Thiện Giao, phóng viên RFA, Bangkok
2009-06-02
Một số tờ báo tại Việt Nam gần đây đề cập đến hiện tượng Chính Phủ thất bại trong việc bán đấu giá công trái phiếu.
AFP PHOTO
Các
nhân viên làm việc trên máy tính trong khi các nhà đầu tư nhìn bảng giá
trên màn hình rộng tại sàn giao dịch chứng khoán ở Sài Gòn
Lãi xuất không hấp dẫn tỷ giá tiền đồng không an toàn
Lý do được nêu ra là vì lãi suất mà
Chính Phủ đề xuất không đủ hấp dẫn đối với người mua. Giới quan sát cho rằng
lãi suất chỉ là một yếu tố trong rất nhiều vấn đề hiện nay tại Việt Nam; chẳng hạn sự mất giá của tiền đồng, khả
năng phá giá đồng bạc, sự tồn tại của một số kênh đầu tư khác như vàng, đô la,
và đặc biệt là khả năng tái xuất hiện của lạm phát.
Lãi suất mà
Chính Phủ đề xuất không đủ hấp dẫn đối với người mua. Giới quan sát cho rằng
lãi suất chỉ là một yếu tố trong rất nhiều vấn đề hiện nay tại Việt Nam; chẳng hạn sự mất giá của tiền đồng, khả
năng phá giá đồng bạc
Chuyên viên tài chánh Bùi Kiến Thành đề
cập đến các vấn đề này trong cuộc phỏng vấn sau đây với biên tập viên Thiện
Giao của Đài chúng tôi. Trước hết, xin bắt đầu với nhận định của ông Bùi Kiến
Thành.
Bùi Kiến Thành: Ngoài vấn đề
lãi suất, còn vấn đề tỷ giá của tiền đồng. Những ai có tiền nhàn rỗi để mua
trái phiếu Nhà Nước với thời hạn dài thì e ngại đồng bạc phá giá. Thay vì mua
trái phiếu Nhà Nước thì họ có thể mua vàng hay đô la để tránh chuyện phá giá đồng
bạc.
Thiện Giao: Ông vừa nhắc đến
khó khăn liên quan đến tỷ giá hối đoái. Thời gian vừa qua, tiền đồng mất giá
nhiều. Vấn đề này khó giải quyết đến mức nào?
Bùi Kiến Thành: Rất khó giải
quyết!
Hiện khả năng Việt Nam bị lạm phát bắt đầu
nổi cộm rất nhiều.
Thứ nhất, Việt Nam nới rộng chính sách
tín dụng, đẩy ra thị trường hàng 6, 7, 8 trăm ngàn tỷ đồng từ hai gói kích cầu
của Chính Phủ.
Ngoài vấn đề
lãi suất, còn vấn đề tỷ giá của tiền đồng. Những ai có tiền nhàn rỗi để mua
trái phiếu Nhà Nước với thời hạn dài thì e ngại đồng bạc phá giá. Thay vì mua
trái phiếu Nhà Nước thì họ có thể mua vàng hay đô la để tránh chuyện phá giá đồng
bạc.
Ông Bùi Kiến
Thành
Gói thứ nhất 17 ngàn tỷ đồng, tạo ra khối
tín dụng 600 ngàn tỷ đồng. Gói thứ hai 20 ngàn tỷ đồng, bù lãi suất 4% trong 2
năm, tức là tạo ra khối tín dụng 250 ngàn tỷ đồng nữa. Tổng số dư nợ, tính tổng
cộng, tăng 78, 79%. Như vậy là rất khó tránh lạm phát.
Vấn đề thứ hai là ngân sách.
Thâm hụt ngân sách hiện nay là 5%, đã
cao rồi. Nay còn chi thêm ra nữa, xin Quốc Hội tăng tỷ lệ thiếu hụt ngân sách
8,5%. Nhưng tỷ lệ này cũng chưa phải là con số cuối cùng. Tức là con số 8,5%
này Chính Phủ chưa tính đến 2 gói kích cầu 37 ngàn tỷ đồng vừa đề cập. Nếu xét
tất cả, thâm hụt ngân sách là trên 10%, rất cao với độ nguy hiểm rất lớn.
Hai yếu tố này hợp lại khiến việc kiểm
soát lạm phát trong thời gian tới trở nên rất khó khăn.
Thâm hụt ngân sách hiện nay là 5%, đã
cao rồi. Nay còn chi thêm ra nữa, xin Quốc Hội tăng tỷ lệ thiếu hụt ngân sách
8,5%. Nhưng tỷ lệ này cũng chưa phải là con số cuối cùng. Tức là con số 8,5%
này Chính Phủ chưa tính đến 2 gói kích cầu 37 ngàn tỷ đồng vừa đề cập.
