Chủ Nhật, 2024-11-24, 12:29 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 6 » Thủ Tướng: Cứ nới lỏng tiền tệ, đừng sợ
7:38 AM
Thủ Tướng: Cứ nới lỏng tiền tệ, đừng sợ
2009-06-05

Đề tài hiệu quả kích cầu đang trở thành trung tâm của các thảo luận kinh tế hiện nay tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia nhận định chương trình hiện nay nhiều bất cập và hàm chứa rủi ro lớn trong tương lai gần.

AFP photo

Nhà đầu tư đang theo dõi thị trường chứng khóan ở Hà Nội

Trong khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì nói trong buổi họp Chính Phủ ngày 3 tháng Sáu là

“Bây giờ muốn ngăn chặn suy giảm kinh tế mà không nới lỏng chính sách tiền tệ thì làm sao? Mà nới lỏng chính sách tiền tệ mà kém hiệu quả, quản lý không tốt thì dẫn tới hậu quả khác. Còn bây giờ chúng ta sợ hậu quả mà chúng ta không nới lỏng thì làm sao?”

Bây giờ muốn ngăn chặn suy giảm kinh tế mà không nới lỏng chính sách tiền tệ thì làm sao? Mà nới lỏng chính sách tiền tệ mà kém hiệu quả, quản lý không tốt thì dẫn tới hậu quả khác. Còn bây giờ chúng ta sợ hậu quả mà chúng ta không nới lỏng thì làm sao
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Từ đâu đến và sẽ đi đâu

Đồng tiền có đường đi; có điểm xuất phát và có điểm đến. Nhưng, khi cơ quan hữu trách không thể định vị vị trí của đồng tiền trong nền kinh tế, hàng loạt câu hỏi sẽ nảy sinh.

Nếu những câu hỏi này không được trả lời, thì người ta bắt đầu đặt câu hỏi khác, về mặt hậu quả: hậu quả rồi sẽ ra sao? Và ai sẽ gánh chịu?

Một vấn đề không còn mới, nhưng đang rất thời sự tại Việt Nam, là câu chuyện liên quan đến các gói kích cầu. Các “gói” này mang trong lòng một khối lượng tiền lên đến 37 ngàn tỷ đồng, tương đương tổng lượng tín dụng lên đến trên 800 ngàn tỷ đồng.(theo ước lượng của chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành).

Giới quan sát đặt câu hỏi: 37 ngàn tỷ đồng này, cùng với lượng tín dụng tương ứng, đang ở đâu trong nền kinh tế.

Giới quan sát đặt câu hỏi: 37 ngàn tỷ đồng này, cùng với lượng tín dụng tương ứng, đang ở đâu trong nền kinh tế. Đây là câu hỏi của “điểm xuất phát.”

Trong khi điểm đến “mặc định” của các gói kích cầu là doanh nghiệp, đã và đang có hiện tượng khối tiền này bị “lạc đường.” Chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành đặt câu hỏi: Tỷ lệ gia tăng 16% tổng dư nợ đến từ các gói kích cầu hiện nay đang ở đâu?

Một tờ báo trong nước đặt câu hỏi liên quan đến “điểm đến” của khối tiền khổng lồ này. VnEconomy ngày 5 tháng Sáu viết, rằng có những phiên chứng khoán mà tổng giá trị giao dịch lên đến “từ 2 đến 3 ngàn tỷ đồng,” trong khi “vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài chưa thực sự có chuyển biến mạnh.” Câu hỏi là: Tiền đổ vào chứng khoán có nguồn gốc từ đâu?

VnEconomy đặt câu hỏi, có phải “Vốn hỗ trợ lãi suất chảy vào chứng khoán, bất động sản?”

Có những phiên chứng khoán mà tổng giá trị giao dịch lên đến “từ 2 đến 3 ngàn tỷ đồng,” trong khi “vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài chưa thực sự có chuyển biến mạnh.” Câu hỏi là: Tiền đổ vào chứng khoán có nguồn gốc từ đâu?
VnEconomy

Kinh tế không có dấu hiệu phục hồi

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh của chương trình Fulbright nói với Tiền Phong, rằng “nền kinh tế thực không có dấu hiệu phục hồi,” mà thị trường chứng khoán và bất động sản ấm lên cho thấy “đồng tiễn dễ dãi đang chảy vào hai kênh đầu cơ.”

Ông Bùi Kiến Thành đưa ra viễn cảnh “khả năng phát sinh thêm nợ xấu,” đến thời điểm thanh toán tiền vay mà không có khả năng trả nợ thì “cả thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng,” nếu số tiền đi “lạc đường” lên đến hàng trăm ngàn tỷ thì “nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng là khó tránh khỏi.”

