Thưa
Quý vị, tôi đã từng có những dịp phát biểu trước đây với tư cách là đại
diện cho các cử tri gốc Việt của tôi tại khu vực bầu cử Cowan và bày tỏ
những mối quan ngại sâu sa của những cử tri đó đối với tình trạng Việt
Nam ngày hôm nay vẫn còn bị chế độ cầm quyền kiềm chế bằng những chính
sách sai trái.
Khi nói “kiềm chế” tôi muốn nhắc đến những điều kiện mà những người dân
Việt Nam trong nước không có được khi so sánh với những cử tri gốc Việt
của tôi tại khu vực bầu cử Cowan. Người dân Việt Nam trong nước không
được tiếp cận với những quyền tự do căn bản – như một nền dân chủ,
quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội.
Ở đây tôi muốn đề cập đến một tình trạng ngăn cấm cụ thể mà chính quyền Việt Nam áp chế lên người dân: Kiểm duyệt Internet.
Tôi biết rõ rằng nhiều năm nay, chính quyền Việt Nam vẫn quản lý
Internet bằng cách ngăn chặn các trang mạng bày tỏ những ý kiến chỉ
trích chính quyền. Tôi cũng biết rằng, theo đánh giá của Tổ chức Ký Giả
Không Biên giới (Reporters Sans Frontieres), thì Việt Nam được xếp vào
hạng những nước kém nhất về mặt tự do Internet trên toàn thế giới.
Cụ thể là hồi tháng Mười năm 2008, chính quyền Việt Nam đã lập ra một
cơ quan mới là “Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện
tử”, với nhiệm vụ chính là theo dõi mạng Internet và quản lý dòng thông
tin được truyền tải bởi các Blogger trong tình hình hiện nay khi số
người sử dụng mạng lưới Internet ngày càng tăng lên nhanh chóng. Cục
này nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Thông tin và Truyền thông, tuân theo
Nghị định 07 đưa ra vào năm 2008 nhằm tăng thêm quyền lực của chính phủ
trong việc kiểm duyệt mạng Internet tại Việt Nam.
Theo một cán bộ kiểm duyệt của Bộ này: “Chính phủ khuyến khích giới
Blogger sử dụng các Blog của mình cho các mục tiêu tự do cá nhân nhưng
phải tuân theo các lợi ích xã hội và cộng đồng căn cứ theo pháp luật”.
Thật rõ ràng rằng điều khoản liên hệ tới “các lợi ích xã hội và cộng
đồng” này chính là một nguy cơ đe dọa tới quyền tự do thông tin. Và
trên thực tế nó đã xảy ra. Bản chất của nghị định chính thức này là
những người sử dụng mạng Internet để đưa lên các thông tin có tính cách
chỉ trích chính quyền Việt Nam sẽ phải đối mặt với những trừng phạt
nặng nề.
Những hạn chế bao gồm việc cấm đưa lên mạng những nội dung chính trị có
tính chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như đưa lên các đường dẫn
tới các trang mạng bị chặn trong Việt Nam. Nghị định Internet này thực
ra là sự mở rộng của Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam, hình sự hóa
những hoạt động tự do ngôn luận. Theo Điều 88 này, những hoạt động bị
gọi là “tuyên truyền chống phá nhà nước” có thể bị phạt tiền và giam
giữ tới 12 năm tù.
Hồi tháng Giêng năm 2008, ông Nguyễn Văn Hải, một nhà hoạt động dân chủ
56 tuổi tại Việt Nam, với Blog mang tên “Điếu Cày”, đã kêu gọi tẩy chay
cuộc diễn hành rước đuốc Olympic Bắc Kinh và đòi quyền tự do bày tỏ
chính kiến. Ông đã lập kế hoạch thực hiện một cuộc biểu tình để phản
đối việc Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam tại biển Đông – nơi mà Việt Nam tuyên bố là lãnh thổ của mình.
