Thứ Sáu, 2024-11-22, 5:20 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 2 » Các phong trào tưởng niệm biến cố Thiên An Môn
11:19 AM
Các phong trào tưởng niệm biến cố Thiên An Môn

Ngô Văn



Trong suốt 19 năm qua, cứ gần đến ngày 4 tháng 6 là chính quyền Bắc Kinh ăn ngủ không yên. Họ bắt giữ người này, bao vây chỗ nọ, dập tắt ngay bất cứ những biểu hiện nào khiến người ta gợi nhớ lại biến cố và cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn 20 năm trước đây.

Từ cả tháng trước, ngày 4 tháng 6, Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh đã được lực lượng an ninh thay phiên nhau canh gác suốt ngày đêm. Bất cứ ai bước vào khu vực này đều không thoát khỏi ánh mắt theo dõi của công an. Hễ ba người trở lên đi chung với nhau là bị công an chặn đường xét giấy tờ ngay. Nhiều người đã bị bắt chỉ vì biểu lộ sự bất mãn về thái độ hung hãn, cùng với những lời lẽ nạt nộ, quy chụp của công an .

Có lẽ nhà cầm quyền Bắc Kinh hy vọng rằng, với thời gian lẫn sự cấm đoán nghiêm ngặt, người dân Trung Quốc sẽ quên dần, rồi chẳng mấy ai muốn nhắc và nhớ lại biến cố này nữa. Và khi mà người dân Trung Quốc không còn đề cập đến, thì dư luận thế giới cũng sẽ cho nó đi vào quên lãng.

Hai mươi năm qua, Bắc Kinh đã không đạt được hy vọng này. Hàng năm người dân Hoa lục vẫn tổ chức lễ truy điệu các nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn dưới nhiều hình thức. Cho dù bị bắt bớ, đàn áp hay trù dập. Một trong những tổ chức kiên trì nhất, có thể nói là “Hội Những Người Mẹ Thiên An Môn”. Tính đến nay, hội này quy tụ được khoảng 130 bà mẹ có con bị bắn chết một cách tức tưởi tại quảng trường Thiên An Môn vào rạng sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989. Các bà mẹ này thường xuyên thu thập thêm danh sách những người bị sát hại trong biến cố đó. Hàng năm họ tổ chức lễ truy điệu, yêu cầu nhà nước cộng sản Trung Quốc sớm công khai nhận lỗi, để phục hồi danh dự cho tất cả các nạn nhân; vì họ là những người muốn Trung Quốc có tự do, dân chủ, chứ không phải là thành phần phản động như lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc gán ghép. Tuy Hội này hoạt động theo đường lối ôn hòa, bất bạo động, nhưng vì công khai nên nhiều người bị chế độ đàn áp, trù dập kể cả bắt giam. Thế nhưng, họ không sờn lòng, và quyết định năm nay vẫn đến quảng trường Thiên An Môn đặt vòng hoa tưởng niệm, cho dù bị nhà nước ngăn cấm.

Một hoạt động khác khiến Bắc Kinh rất lo ngại, nhưng chẳng thể nào đối phó được. Đó là phong trào mặc áo trắng trong ngày 4 tháng 6, để vừa bày tỏ lòng thương tiếc đối với những người thiệt mạng, vừa ngầm phản kháng nhà cầm quyền. Phong trào này được các nhà tranh đấu cho dân chủ Trung Quốc phát động. Một trong những người này là ông Hồ Bình cho biết, sau biến cố Thiên An Môn, nhiều người đã bày tỏ thái độ phản kháng. Tuy nhiên, vì sự đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền, nên dân chúng đã không dám bày tỏ một cách công khai. Phong trào mặc áo trắng là một trong nhiều phương cách để người dân công khai bày tỏ thái độ mà không gặp mối nguy bị đàn áp. Tức là vẫn đấu tranh công khai, nhưng nhà cầm quyền không có lý cớ để đàn áp, và như thế giảm thiểu được thiệt hại. Phong trào mặc áo trắng được khởi xướng từ năm 1990, cùng với việc kêu gọi người dân đến quảng trường Thiên An Môn tản bộ vào ngày 4 tháng 6. Nhưng lúc đó chưa có internet, thông tin lại bị bưng bít, nên việc kêu gọi đồng loạt không thực hiện được.

Năm nay, với sự xuất hiện của quyển hồi ký “Tù Nhân của Nhà Nước” (Prisoner of the State) mới đây, Bắc Kinh bắt đầu phải trả giá nhiều hơn cho những dối gạt của họ xung quanh biến cố Thiên An Môn suốt 20 năm qua.

Lúc biến cố Thiên An Môn xảy ra, ông Triệu Tử Dương là Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc. Hồi đó ông Triệu được nhiều người dân Trung Quốc ví như Mikhail Gorbachev của Liên Xô. Ông Triệu đã đích thân đến tiếp xúc với những người đang biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn và ủng hộ những đòi hỏi chính đáng của họ. Cuốn hồi ký viết lại những lời của chính ông Triệu Tử Dương ghi âm trước khi qua đời, cho thấy các sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn là do thiện ý. Họ chỉ muốn đảng Cộng Sản sửa đổi, chứ không hề có ý định lật đổ chính quyền. Chính vì vậy mà cố tổng bí thư Triệu Tử Dương đã chống lại chủ trương dùng bạo lực để giải tán cuộc biểu tình. Ông không muốn trở thành người Tổng bí thư nổ súng giết dân. Thế nhưng, Ông Đặng Tiểu Bình và Thủ tướng Lý Bằng lúc đó đã không đồng ý, và ban hành lệnh giới nghiêm toàn thủ đô Bắc Kinh vào ngày 20/05/1989. Rồi khuya ngày 3 rạng ngày 4 tháng 6 năm 1989, điều động quân đội, xe tăng đến đàn áp.

Biến cố Thiên An Môn đã làm cho lòng dân Trung Quốc ly tán. Thành phần thanh niên sinh viên và tầng lớp trí thức thì thất vọng về tương lai của Trung Quốc dưới thể chế độc tài đảng trị. Sự dửng dưng trước mọi chuyện của phần đông dân chúng khiến xã hội mất đi sức sống. Để hóa giải tình trạng này, đảng CSTQ phát động phong trào đề cao sự đoàn kết dân tộc, khuyến khích sinh viên, học sinh nên chăm chỉ học hành để làm giàu . Đồng thời hứa sẽ dần dần cải cách về mặt chính trị theo đường lối dân chủ tập trung. Thực tế cho thấy luận điệu ru ngủ này chẳng mấy có hiệu quả, phong trào dân chủ ở Trung quốc vẫn dần dần thăng tiến. Những người trẻ dấn thân đấu tranh sau này đều lấy biến cố Thiên An Môn làm mốc thời gian. Chính vì vậy mà đảng CSTQ luôn bị ám ảnh bởi biến cố này, coi đây là điều tối kỵ không muốn nhắc đến nữa. Do dó, nếu chẳng đặng đừng phải nhắc đến, thì họ cũng tìm cách bẻ cong sự thật. Nhưng đây chỉ là cách mua thời gian của Bắc Kinh, và cái vốn để mua này sẽ ngày càng cạn kiệt, khi mà bức màn bưng bít của Trung Quốc (cũng như các chế độ độc tài khác) ngày càng bị sự tiến bộ của truyền thông phá vỡ.

Nguồn: Việt Tân

Xem thêm: Hình ảnh về Biến cố Thiên An Môn
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 918 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 17
Khách: 17
Thành Viên: 0