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh của chương trình Fulbright nói với Tiền Phong, rằng “nền kinh tế thực không có dấu hiệu phục hồi,” mà thị trường chứng khoán và bất động sản ấm lên cho thấy “đồng tiễn dễ dãi đang chảy vào hai kênh đầu cơ.”

Một quan chức chính phủ đã nói thẳng, được báo chí Việt Nam ghi lại: Chính phủ chưa đáp ứng yêu cầu về tính nghiêm khắc cũng như độ công khai, do đó “khả năng kích cầu có thể chệch mục đích, bị lạm dụng, lợi dụng, móc ngoặc để hưởng lợi ở các chủ thể cung cấp và thụ hưởng vốn kích cầu này rất lớn.”

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng nhắc đến điều này với báo Tiền Phong, “việc phân bổ một lượng vốn khổng lồ trong một thời gian rất ngắn trong điều kiện ai cũng khó khăn và phải tranh giành nguồn lực rất dễ dẫn tới ‘xin – cho’ và bao cấp.”

Mặc dầu có ít nhiều cẩn trọng như chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định gần đây: “các nhóm giải pháp đã đem lại ít nhiều kết quả tích cực,” “một số doanh nghiệp bên lề phá sản được tiếp cận nguốn vốn lãi suất tương đối thấp cho phép doanh nghiệp hồi sinh,” chuyên gia này nêu ra nhiều quan ngại.

Trong số này nổi bật câu hỏi: thâm hụt ngân sách đã ở mức “rất cao và nguy hiểm,” tăng dư nợ 70% khiến “áp lực lạm phát là cô cùng nguy hiểm,” một tỷ lệ của lượng dư nợ “đã đi đâu,” và doanh nghiệp dùng tiền nhàn rỗi từ nguồn kích cầu “để làm gì?”

Vệc phân bổ một lượng vốn khổng lồ trong một thời gian rất ngắn trong điều kiện ai cũng khó khăn và phải tranh giành nguồn lực rất dễ dẫn tới ‘xin – cho’ và bao cấp

Phải nới lỏng chính sách tiền tệ?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong phiên họp thường kỳ tháng Năm năm 2009 vào ngày 3 tháng Sáu nói rằng “cần tập trung đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất kinh doanh, vưt qua khó khăn, thách thc để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009.” Xin trích một đoạn phát biểu của ông Dũng mà truyền thông Nhà Nước cho đăng tải sau đây:

“Trước hết là, tôi đề nghị, phải tập trung chỉ đạo, kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô. Chúng ta không hề chủ quan, mà chúng ta không hề, không nên hoang mang gì cả. Bây giờ chúng ta phải chiến đấu thôi.

Hỗ trợ lãi suất để kích thích sản xuất. Nhưng, sản xuất để bán cho ai? Nhu cầu nội địa cùng thị trường xuất khẩu đều đang lao đao. Không bán được hàng thì phải bớt sản xuất, trong khi chính phủ vẫn cứ cho vay; tiền kích cầu có thể làm “úng” một mảnh đất đang khô

Cuộc sống nó như thế mà; trong thuận lợi có khó khăn, trong thời cơ có thách thức. Chúng ta phải biến thách thức thành thời cơ chớ, biến khó khăn thành thuận lợi, vượt qua khó khăn chớ. Bây giờ muốn ngăn chặn suy giảm kinh tế mà không nới lỏng chính sách tiền tệ thì làm sao?

Mà nới lỏng chính sách tiền tệ mà kém hiệu quả, quản lý không tốt thì dẫn tới hậu quả khác.

Còn bây giờ chúng ta sợ hậu quả mà chúng ta không nới lỏng thì làm sao?”

Hỗ trợ lãi suất để kích thích sản xuất. Nhưng, sản xuất để bán cho ai? Nhu cầu nội địa cùng thị trường xuất khẩu đều đang lao đao.

Không bán được hàng thì phải bớt sản xuất, trong khi chính phủ vẫn cứ cho vay; tiền kích cầu có thể làm “úng” một mảnh đất đang khô, nhưng không nhất thiết cần thêm thật nhiều nước. Và người ta sẽ phải tháo nước sang các nơi khác.

Chứng khoán và địa ốc là 2 đích đến gần nhất. Câu hỏi có thể không dành cho hôm nay, mà phải đợi cho đến thời điểm phải hoàn trả nợ vay từ các gói kích cầu: chứng khoán và địa ốc sẽ xẹp như thế nào? Một nhà đầu tư nhận định: “tùy ở lúc này, nó phình to ra sao!”

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 858 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 7
Khách: 7
Thành Viên: 0