Công An bảo vệ chính trị đã bắt giữ ông Điếu Cày và cáo buộc tội trạng
“trốn thuế” trong một phiên tòa mà cả giới Blogger trong nước và cộng
đồng quốc tế rộng rãi đều đánh giá rõ ràng là một sự trừng phạt đối với
việc bày tỏ chính kiến của ông. Ông Điếu Cày đã bị kết án tù 2 năm rưỡi.
Cô Phạm Thanh Nghiên, một nhà hoạt động dân chủ 32 tuổi, cũng nằm trong
số hơn mười nhà hoạt động bị bắt bớ hồi tháng Chín năm 2008 sau khi đưa
lên mạng Internet những nội dung chỉ trích các chính sách của nhà nước.
Ngay trước khi bị bắt giữ cô Phạm Thanh Nghiên đã thực hiện một cuộc
tọa kháng tại gia nhằm phản đối những quấy nhiễu của Công An đối với
cô. Cô bị bắt và giam giữ từ đó tới nay mà chưa hề được xử án. Gia đình
cô cho đến nay cũng chưa được thăm gặp.
Một thanh niên 30 tuổi và là một chuyên viên sửa chữa điện thoại di
động, anh Trương Quốc Huy, cũng bị bắt tại nhà mình ở Sài Gòn vào tháng
Mười năm 2005 cùng với hai người anh em khác và một người bạn gái. Nhóm
của anh từng tham dự các buổi hội luận bàn về dân chủ trên diễn đàn
Paltalk. Họ bị tạm giam chín tháng. Một tháng sau khi được thả, Trương
Quốc Huy bị bắt lại khi hơn một tá Công An xông vào một quán cà phê
Internet tại Sài Gòn. Lúc đó anh đang nói chuyện trực tuyến. Anh bị kết
án sáu năm tù kèm với ba năm quản thúc tại gia.
Đó là những ví dụ của sự áp chế các quyền tự do và đàn áp người dân tại
Việt Nam. Tôi muốn cảm ơn Việt Tân - Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng –
và những người bạn của tôi trong cộng đồng người Việt đã giúp chuyển
đạt những thông tin và những vấn nạn như vậy tại Việt Nam ngày nay.
Chính quyền Việt Nam cần phải ngay lập tức trả tự do cho các nhà hoạt
động tự do Internet như ông Nguyễn Văn Hải, cô Phạm Thanh Nghiên và anh
Trương Quốc Huy. Chính quyền Việt Nam cần phải bắt đầu hành xử tôn
trọng quyền tự do mạng Internet, và trên tất cả, quyền tự do bày tỏ
chính kiến.
Những cử tri gốc Việt tại khu vực Cowan là những người làm việc cần cù
trong cộng đồng chung của chúng ta. Họ đặt chân đến đất nước Úc này với
hai bàn tay trắng. Họ đến đây để tìm kiếm tự do và sự phồn vinh. Họ đã
đạt được những điều đó, và họ đã rất thành công. Khi nhìn vào khu vực
bầu cử của mình và nhận thấy sự thành công của những cử tri gốc Việt
tại đây, tôi tự hỏi liệu người dân tại Việt Nam cũng sẽ đạt được những
thành tựu như thế nào nếu họ không bị hạn chế bởi những sự ngăn cấm và
thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một lần nữa tôi xin cám ơn những người bạn Việt Nam tại Cowan cũng như
trên toàn nước Úc, tôi xin bày tỏ sự khích lệ đối với những ai đang đấu
tranh cho một nền tự do tại Việt Nam, hãy tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự
nghiệp của mình, không phải bằng vũ khí, mà bằng công nghệ, lòng dũng
cảm và niềm tin.
Tôi mong mỏi một ngày Việt Nam lại được hưởng tự do. Xin cảm ơn.