Ông Bùi Kiến
Thành
Năm lần đấu thầu trái phiếu đều thất bại
Không ai có tiền lại chịu bỏ ra mua trái
phiếu với lãi suất mà Chính Phủ chào mời cả.
Thiện Giao: Quý vị đang
theo dõi các ý kiến của chuyên viên tài chánh Bùi Kiến Thành liên quan đến hiện
tượng Việt Nam liên tục thất bại trong các chương trình bán công trái phiếu
trong thời gian gần đây.
Thống kê của VietNamNet gần đây cho thấy,
từ đầu năm đến nay, Kho Bạc Nhà Nước đa số thất bại trong 5 lần đấu thầu trái
phiếu; Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội 4 lần đấu thầu nhưng đều thất bại; Ngân Hàng
Phát Triển 3 lần đấu thầu cũng thất bại. Gần nhất, ngày 29 tháng Năm vừa qua,
“không một đồng trái phiếu nào được bán ra trong phiên đấu thầu trái phiếu kỳ hạn
10 năm.”
Trong phần nội dung vừa đề cập, chuyên
gia Bùi Kiến Thành nói rằng việc mở rộng tín dụng và tình trạng thâm hụt ngân
sách khiến lạm phát trở nên khó kiểm soát, đưa đến khó khăn trong việc phát
hành trái phiếu Chính Phủ. Mời quý vị theo dõi tiếp cuộc phỏng vấn sau đây, với
câu hỏi là: không bán được trái phiếu, Việt Nam sẽ phải đối phó ra sao?
Tức là dự trữ ngoại hối
được vận dụng để tài trợ các chương trình kích cầu. Mà Nhà Nước giải trình với
Quốc Hội, rằng đây không phải ngân sách mà là vấn đề sử dụng ngoại hối. Việc
này rất nguy hiểm.
Ông Bùi Kiến
Thành
Vận
dụng dự trữ ngoại hối?
Ông Bùi Kiến Thành nhận định:
Bùi Kiến Thành: Ông vừa đưa ra một
khả năng khác, rất nguy hiểm. Ví dụ 2 gói kích cầu mà ngân sách không đủ tài trợ,
thì Nhà Nước lại vận dụng dự trữ ngoại hối 2 tỷ đô la. Tức là dự trữ ngoại hối
được vận dụng để tài trợ các chương trình kích cầu. Mà Nhà Nước giải trình với
Quốc Hội, rằng đây không phải ngân sách mà là vấn đề sử dụng ngoại hối. Việc
này rất nguy hiểm.
Thứ nhất, tôi chưa thấy cơ sở luật pháp
cho Chính Phủ sử dụng dự trữ ngoại hối trong vấn đề mà người ta gọi là
“quasi-ngân sách.” Đây là chuyện dùng công quỹ để bù lãi suất cho doanh nghiệp.
Nếu Nhà Nước không bán được trái phiếu, lại thiếu tiền, thì Nhà Nước có 2 giải
pháp. Thứ nhất là quay trở lại dùng dự trữ ngoại hối, và hai là yêu cầu Ngân
Hàng Nhà Nước mua trái phiếu Chính Phủ. Làm như thế này là “tiền tệ hóa vấn đề
trái phiếu.”
Nếu Nhà Nước không bán được trái phiếu, lại thiếu tiền, thì Nhà Nước có 2 giải
pháp. Thứ nhất là quay trở lại dùng dự trữ ngoại hối, và hai là yêu cầu Ngân
Hàng Nhà Nước mua trái phiếu Chính Phủ. Làm như thế này là “tiền tệ hóa vấn đề
trái phiếu.”
Ông Bùi Kiến
Thành
Phương cách này nhiều Chính Phủ vẫn dùng
khi lâm vào bế tắc. Tại Mỹ cũng vậy, nếu bán không được trái phiếu, Fed cũng
mua. Điều này tạo nên áp lực lạm phát nguy hiểm do sự “tiền tệ hóa vấn đề thâm
hụt ngân sách.” Đây là nguy cơ rất trầm trọng.
Thiện Giao: Quỹ Dự Trữ Liên
Bang có những độc lập cần thiết với chính phủ Hoa Kỳ. Trong trường hợp Việt
Nam, để tránh việc tiền tệ hóa ngân sách đang bị thâm hụt, tính độc lập của
Ngân Hàng Nhà Nước nên được đặt lại như thế nào?
Bùi Kiến Thành: Ngân Hàng Trung
Ương nên có chế độ độc lập hơn thay vì cơ chế “ngang bộ” và chịu sự quản lý của
Chính Phủ. Như vậy là Ngân Hàng thiếu sự độc lập với Chính Phủ.
Đây là vấn đề mà Quốc Hội sẽ phải suy
nghĩ.
Hiện thì đang có dự luật cơ cấu lại quyền
hạn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Thiện Giao: Xin cảm ơn thời
gian và các ý kiến của ông.
|