BBC
Việt Nam là một trong sáu nước tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa
Tin
cho hay Malaysia và Việt Nam vừa thống nhất nộp lên Liên Hiệp
Quốc một thỏa thuận chung về giới hạn thềm lục địa tại Biển
Đông mà hai nước này đã đạt được theo Công ước LHQ về Luật
biển (UNCLOS).
Tháng trước, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia.
Đại
diện Thường trực của Trung Quốc tại LHQ đã gửi công hàm tới
cho Tổng thư ký Ban Ki-moon, yêu cầu Ủy ban Ranh giới Thềm lục
địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS) của
LHQ "không xem xét" hồ sơ của Malaysia và Việt Nam.
Nay
với việc Việt Nam và Malaysia nộp thỏa thuận chung, các tuyên
bố chủ quyền về thềm lục địa của hai nước sẽ được mang ra
giải quyết theo luật pháp quốc tế.
Thủ
tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak đã cho giới nhà báo biết
chi tiết trên sau cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyến Tấn
Dũng hôm thứ Hai bên lề cuộc gặp Asean-Hàn Quốc tại đảo Jeju.
Trước
đó một ngày, trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La về
an ninh châu Á-Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
Phùng Quang Thanh cho hay các nước liên quan trong vấn đề chủ
quyền tại khu vực Biển Đông đang thảo luận để nâng Quy tắc Ứng
xử Biển Đông 2002 thành luật nhằm giải quyết lâu dài các tranh
chấp tại đây.
Có thể thấy rằng Việt
Nam và các nước nhỏ ở Asean đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp
quốc tế cho các vấn đề phức tạp mà 'lịch sử để lại'.
Hợp tác chung
Thủ
tướng Najib nói việc hai nước đạt thỏa thuận về các tuyên bố
có phần chồng lấn cho thấy thành công của quan hệ song phương.
"Chúng
tôi muốn dùng luật pháp quốc tế để giải quyết vấn đề. Chúng
tôi hiểu là Trung Quốc hay Philippines có thể có ý kiến khác,
nhưng các khác biệt đều có thể thảo luận và giải quyết theo
các nguyên tắc và cơ chế của luật hàng hải quốc tế."
Chúng
tôi muốn dùng luật pháp quốc tế để giải quyết vấn đề. Chúng
tôi hiểu là Trung Quốc hay Philippines có thể có ý kiến khác,
nhưng các khác biệt đều có thể thảo luận và giải quyết theo
các nguyên tắc và cơ chế của luật hàng hải quốc tế.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak
Ông thủ tướng Malaysia cũng tỏ hy vọng việc làm nay không ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc.
Malaysia,
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines và Brunei là các
nước cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, khu vực được cho
là giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược vô cùng quan
trọng.
Theo UNCLOS, mỗi nước ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước đó.
UNCLOS
cũng quy định là nếu thềm lục địa của nước ven biển kéo dài ra xa hơn
200 hải lý thì nước đó có đặc quyền khai thác tài nguyên dưới đáy biển
trong một vùng bên ngoài 200 hải lý gọi là thềm lục địa mở rộng.
Phạm
vi thềm lục địa mở rộng mà các nước đăng ký không khỏi có
chỗ chồng lấn, phát sinh bất đồng và tranh chấp.
Hoa Kỳ 'không can dự'
Trong
khi đó, có tin Hoa Kỳ từ chối không can dự vào các rắc rối
liên quan tới chủ quyền tại Biển Đông của các nước trong khu
vực nhưng bày tỏ hy vọng rằng chủ đề này sẽ được giải quyết
một cách hòa bình.
Tờ Philippine
Daily Inquirer cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates,
người hiện đang có mặt tại Philippines để bàn với lãnh đạo
sở tại về quan hệ quốc phòng song phương, tuyên bố Hoa Kỳ
"không có quan điểm gì về các tuyên bố chủ quyền" của các
nước.
Ông Gates được trích lời nói:
"Chúng tôi luôn mong muốn các bên liên quan giải quyết các vấn
đề một cách rõ ràng và hòa bình".
Ông
bộ trưởng, người từng giữ chức giám đốc Cơ quan Tình báo
Trung ương Mỹ, tới Philippines với một đoàn tùy tùng hùng hậu
gồm tới 40 quan chức quốc phòng.
Trước đó ông đã tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
̣Đường
đỏ là vùng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; Đường xanh là các
khu vực kinh tế EEZ theo Công ước LHQ về Luật biển; Các đảo
xám là nơi có tranh chấp.
|