§ Đỗ Hữu Nghiêm Không
bỏ chế độ toàn trị kiểu mafia hiện nay tại Việt Nam, mọi biện pháp
chống tham nhũng hay cải cách chỉ là những giải pháp vá víu ở “thế nằm
trong bị”
I. Cuốn Phản Phát Triển l’Anti-Développement Của Richard Bergeron
Từ đấu năm 1994, trờ về nước sau khi tham dự Hội Nghị Quôc Tế Của Bộ
Ngoại Giao Nam Hàn tổ chức tại Hán Thành ngày 21-23/12/1993, thế hiện
chính sách Ánh Dương của Nam Hàn đối với Bắc Hàn nhằm thống nhất hai
nước Nam Bắc Triếu Tiên. GS Đỗ Thái Đồng thuộc Ban Xã Hội Viện Khoa Học
Xã Hội tại Sàigòn cậy nhờ tôi phiên dịch từ nguyên văn tiếng Pháp sang
tiếng Việt cuốn sách mang tên L’Anti-développement do nhà l’Harmattan nhưng xuất bản tại Montréal, Canada.[Xin tham khảo: L'anti-développement. Le prix du libéralisme, Paris, L'Harmattan, 1992, 271 p. http://www.harmattan.fr/index.asp?navig=catalogue&obj=livre&no=3645].Tôi không rõ GS ấy kinh phí từ đâu, nhưng có thể là từ nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia của CSVN tại Hà nội.
Tôi được GS cho biết đã chuyến bản dịch cuốn sách ấy cho Nhà Xuất
Bản Chính Trị Quốc Gia tại Hà Nội, nhưng bị hoãn lại, vì thời điểm
không thích hợp cho công cuộc đầu tư và ký kết các hợp đồng đầu tư kinh
doanh với ngoại quốc. Từ đó tôi không biết đến số phận cuốn sách ấy nữa.
II. Nội Dung Sơ Lược Cuốn Sách
1. Theo như tôi cố nhớ lại và nắm được nội dung,
khi dịch xong toàn bộ cuốn sách đó, thì cuốn ấy nói đến nhu cầu phát
triển kinh tế của các nước chậm phát triển trên thế giới, như tại Châu
Phi, Châu Mỹ và châu Á.
Các quốc gia ấy cần các công ty hay tư nhân nước ngoài đầu tư liên
doanh trong các lãnh vực để phát triển về nhiều mặt. Nhưng mặt trái
tiêu cực của các cuộc cạnh tranh đầu tư liên doanh ấy diễn ra dưới
nhiều hình thức
Các cơ quan quốc tế của Liên Hiệp Quốc, của các khối nước như Hoa Kỳ, EU, Nga Sô, Trung quốc, ASEAN, và các nước Đông Bắc Á
Các ngân hàng muốn đầu tư đêề giúp phát triển, cần thiết lập các dự án phát triển như hạ tầng cơ sở cho việc phát triển
Các công ty kinh doanh, tu nhân hay liên doanh, trong việc xuất nhập
khẩu, chế biến, trồng tỉa, khai thác khoáng, lâm, nông, hải sản….
2. [Chú thích về trường hợp Việt Nam của người viết:
Từ tháng 9/1989, Liên Hiệp Quốc hạn chế người vượt biên bằng cách
triệu tập Hội Nghị các nước liên hệ do LHQ triệu tập với Cơ quan UNHCR
vào tháng 7/1989. Các nước tiếp nhận người vượt biên (như Hoa Kỳ,
Canada, Úc, Pháp, Đức, Bỉ, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Sĩ, … và các
nước tạm dung ở Đông Nam Á (như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Singapore,
Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn, …) quyết định đặt ra các tiêu chuẩn thanh
lọc các thuyền nhân trước khi được chấp nhận là các di dân thực thụ
được quyền định cư, nhiều khi trái ngược với các tiêu chuẩn nhân đạo
trước kia của LHQ.
