Chủ Nhật, 2024-11-24, 12:37 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 6 » Cột đồng Mã Viện
1:06 PM
Cột đồng Mã Viện


CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ…

1. Cột đồng không bao giờ đổ, Giao Chỉ không bao giờ bị diệt

Năm 43, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị và cộng đồng người Việt ở Giao Chỉ, Mã Viện, chỉ huy quân đội nhà Hán, đã cho binh lính thu hầu hết các trống đồng của người Việt, nấu chảy và đúc thành một chiếc cột đồng chôn xuống đất với câu “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (cột đồng đổ, Giao Chỉ bị diệt). Tương truyền, bất cứ người dân đất Việt nào đi qua nơi ấy đều ném vào chân cột đồng một hòn đá. Trải nhiều đời, đá trùm lên lấp kín trụ đồng.

2. Lâu ngày, cột mất nhưng Đại Việt vẫn còn

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Tân Mùi (1271), Hốt Tất Liệt đòi vua Trần Thánh Tông phải sang chầu, vua viện cớ đang ốm không đi được. Hốt Tất Liệt cho sứ sang yêu cầu vua Trần chỉ cho chúng cột đồng của Mã Viện thuở xưa, với ý đồ dùng cột đồng để hăm dọa sẽ san bằng Đại Việt. Vua không hề run sợ mà khẳng khái trả lời chúng rằng : “Cột ấy lâu ngày nên đã mất”.

3. Sứ thần không làm nhục mệnh nước

Đến thế kỷ 17, năm Đinh Sửu (1637), Thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê cử sang yết kiến hoàng đế nhà Minh. Thấy sứ thần Việt Nam ứng đối trôi chảy tỏ rõ bậc tài danh, vua Minh ra vế đối : “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”, ý nói cây cột đồng từ thời Mã Viện đến nay rêu đã phủ xanh, vua Minh huênh hoang sức mạnh của Trung Hoa. Giang Văn Minh đối lại : “Đằng giang tự cổ huyết do hồng”, nhắc nhở về sự thất trận nhiều lần của Bắc triều, bao lần nhuộm máu trên sông Bạch Đằng khi chúng sang xâm lược nước Nam. Nghe xong câu đó, vua Minh giận tái mặt. Trận Bạch Đằng, một thất bại nhục nhã của quân Nam Hán, quân Tống và cả đế quốc Nguyên Mông năm xưa, nay được nhắc lại rất dõng dạc giữa sân rồng nhà Minh. Câu đối tỏ ý chí bất khuất của dân tộc. Vua Minh bực tức quát :

- Quân bay ! Đem tên này mổ bụng cho ta.

- Dạ !

- À thôi ! Dẫu sao y cũng tỏ ra là kẻ có tiết tháo. Ta tha tội mổ bụng, nhưng đem ướp xác, trả về triều đình Nam bang, làm gương cho kẻ khác.

Bực dọc trước câu đối trả ấy, vua Minh hèn hạ đã giết Giang Văn Minh. Đoàn người đi sứ đưa chiếc quan tài sơn son về đến cổng thành Thăng Long, vua Lê thân hành ra đón. Trước linh cữu Giang Văn Minh, vua Lê than thở :

- Đi sứ không làm nhục mệnh nước, mệnh vua, thực là anh hùng thiên cổ.

NGẪM NGHĨ CỦA KẺ HẬU SINH…

Ba câu chuyện trải dài suốt quá trình dựng nước và giữ nước gian khổ của cha ông ta. Ba câu chuyện xảy vào ba thời điểm khác nhau nhưng chung “cái lõi” là : “cột đồng Mã Viện”. Nhắc lại những chuyện trên không phải để khơi dậy lòng thù hận dân tộc nhưng để cùng ngẫm nghĩ vài điều :

1. Dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng chưa bao giờ khiếp sợ trước ngoại bang. Họ dùng tất cả những gì mình có, từ một hòn đá, đến một câu nói, và thậm cả tính mạng để bảo vệ sự trường tồn của đất nước, dân tộc. Vậy cớ gì mà ngày nay, trong vụ bauxite Tây Nguyên, và cả vụ trang web http://www.vietnamchina.gov.vn/, các nhà cầm quyền Việt Nam lại tỏ ra lúng túng và ươn hèn trước Trung Quốc đến vậy ? (tham khảo thêm tại : http://www.blogosin.org/?p=898). Thế mới biết, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ “giỏi” đặt tường lửa những trang web nói thật  hoặc “nhanh chân lẹ tay” gửi giấy triệu tập những người nói thẳng (như vụ triệu tập Linh mục Nguyễn Văn Khải, ông Nguyễn Hữu Vinh,…). Theo đà này, tôi nghĩ nên lập trang web “botay.com” để đưa tin về sự “bó tay” của nhà cầm quyền trước ngoại bang và cách nhà cầm quyền “bó tay” những người yêu nước thực sự. Biết đâu đây lại là trang web đắt khách nhất ?

2. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay thì việc tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia là điều cần thiết nhưng không có nghĩa là đánh liều trong mọi quyết định. Tôi chẳng biết 15 người trong Bộ Chính trị (gồm : Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh, Phạm Gia Khiêm, Phùng Quang Thanh, Trương Vĩnh Trọng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa) tầm nhìn bao xa và trình độ bao nhiêu mà dám tự ý, tự quyền đưa ra quyết định về vấn đề bauxite Tây Nguyên bất chấp biết bao ý kiến tâm huyết của nhiều tầng lớp nhân dân ? Quý vị cho rằng mình giỏi hơn các chuyên gia khoa học về vấn đề bauxite ?

3. Dư luận xã hội dường như chưa đủ mạnh để có thể giành lại quyền quyết định một vấn đề liên quan đến sự tồn vong của đất nước. Đâu rồi những hòn đá vùi lấp cột đồng Mã Viện ? Đâu rồi những lời nói khẳng khái đầy khôn ngoan trước sự ngang ngược của ngoại bang ? Vâng, mong lắm những hành động như thế !

Phi An

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 987 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 12
Khách: 12
Thành Viên: 0