Main » 2009 » Tháng Sáu » 2 » Các nước viện trợ yêu cầu Việt Nam thẳng tay với tham nhũng
6:50 AM Các nước viện trợ yêu cầu Việt Nam thẳng tay với tham nhũng |
DCVOnline – Tin ngắn (DPA)
Hà Nội - Việt Nam đã cải cách luật chống tham nhũng, nhưng trên
thực tế không mang lại nhiều hiệu qủa trong việc đánh thẳng tay người
tham nhũng qua hệ thống luật pháp hay báo chí của Việt Nam hiện nay,
giới ngoại giao ngoại quốc nói với viên chức nhà nước Việt Nam như thế
hôm thứ Sáu ngày 29 tháng Năm.
Đại sứ và đại diện các tổ chức viện trợ quốc tế nói với thanh tra của
nhà nước Việt Nam ở buổi họp bán niên về tham nhũng ở Hà Nội rằng, để
chấm dứt tình trạng phi pháp đang tràn lan trên cả nước như hiện nay,
nó đòi hỏi một sự minh bạch, cải cách phương cách đấu thầu và tự do
thông tin cho các phóng viên, nhà báo và những tổ chức dân quyền được
nới rộng ra để họ có thể tố cáo người vi phạm.
“Cần nhấn mạnh vào sự áp dụng và thi hành luật chống tham nhũng hiện
đang có, và cần đề cập đến vai trò của một xã hội biết tôn trọng dân
quyền, vai trò của báo chí và vai trò của công luận trong trận chiến
chống tham nhũng này,” Đại sứ Thụy Điển ông Rolf Bergman nói.
“Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, những biện pháp chống tham nhũng vẫn không mấy hiệu qủa,” thanh tra chống tham nhũng của Việt Nam ông Lê Văn Lân nói.
Mối quan tâm của các nước viện trợ cho Việt Nam đã trở nên sâu sắc kể
từ khi hai nhà báo phanh phui vụ tham nhũng PM18 đầy tai tiếng ở Bộ
Giao thông bị bắt vào tháng Năm năm ngoái.
Hôm tháng Mười Hai, Nhật Bản đã ngưng tất cả viện trợ cho Việt Nam
trong một thời gian vì vụ tai tiếng của công ty PCI. Thành viên Ban
Quản trị của hãng Pacific Consultants Internation (PCI) thừa nhận là họ
đã đút lót cho Giám đốc đại diện Bộ Giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh
một số tiền 800.000 đô-la để được trúng thầu xây dựng xa lộ (Đông-Tây)
ở thành phố này.
| Công trình cầu Phú Đông được xây dựng ở Việt Nam qua công ty cố vấn PCI trong năm 2005. Nguồn: pci.co.th
|
Cuộc hội thảo về tham nhũng hôm thứ Sáu rồi chủ yếu nhắm vào ngành xây
dựng, là ngành vốn dễ bị tham nhũng nhất. Viên chức nhà nước Việt Nam
đã trình bày chi tiết một loạt vấn đề trong lãnh vực xây dựng này.
Ông Phạm Văn Khánh, Giám đốc Thanh tra Nhà nước nói rằng những cuộc
điều tra từ năm 2005 cho đến 2007 đã phát hiện 28 trường hợp nhà thầu
đã được trả cho những công trình ma, hay được trả gấp đôi cho công việc
họ làm. Ông Khánh cho hay số tiền thất thoát lên gần tới 100 triệu
đô-la, trong đó nhà nước đã thu hồi được chỉ dưới một nữa.
Ông Khánh và những viên chức nhà nước khác nói rằng những công trình
xây dựng thường được trao cho những công ty lớn, là những công ty đấu
thầu với gía không thực, rồi quay lại chia việc cho những công ty nhỏ
hơn và sự thường những công ty nhỏ này không có năng lực thực hiện công
việc thầu một cách hiệu qủa.
Ngân hàng Thế giới và viên chức Việt Nam tập chú vào những biện pháp
quản trị, chẳng hạn như phải bạch hóa dữ kiện công trình cho công chúng
biết và trả lương cho cán bộ công nhân viên cao hơn để bảo đảm họ không
“nhúng tay vào chàm”. Phía Việt Nam đã đưa ra một loạt nghị định và
luật lệ được chấp nhận trong những năm gần đây nhằm phối hợp nhịp nhàng
hơn luật chống tham nhũng.
Nhưng Đại sứ Đan Mạch ông Peter Hansen trình bày một bản nghiên cứu và
đưa ra những bài báo nói về vụ án tham nhũng trong giới truyền thông
Việt Nam, lên cao điểm qua vụ PMU-18 trong đầu năm 2007, và sau đó chìm
xuồng có thể nói như đã chưa có gì xảy ra sau khi hai ông nhà báo tố
cáo vụ này bị đi tù.
“Báo chí Việt Nam rõ ràng mất sự tự tin sau vụ PMU-18 này,” ông Hansen nói. “Bây
giờ qúy vị phải xây dựng lại niềm tự tin của họ để nhà báo có thể tường
thuật những vụ tham nhũng mà không sợ bị trả thù. Nhưng tôi nghĩ, nhà
nước Việt Nam - ở một mức độ nào đó - tối thiểu phải ý thức được rằng
báo chí có một vai trò quan trọng (trong chuyện chống tham nhũng này).
© DCVOnline
|
Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN |
Views: 810 |
Added by: danchu
| Rating: 0.0/0 |
|
Statistics
Đang online: 21 Khách: 21 Thành Viên: 0
|