Quốc
Hội Việt Nam vừa thảo luận các vấn đề liên quan đến Luật Đất Đai. Giới
quan sát cho rằng, mọi sửa đổi, nếu có, cần được xây dựng trên nền tảng
căn bản liên quan đến quyền sở hữu và sở hữu chủ đất đai.
Hình do DLT gửi ra từ trong nước.
Tranh chấp đất ở Trường Yên: nông dân bao vây xe công an.
Sử
dụng nhưng không sở hữu
“Kiến
Nghị Sửa Toàn Diện Luật Đất Đai” là tựa đề bản tin ngày 2 tháng Sáu của báo điện
tử VietNamNet liên quan đến buổi thảo luận cùng ngày tại Quốc Hội Việt Nam.
Điều
quan trọng là, trong khi bản chất của Luật Đất Đai Việt Nam được giới quan sát
nhận định còn nhiều “bất cập” hàm chứa mâu thuẫn nội tại căn bản do tách quyền
sử dụng và quyền sở hữu đất đai, các thông tin cho thấy cơ quan làm luật cao nhất
vẫn còn lúng túng, về khả năng và cả điều kiện, để có thể điều chỉnh luật hiện
hành.
Theo
tôi thì chính việc không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam.
Luật
sư Nguyễn Vân Nam
Một
đại biểu Quốc Hội, theo VietNamNet, nói rằng “hệ thống pháp luật về đất đai hiện
rất phân tán.” Đại biểu này cũng đề nghị Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội “đôn đốc chỉ
đạo các cơ quan soạn thảo để chuẩn bị tốt, đảm bảo thời gian để sửa đổi Luật Đất
Đai, bởi vì đây là vấn đề rất lớn hết sức quan trọng và cấp bách…”
Luật
Đất Đai hiện hành của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng tách biệt quyền sở hữu
và quyền sử dụng đất đai. Luật nói rằng: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà Nước đại diện chủ sở hữu.”
Ông Nguyễn Vân Nam, một luật sư nước ngoài hiện đang làm
việc tại Sài Gòn
nói rằng “quyền tư hữu tài sản, trong đó có đất đai, là một quyền thiêng
liêng,” và sự không thừa nhận quyền tư hữu ấy trở thành nguyên nhân chính của
nhiều vấn đề: “Người dân chỉ được quyền sử dụng đất thôi. Quyền sử dụng đất này
là một quyền có thời hạn và có giới hạn. Thì đây cũng chính là một vấn nạn.
Theo tôi thì chính việc không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam”.
Tranh
chấp, xô xát
Những
tranh chấp đất đai dồn dập trong thời gian qua, giữa nông dân với Nhà Nước, giữa
tôn giáo với Nhà Nước, được giới quan sát cho là hệ quả không thể tránh khỏi,
phát sinh từ luật hiện hành cùng các chính sách trong quá khứ.
Vụ
xô xát tại các xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quang, thuộc huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên hồi đầu tháng Hai năm nay là một ví dụ.
Vụ
xô xát tại tại xã Long Hưng, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cũng trong tháng
Hai vừa rồi, là một ví dụ.
Và
một chuỗi tranh chấp kéo dài liên quan đến đất đai tôn giáo tại giáo xứ Thái Hà
cũng thể hiện một mâu thuẫn không thể giải quyết.
Quy
hoạch, tham nhũng, bất mãn
Một
luật sư đang hành nghề tại Sài Gòn, là ông Bùi Quang Nghiêm, nói rằng trước năm
1954 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam, “luật quy định đất đai thuộc sở hữu
tư nhân.” Nhưng quan niệm gốc về quyền sở hữu sau đó đã thay đổi: “Miền Bắc sau
năm 1954 và ở Miền Nam sau năm 1975 thì luật đều quy định là đất đai thuộc sở hữu
toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý, và tôn trọng quyền sử dụng hiện tại của
các cá nhân hoặc tổ chức mà đang sử dụng đất hay canh tác trên đất đó.”
Nhiều
luật sư cho rằng, sự thay đổi đối tượng sở hữu chủ đất đai, kết hợp với tình trạng
quy hoạch bị chi phối bởi tham nhũng như hiện nay khiến vấn đề đất đai trở
thành “ngọn lửa của mọi ngọn lửa.”
Luật
hiện hành nói rằng “Nhà Nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai,” trong
đó có “quyết định mục đích sử dụng đất thông qua … xét duyệt quy hoạch...”
Người
dân thấy nhà cửa của mình tự nhiên bị lấy đi rồi mình bị dời tới một chỗ khác
không thể sống được, trong khi miếng đất cũ của mình cuối cùng cũng không phát
triển như quy hoạch đã ấn định. Điều này khiến sự bất mãn của người dân càng
tăng cao hơn.
Luật
sư Lê Công Định
Trong
khi Nhà Nước có quyền định đoạt đối với đất đai thông qua quy hoạch, hiện tượng
“mua quy hoạch” đang tạo tâm lý bất ổn nơi dân chúng, đặc biệt ở khu vực nông
thôn. Luật sư Lê Công Định, hiện đang hành nghề tại Sài Gòn nói rằng hiện tượng
cấu kết giữa quan chức địa phương và nhà đầu tư làm thiệt hại quyền lợi của người
dân.
“Nhưng
nhà đầu tư lại cũng không phải là nhà đầu tư thực thụ, hoặc có đủ tiền. Họ chỉ
đến làm “cò mồi”, xin dự án. Ở Việt Nam có tình trạng là xin giấy phép làm dự
án xong rồi để đó và chờ bán lại cho một nhà đầu tư khác có tiền hơn. Tình trạng
đó đưa tới việc gì ? Lẽ ra người dân được đền bù với giá cao hơn, nhưng vì áp lực
của một số quan chức địa phương trong chuyện cấu kết với nhà đầu tư ban đầu khiến
giá đất đền bù cho người dân quá thấp. Nhưng lấy được đất rồi, họ rào lại để
bán nhưng lại không tìm ra được nhà đầu tư mới. Hệ quả là họ cứ bỏ đó khiến cho
người dân cảm thấy không an tâm. Người dân thấy nhà cửa của mình tự nhiên bị lấy
đi rồi mình bị dời tới một chỗ khác không thể sống được, trong khi miếng đất cũ
của mình cuối cùng cũng không phát triển như quy hoạch đã ấn định. Điều này khiến
sự bất mãn của người dân càng tăng cao hơn”.
Các
cuộc thảo luận hiện nay tại Quốc Hội bàn thảo nhiều về chủ trương cho phép người
Việt Nam sống tại nước ngoài được sở hữu nhà trong nước. Giới quan sát cho rằng
khi quyền sử dụng vẫn còn tách biệt với quyền sở hữu, tâm lý e ngại vẫn sẽ còn
tồn tại.
Tương
tự, đối với người trong nước, dù Luật Đất Đai “khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng
thành tựu khoa học và công nghệ” nhằm “bảo vệ, cải tạo, làm
tăng độ màu mỡ của đất,”
hiện tượng “mua quy hoạch” vẫn sẽ tiếp tục là lực cản chính đối với chính sách
bảo vệ và cải tạo đất.
Luật
sư Lê Công Định cho rằng “việc Nhà Nước đứng ra làm chủ sở hữu đất đai là quan
niệm mang tính chính trị nhiều hơn là phản ánh một thực tại pháp lý. Do đó, sự
cưỡng ép giữa một quan điểm mang tính chính trị vào một sự việc cần được giải
quyết từ góc nhìn pháp lý, là 2 điều mâu thuẫn nhau.”
Và
ông nói “xung đột phát sinh từ đây.”