Biện pháp thanh lọc đó gây nhiều thảm cảnh bất công cho các thuyến
nhân để được chấp nhận là được đi định cư ở nước thứ ba, Mấy tê nạn
trầm trọng nhất là cưỡng chế bằng bạo lực những người rớt thanh lọc
phải hồi hương, hối lộ cho viên chức thanh lọc, hay hồi hương, tham ô
bằng cách bán dâm đối với phụ nữ đề đuợc chấp nhận làm người có quyền
tị nan
Từ khi đó làn sóng người vượt biên được chặn lại một cách cơ bản. và
từ năm 1990 trở đi, nhất là năm 1995, sau khi Hoa Kỳ bình thường hóa
bang giao với Việt Nam, thì nhiều nước và cơ quan quốc tế như ADB, IMF,
NGO va các công ty hay tư nhân cạnh tranh nhau đầu tự vào kinh doanh ở
Việt Nam. ]
3. Những Đối Tượng Có Thể Can Dự Vào Dự Án Đầu Kinh Kinh Doanh Hay Xã Hội
Cuốn sách đó nêu ra những trường hợp tham ô của nhiều nước để giành
quyền đầu tư vào các quốc gia hay lãnh thổ kém phát triển, nhất là ở
Phi Châu,Trung và Nam Mỹ. Cách đề các cơ quan hay tư nhân ngoại quốc
giành quyền đấu tư là chia tiền hối lộ cho các chính phủ và những viên
chức của nước tiếp nhận viện trợ hay đầu rư kinh doanh có liên quan:
Đại thể những thành phần để hối lộ cho một dự án được thì hành, gốm có:
Viên Chức Cao Cấp trong Chính Phủ Viên chức UNDP của Liên Hiệp Quốc Viên chức kinh doh của các nước ngoài Viên Chức chính quyền liên hệ, có quyền tiếp nhận đầu tư kinh doanh, cấp tỉnh thị hay thành phố Viên Chức ngân hàng Chuyên viên soạn thảo và thi hành dự án kinh doanh, nhất là về giao thông Các tổng giám đốc, giám đốc phó giám đốc công ty, các nhân viên phu trách thi hành dự án đã ký kết
Người ta ước tính trong tổng số tiền đấu tư, chỉ cón khoảng 40% -60%
là thực sự được dùng làm vốn cho một dự án, cón một phần là tiền chia
chác các cá nhân và bộ phận có liên hệ nói trên.
4. Không Thế Có Cải Cách Trong Chế Độ Độc Tài Toàn Trị, Tham Những Tràn Lan
Trong cuộc cạnh tranh để trúng thầu kinh doanh đầu tự vào Việt Nam,
chắc chắn khó tránh được những trường hợp hối lộ cho các viên chức hải
ngoại và Việt Nam.
Vì có chia chác tham ô như thế, nên từ cấp trên xuống cấp dưới, về
nhiều phương diện hoạt động, ai nấy đều phải bao che cho nhau kẻo rút
dây động rừng. Vì thế chỉ nhân dân là thành phần phải cung cúc làm việc
quần quật cho nhân viên chính quyền bỏ túi tham riêng tư.
Trong khuôn khổ một quốc gia thối nát lại độc tài toàn trị như vậy,
không thể có bất cứ mộ cuộc cải cách có thể thực hiện được. Bao nhiêu
kế hoạch cải cách tôn giáo, chính trị, hành chính, quân sự, giáo dục,
kinh tế, xã hội, lật pháp, đất đai,… chỉ là một giải pháp vá víu tiêu
cực, vì người dân không có được sáng kiến trong một chế độ mà mọi người
phải tuân theo những nguyên tắc cứng nhắc độc đoàn một chiều,thiển cận,
thiếu sáng suốt và thiện chí của nhà cầm quyền.
Tôi nói vá víu và ở thế nằm trong bị (bao bì), vì một khi đã nằm
trong bi, thì dù nằm, ngồi hay dừng, uốn cong hay nằm duỗi thằng, một
người vẫn không thể thoát ra ngoài chiếc bị mình bị giam vào một cách
độc đoán!
Oakland, Sat, Fri May, 30, 2009
Đỗ Hữu Nghiêm
|