Ian Storey, viết riêng cho The Straits Times
26.5.2009
Để
kỷ niệm năm thứ 60 về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và
Trung Quốc, hai nước đã và đang chuẩn bị kế hoạch lấy năm 2010 là “Năm
của tình Hữu nghị”.
Thế nhưng nếu như đừng để ý gì đến những bước
phát triển trong mối quan hệ mới đây, thì tình bằng hữu chắc chắn gần
như không có được bao nhiêu.
Việt Nam và Trung Quốc đã bình
thường hóa các quan hệ vào năm 1991 sau gần hai thập kỷ đối nghịch, và
các mối quan hệ song phương đã được cải thiện kể từ đó.
Thương mại hai chiều đã và đang phát triển mạnh và Trung Quốc giờ đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Năm
1999 và 2000, hai quốc gia này đã ký các hiệp ước phân định biên giới
đất liền cũng như các đường ranh giới trên biển tại Vịnh Bắc Bộ.
Thế
nhưng bất chấp những bước tiến bộ, những mối hoài nghi lẫn nhau vẫn
khăng khăng hiện hữu. Cụ thể, Việt Nam đang lo ngại về những biểu hiện
tăng cường sức mạnh của người láng giềng khổng lồ của họ.
Trong năm nay, hai loạt biến cố đã và đang mang lại mối quan hệ khó khăn với bằng chứng thấy rõ.
Biến
cố thứ nhất có liên quan đến vai trò kinh tế của Trung Quốc tại ViệtNam
và dòng chảy tràn ngập hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vào trong nước.
Vào tháng Ba, báo chí Việt Nam cho biết rằng thâm hụt thương mại với
Trung Quốc của nước này đã lên tới mức độ ‘báo động’ là 11 tỉ đô la Mỹ,
cao gấp 57 lần so với năm 2001. Đề làm cân bằng lại tình trạng thâm hụt
thương mại đang ngày càng tăng, Hà Nội đã và đang khuyến khích các công
ty của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, song điều này không phải lúc nào
cũng chứng tỏ là được ưa chuộng.
Ví dụ khi Hà Nội tặng một hợp
đồng lớn cho một doanh nghiệp Trung Quốc để khai thác mỏ ô xít nhôm ở
Cao nguyên Trung phần, họ đã làm dấy lên một dòng thác lũ những chỉ
trích rằng dự án này sẽ huỷ hoại môi trường tại địa phương, chiếm chỗ
sinh sống của các dân tộc thiểu số và những công nhân Trung Quốc sẽ
tràn ngập khu vực này. Trong những chỉ trích đó cả Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, nhà kiến trúc sư 97 tuổi của các thắng lợi quân sự của Việt Nam
trước Pháp và Mỹ. Ông đã viết một loạt các thư ngỏ gửi tới chính phủ để
nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của vùng Tây Nguyên và cảnh báo
chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại đất nước này.
Loạt tình
tiết rắc rối thứ hai liên quan tới những tranh luận về đường ranh giới
trên Biển Đông [Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa] của Việt Nam và
Trung Quốc. Hà Nội vẫn tranh cãi về cuộc xâm lăng Quần đảo Hoàng Sa
ngoài khơi Đảo Hải Nam của Bắc Kinh năm 1974, trong khi cả hai chính
phủ tiếp tục tự nhận là có chủ quyền đối với Quần đảo Trường Sa (các
nước Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng cho rằng họ có chủ
quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo Trường Sa).Thêm vào đó, Trung Quốc
còn tự nhận là có chủ quyền đối với vùng biển giàu dầu lửa và khí gas
ngoài khơi đông nam của Việt Nam.
Việt Nam ngày càng trở nên lo
sợ trước hành động quả quyết của Trung Quốc trên vùng Biển Đông. Trung
Quốc đã và đang gây sức ép lên các công ty nước ngoài không cho họ tham
gia vào các dự án ngoài khơi với Hà Nội tại vùng biển mà Trung Quốc tự
nhận là có chủ quyền.
Bắc Kinh cũng đã tăng cường các đội tuần
tra trên biển tại Trường Sa và Hoàng Sa. Vào cuối năm 2007, việc thông
qua quy định lập pháp ở Trung Quốc về chủ quyền cả hai nhóm quần đảo
này đã kích động các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của sinh viên Việt
Nam.