Vietnam Mr SIMPKINS (Cowan) (7.40 pm)—On previous occasions I have spoken on behalf of Vietnamese people within the electorate of Cowan and have voiced their concerns that their homeland is being held back by the restrictions imposed by the government of Vietnam. By ‘held back’ I mean that the conditions under which people of Vietnamese origin prosper in Cowan are not shared by those in Vietnam. Vietnamese nationals have no access to the freedoms we hold dear—such as democracy, freedom of speech, freedom of religion and freedom of association. I would now like to make mention of one particular restriction that applies in Vietnam: restrictions on the internet. I am aware that the Vietnamese government has for years been controlling the internet by blocking websites critical of the regime. I also understand that, according to Reporters Sans Frontieres, Vietnam is among the worst countries when it comes to internet freedom. To make the point, in October 2008 the Vietnamese government created a new entity: the Administration Agency for Radio, Television and Electronics Information. That agency’s responsibility is to monitor the internet and control the flow of information from bloggers as the number of internet users continues to rise rapidly. The new agency falls under the Ministry of Information and Communications which, under a directive known as ‘Circular 07’, in December 2008 updated the government’s powers to censor the internet. According to a senior ministry official: The state encourages the use of blogs to serve personal freedom but bloggers have to respect social interests and community interests under the laws. It is very clear that this reference to social and community interests demonstrates an implied threat. The implied threat has been realised. In practice, this official statement means that internet users who post items on the internet deemed to oppose the state face severe penalties. The restrictions include political commentary which criticises the decisions of the Vietnamese Com munist Party and the posting of links to sites which are blocked in the country. The new internet decree is ultimately an extension of article 88 which criminalises free speech. Under that article, so-called propaganda against the state can be punished by fines and up to 12 years of jail time. In January 2008, Nguyen Van Hai, a 56-year-old human rights activist who blogs under the name ‘Dieu Cay’, called for a boycott of the Olympic torch relay and advocated for freedom of expression. The planned demonstration was in reaction to Chinese occupation of the Paracel and Spratly Islands in the South China Sea—which Vietnam also claims. Security police arrested Dieu Cay on charges of tax evasion in a case widely seen by both domestic bloggers and the international community as punishment for his political expression. Dieu Cay was sentenced to 2½ years imprisonment. Pham Thanh Nghien, a 32-year-old human right activist, was among a dozen activists arrested in September 2008 after publishing commentary that was critical of government policies on the internet. Just prior to her arrest, Pham Thanh Nghien held a sit-in inside her home to protest police harassment. She was arrested and ever since has been held without trial. Her family has yet to be allowed to visit her. A 30-year-old mobile-phone repairman, Truong Quoc Huy, was previously arrested at his home in Saigon in October 2005 with his two brothers and a female friend. The group had been taking part in a Paltalk chat room discussion about democracy. They were detained incommunicado for nine months. One month after his release in October 2006, Truong Quoc Huy was arrested again when a dozen police stormed a Saigon internet cafe. He was chatting online. He was subsequently sentenced to six years imprisonment followed by three years of house arrest. These are examples of the restrictions on rights and the oppression of individuals in Vietnam. I would like to thank the Viet Tan—the Vietnam reform party—and my friends in the Vietnamese community for keeping me up to date with these issues in Vietnam. The Vietnamese government should immediately release internet activists Mr Nguyen Van Hai, Ms Pham Thanh Nghien and Mr Truong Quoc Huy. The Vietnamese government should start respecting internet freedom and, above all, freedom of expression. The Vietnamese people of Cowan are a hardworking part of our community. They came to Australia with very little. They came to seek freedom and to prosper in our society. They have done that, and done it well. When I look around my electorate and see what they have achieved, I wonder what the people who remain in Vietnam could achieve if they were not held back by the restrictive and controlling Communist Party of Vietnam. I again thank my Vietnamese friends in Cowan and across Australia, and I say to those that continue to fight for freedom in Vietnam to keep up the fight, not with weapons, but with technology, courage and faith. I look forward to the day Vietnam will be free again. Cam on.
http://www.aph.gov.au/hansard/reps/dailys/dr270509.pdf
|