Thứ Sáu, 2024-03-29, 2:36 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 5 » Sự kiện Thiên An Môn đối với người dân Việt Nam
10:50 AM
Sự kiện Thiên An Môn đối với người dân Việt Nam
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2009-06-04

Những cuộc biểu tình của sinh viên, trí thức, công nhân và những nhà hoạt động ở Trung Quốc trong thời gian mùa xuân năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, cuối cùng bị chính quyền Trung Quốc sử dụng bạo lực để đàn áp còn được gọi là sự kiện Thiên An Môn.

AFP photo

Hình bóng công an canh gác cổng vào Thiên An Môn

Hình ảnh xe tăng và binh sĩ nổ súng vào đoàn người biểu tình ngay tại một quảng trường lớn giữa thủ đô Bắc kinh đã làm cả thế giới kinh hoàng.   

Thế nhưng người dân ở nước láng giềng Việt Nam có biết gì về sự kiện này không, và nếu biết liệu họ có dám công khai bày tỏ ý kiến hay không?

Thế giới kinh hoàng về cuộc tàn sát ở Thiên An Môn

Vào giữa thập niên 80, công cuộc cải tổ kinh tế ở Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình và Hồ Diệu Bang đã mang lại một không khí phấn khởi theo hướng dân chủ hóa cho Trung Quốc.

Vào ngày tang lễ ông Hồ Diệu Bang 22/4/1989 có hơn 100.000 sinh viên tập trung tại quảng trường Thiên An Môn và sau đó hằng ngày họ tổ chức các cuộc tuyệt thực và biểu tình đòi dân chủ hoá và cải thiện đời sống kinh tế; số người tham dự càng lúc càng đông

Cuối năm 1986 sinh viên trên toàn quốc đã có thể tổ chức những cuộc biểu tình nhỏ và ôn hòa để bày tỏ ý kiến về các vấn đề quốc gia nhất là vấn đề dân chủ hóa và cải thiện đời sống kinh tế.

Ông Hồ Diệu Bang đã từng lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc từ 1952 đến 1967, và là một người theo chủ trương kinh tế thị trường và có tư tưởng phóng khoáng về chính trị.

Sau khi Đặng Tiểu Bình củng cố được thế lực năm 1981 đã chọn Hồ Diệu Bang làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Ngày 15/4/1989 ông Hồ Diệu Bang đột ngột qua đời. Sinh viên và dân chúng tại Bắc Kinh, Thượng Hải và vài thành phố lớn khác đã xuống đường để bày tỏ lòng thương tiếc.

Vào ngày tang lễ ông Hồ Diệu Bang 22/4/1989 có hơn 100.000 sinh viên tập trung tại quảng trường Thiên An Môn và sau đó hằng ngày họ tổ chức các cuộc tuyệt thực và biểu tình đòi dân chủ hoá và cải thiện đời sống kinh tế; số người tham dự càng lúc càng đông

Tình hình kéo dài sau hơn một tháng, cuối cùng chính phủ Trung Quốc đã điều động binh sĩ đến nổ súng trực xạ vào đám sinh viên vào ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 6, giết chết hằng trăm người, và hàng chục ngàn người bị thương làm kinh hoàng cả thế giới.

Cuộc đàn áp phản kháng đã trở thành bất tử trong truyền thông Phương Tây với những đoạn băng video và những hình ảnh nổi tiếng của xe tăng tiến vào đoàn người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn.

Tình hình kéo dài sau hơn một tháng, cuối cùng chính phủ Trung Quốc đã điều động binh sĩ đến nổ súng trực xạ vào đám sinh viên vào ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 6, giết chết hằng trăm người, và hàng chục ngàn người bị thương làm kinh hoàng cả thế giới.

Sau khi các cuộc phản kháng chấm dứt, một cuộc thanh trừng chính trị đã diễn ra. Chính phủ đã tìm cách bắt giữ và truy tố một số sinh viên lãnh đạo Phong Trào Dân Chủ Trung Quốc  

Các nhà nghiên cứu nhận định rằng biến cố Thiên An Môn đã biến đổi bộ mặt của Trung Quốc và mặc dù cuộc biểu tình của sinh viên Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn bị đàn áp đẫm máu nhưng tinh thần dân chủ đã bén rễ trong giới sinh viên và những thành phần tiến bộ trong xã hội.