Ngày 7 tháng Năm, Việt Nam đã gửi một bản tường trình lên Ủy
ban của Liên hiệp quốc về các Giới hạn trên Thềm lục địa nhằm khẳng
định các tuyên bố chủ quyền của họ đối với những vùng tài nguyên dồi
dào trên biển tại thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam. Trung Quốc ngay lập
tức đã quy cho bản tường trình này như là một hành động xâm phạm chủ
quyền quốc gia của họ và kêu gọi ủy ban của Liên hiệp quốc không chấp
nhận bản tường trình của Việt Nam. Trong một văn bản, Trung Quốc đã
khẳng định ‘chủ quyền không thể tranh cãi, quyền làm chủ tối cao và
quyền về pháp lý đối với các đảo trên Biển Đông và những vùng biển liền
kề’. Đính kèm theo văn bản ấy là một bản đồ phô ra cho thấy những yêu
sách từ lâu của Bắc Kinh đối với hầu như là toàn bộ Biển Đông.
Hà Nội đã phản ứng lại, chỉ trích tấm bản đồ như là thứ không có cơ sở “hợp pháp, lịch sử và thực tế’.
Do
những điều kiện không tương xứng về sức mạnh trong các mối quan hệ
Trung Quốc-Việt Nam, chủ yếu Hà Nội đang dựa vào con đường ngoại giao
để giải quyết những tranh cãi của họ với Bắc Kinh.
Hai bên đã lập
những nhóm làm việc để thảo luận về những yêu sách chồng lấn của họ,
thế nhưng điều này chỉ mang lại chút ít tiến triển.
Việt Nam cũng
đã ủng hộ những nỗ lực của khối Asean nhằm làm dịu những xung khắc,
trong đó có Bản Tuyên bố về việc Ứng xử giữa Các nước trên Biển Đông
năm 2002, bản tuyên bố nầy nhằm mục đích giữ nguyên hiện trạng và
khuyến khích các nước tranh chấp tham dự vào các dự án có tính chất hợp
tác với nhau.
Một dự án như vậy là Cam kết Cùng Nghiên cứu Địa
chấn trên Biển năm 2005 mà trong đó các công ty năng lượng nhà nước của
Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đã đồng ý thăm dò dầu lửa trong
những vùng biển còn đang bị tranh cãi. Tuy nhiên, thỏa thuận đó đã lôi
kéo những tranh cãi tại Philippines và đã lặng lẽ bị ngừng lại vào
tháng Sáu năm ngoái. *
Bị thất vọng vì thiếu sự tiến bộ trên vũ
đài ngoại giao, và lo lắng rất nhiều về hành động khẳng định của Bắc
Kinh trên Biển Đông, Hà Nội đã gia tăng tốc độ tiến hành chương trình
hiện đại hóa quân đội của họ. Để bảo vệ tốt hơn những chủ quyền lãnh
thổ và các quyền lợi kinh tế của họ trên Biển Đông, Việt Nam đã và đang
giành ưu tiên cho việc thủ đắc các nguồn lực không quân và hải quân
hùng mạnh.
Kể từ giữa những năm 1990, Việt nam đã nhận được 12
chiếc chiến đấu cơ phản lực đa năng Sukhoi do Nga sản xuất, và đầu năm
nay đã theo đuổi việc tăng lên gấp đôi tiềm lực không quân của họ bằng
việc đặt mua thêm 12 chiếc khác trị giá 500 triệu đô la.
Trong
vài ba năm qua, Nga cũng đã giúp Việt Nam tăng cường lực lượng hải quân
của họ bằng việc cung cấp sáu chiếc tàu hộ tống và hai chiếc tàu khu
trục mang tên lửa có điều khiển.
Vào tháng trước, truyền thông
Nga đã tường thuật rằng công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của
nhà nước đã đồng ý về nguyên tắc cung cấp cho Việt Nam sáu chiếc tàu
ngầm thế hệ Kilo [chạy bằng động cơ diesel] rất ít gây tiếng ồn trị giá
1,8 tỉ đô la. Vì hiện nay Việt Nam đang quản lý vỏn vẹn có hai chiếc
tàu ngầm nhỏ, những chiếc tàu ngầm của Nga này sẽ làm cho Hà Nội có một
bước đột phá trong các khả năng chống lại tàu ngầm và chống các chiến
hạm, và sẽ hành động như một thế lực cản trở các lực lượng hải quân
hùng mạnh đang ngày càng phát triển của Trung Quốc. Nó cũng sẽ trang bị
cho Việt Nam những khả năng cho cuộc chiến tranh dưới biển tiên tiến
nhất trong toàn vùng Biển Đông.
“Năm Hữu nghị” có thể cải thiện
bầu không khí của các mối quan hệ Trung-Việt song nó không căn bản.
Việt Nam sẽ tiếp tục phòng vệ trước sức mạnh quân sự đang phát triển
của Trung Quốc.
Tác giả bài báo là thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009