất
nước Việt Nam này, và đã lên tiếng một cách không mệt mỏi với mong muốn
đất nước có những cải cách triệt để. Nhắc tới ông trong thời điểm này,
như một sự đồng tình và ủng hộ sâu sắc mà tôi gửi tới các trí thức đã
gửi bản kiến nghị trong vụ bauxite. Mong sao bi kịch ngày trước của
Nguyễn Trường Tộ sẽ không lặp lại lần nữa. Xin kính chào và chúc sức
khoẻ quý độc giả, cách đặt biệt quý trí thức “Made in Vietnam” (tôi dùng cụm từ này hoàn toàn với ý kính trọng và tự hào).
-
Thưa Ban biên tập, trước thực trạng người Việt Nam ngày càng không biết
gì về lịch sử Việt Nam, nên chăng, thi thoảng, ban biên tập cũng tìm
vài gương danh nhân trong lịch sử nước Việt để giới thiệu cùng bạn đọc,
với tinh thần “ôn cố tri tân”. Vì như có lần quý web đưa tin, con em
chúng ta ngày nay được “nhồi sọ” từ bé về “tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” trong khi chẳng thấy dạy bao nhiêu về các bậc tiền nhân đã dày
công xây dựng và gìn giữ nước non này. Lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc
đâu có thiếu anh hùng, hào kiệt, danh nhân văn hoá, sao lại quá đề cao
dẫn tới việc bắt ép con trẻ học có mỗi gương một con người “hành tung
mập mờ” như vậy ? Kính mong quý web tìm ra một phương cách hữu hiệu
nhằm giúp “dân ta được biết sử ta”, để nhờ đó, bạn đọc gần xa, nhất là
các bạn trẻ, có một cái nhìn toàn diện và đúng đắn về lịch sử Việt Nam,
cũng như hiểu cho đúng nghĩa : “Thế nào yêu nước ?”. Xin kính chào và
xin chân thành cám ơn.
Một số bài viết về Nguyễn Trường Tộ :
http://congan.com.vn:3333/home/vi_binh_yen_cuoc_song/2008/12/20081212.62810.html
http://www.nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/4/ContentID/56135/Default.aspx
http://www.laodong.com.vn/Home/Lay-long-va-dung-suc/200710/59487.laodong
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Thuc-hoc/40021105/157/
Phi An