Việt Nam bưng bít mọi thông tin

Thế nhưng ở Việt Nam, mọi thông tin liên quan đến sự kiện Thiên An Môn đều rất mờ nhạt hầu như không có. Ông Vũ Minh Ngọc, một cán bộ hưu trí của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam khi được hỏi về vần đề này :

Biến cố Thiên An Môn đã biến đổi bộ mặt của Trung Quốc và mặc dù cuộc biểu tình của sinh viên Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn bị đàn áp đẫm máu nhưng tinh thần dân chủ đã bén rễ trong giới sinh viên và những thành phần tiến bộ trong xã hội.

Quỳnh Như : Thưa ông, xin ông cho biết vài nét về sự kiện sinh viên Trung Quốc biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989? 

Ông Vũ Minh Ngọc : Không. Không biết đâu ạ.

Và 20 năm sau sự kiện Thiên An Môn, một số đông người dân ở Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết điều gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong thời gian cuối những năm 80. Đặc biệt một bộ phận trong giới thanh niên hiện nay rất còn rất thờ ơ trước những diễn biến chính trị thời sự; vấn đề các bạn trẻ Việt Nam quan tâm nhất là kinh tế. Một người dân ở Thành phố Hồ chí Minh cho biết:

Một số đông người dân ở Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết điều gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong thời gian cuối những năm 80. Đặc biệt một bộ phận trong giới thanh niên hiện nay rất còn rất thờ ơ trước những diễn biến chính trị thời sự; vấn đề các bạn trẻ Việt Nam quan tâm nhất là kinh tế

- "Em thì tất nhiên không có quan tâm lắm đến những vấn đề chính trị và xã hội cho nên cũng không thật sự tìm hiểu sâu về sự kiện Thiên An Môn mà chị vừa đề cập đó. Hiện giờ ở Việt Nam thì (em) quan tâm đến vấn đề đời sống và kinh tế nhiều hơn.

Có thể chỉ có một nhóm người thôi. Hiện giờ đang bị khó khăn về kinh tế nên người ta lo làm ăn, rồi có những người người ta có những cơ sở kinh doanh đang lâm vào khó khăn, bao nhiêu nhân công làm việc, người ta sợ không có thu nhập để người ta trả, cho nên người ta tập trung vào việc đó nhiều hơn. Chính chị hỏi nên tôi mới biết có sự việc đó chớ tôi cũng không biết nữa, không có để ý."

Cái thời điểm đó chị cũng biết là chính phủ cộng sản Việt Nam bưng bít hết hà, nó không cho mình biết gì hết; mà nếu có nghe Đài BBC hoặc Đài VOA thì cũng lén nghe thôi.
Ông Nguyễn Hữu Lễ

Tuy vậy vẫn có một số người ở Việt Nam quan tâm đến sự kiện Thiên An Môn, nhưng họ biết đây là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị và sợ nói ra sẽ có hại cho bản thân. Một bạn trẻ cho hay:

- "Dạ. Em biết chớ. Em biết, hôm trước, qua một số trang web của BBC. Có thêm một số ảnh tin năm 1975. Nhưng mà sự kiện đó (Thiên An Môn) em có đọc, có nắm, biết hết. Cũng có đọc nhiều trong một số trang web khác nhau, người ta cũng nói giống nhau.

Nói chung đó là thành tựu của sinh viên Trung Quốc trong thời kỳ đó. Nhưng mà trong lúc này em không có thuận lợi để nói về những chuyện như vậy."

Ông Nguyễn Hữu Lễ, một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa sang định cư tại Hoa kỳ mấy năm gần đây cho biết:

-“Cái thời điểm đó chị cũng biết là chính phủ cộng sản Việt Nam bưng bít hết hà, nó không cho mình biết gì hết; mà nếu có nghe Đài BBC hoặc Đài VOA thì cũng lén nghe thôi.

Sự kiện đó đúng ra mấy năm sau này mới nắm được, còn ở thời điểm đó thì nói chung dân chúng là dân chúng cũng mù tịt. Đa số hầu như không biết gì hết.” 

Ngày nay với đà phát triển của công nghệ thông tin trên toàn cầu chỉ việc nhấp chuột là chúng ta có thể tìm được vô số thông tin ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, ở những quốc gia mà chính phủ còn kiểm soát các cổng thông tin bằng hệ thống “tường lửa” thì người dân chỉ “có quyền” được biết những thông tin được cho phép. Đối với những thông tin có tính chất nhạy cảm về chính trị thì việc phổ biến sẽ là một điều cấm kỵ.   
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 844 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 1
1 ly minh nguyen  
0
chuyen do co gi dau ma phai ban cai.bao khong nge thi ban thoi cac vi ma la chinh phu trung quoc luc do kheo con cho qua bom nguyen tu vao giua quang truong cung len y

Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0