Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đến nay vẫn bị đánh giá là trầm trọng và các biện pháp phòng chống dường như bất lực.
Sẽ
phê chuẩn Công ước LHQ
Hôm 29 Tháng Năm, Tổng
Thanh Tra Chính Phủ - Trần Văn Truyền, một quan chức
hàng đầu về chống tham nhũng, lên tiếng với
báo giới ở Hà Nội là Việt
Nam sẽ sớm phê chuẩn Công Ước Chống
Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc.
Thông tin đựơc
đưa ra tại cuộc đối
thọai về phòng chống tham nhũng giữa chính phủ và cộng đồng
các nhà tài trợ quốc tế, vào lúc các nhà ngọai giao nước
ngòai có mặt trong cuộc đối thọai
này nói rằng Việt Nam chưa thực hiện
được bao nhiêu hành động cụ thể
để trừng phạt những
viên chức tham
nhũng.
Tình trạng
tham nhũng tại Việt Nam trong vài năm qua được kể là mỗi
lúc một thêm trầm trọng và tệ
nạn này được liệt kê vào một
trong những quốc nạn khi hàng lọat
vụ tham ô, tiêu cực lớn liên tiếp
bị khám phá, như vụ PMU 18 ở
Bộ Giao Thông – Vận Tải, vụ
Đại Lộ Đông Tây và Môi Trường Nước TP HCM, thừơng
đựợc gọi là vụ PCI.
Tình trạng
này được nhận biết bởi
các nhà tài trợ nước ngòai và giới quan sát quốc tế.Thông tấn xã Reuters hôm 28 loan tin
là tệ nạn tham nhũng đang lan rộng ở Việt
Nam và núp dưới nhiều hình thức, từ những
vụ tầm vóc như việc các nhà thầu
rút ruột những công trình xây dựng cơ sở
hạ tầng quy mô cho đến những vụ
phổ biến như cảnh
sát giao thông làm tiền
người lái xe.
Công Ươc
Chống Tham Nhũng của LHQ, hay còn gọi là Công Ước LHQ Bài Trừ Tham Nhũng, ngòai các kế sách đối phó với
tệ nạn này như điều tra các vụ
tham ô, rửa tiền, biển thủ
công quỹ, mở tài khóa bí mật, công ứơc này còn đề cập đến
công tác thu hồi những tài sản bị chiếm
dụng bất hợp pháp, và minh bạch
hóa các dịch vụ công.
Tin Việt
Nam sắp thông qua Công ước LHQ Bài trừ Tham Nhũng gây chú ý đối với những
ngừơi lâu nay biết là văn kiện này đã được Việt Nam đã ký kết
từ hồi cuối năm 2003 tuy nhiên vẫn chưa
được quốc hội phê chuẩn,
và tệ nạn dường như
vẫn hòanh hành mạnh mẽ tuy chính quyền
không ngừng cho hay đang
quyết liệt phòng chống.
Mới 2
tuần trước, hôm 12 Tháng Năm, qua loan
báo của Thủ Tứơng Việt
Nam - Nguyễn Tấn Dũng người ta được biết
rằng quyền thanh tra tham nhũng rồi đây sẽ đựơc
nới rộng.
Hôm 22 Tháng Tư,
cựu Tổng Bí Thư Đảng - Lê Khả
Phiêu lên tiếng đề nghị phải
có các giải pháp mạnh mẽ trong việc
chống tham nhũng.
Thực tế tại Việt Nam
Trong khi chính phủ
có những tuyên bố đại lọai
như vừa kể, công luận
cho là tệ nạn xảy ra mỗi
ngày và ở mọi nơi tại
Việt Nam.Ngừơi
dân không ngừng nói đến những vụ
tiêu cực lớn nhỏ xảy
ra chung quanh họ, dường như thường
được bao che.
Sự bao
che này đôi khi đến từ chính quyền các cấp, hoặc
đáng nói hơn là từ luật pháp của
Việt Nam, qua điều luật quy định
các "bí mật của nhà nước" và sự
giới hạn của quyền
tự do tiếp cận thông tin.
Tham nhũng tiếp
tục lan tràn ở Việt Nam lâu nay còn được
cho là một phần vì rất nhiều
trừơng hợp ngừơi dân không dám tố
cáo do e ngại bị chính quyền trù dập hay đối
tượng tham ô trả thù.Nhiều
người nói rằng sự lo sợ
này không phải vô căn cứ, nhất là sau những
vụ điển hình như vụ nhà báo Nguyễn
Việt Chiến bị khép tội
và giam cầm chỉ vì đưa thông tin về
vụ tiêu cực PMU 18.
Đảng
CSVN từng tuyên bố rằng chống
tham nhũng là mục tiêu
hàng đầu.Thế
nhưng theo nhận định của
các nhà tài trợ, chính phủ Việt Nam không đủ
quyết tâm để giải quyết
tệ nạn này.Trước
những vụ tiêu cực đầy
tai tiếng như vụ PMU 18 và vụ
PCI, Nhật Bản, nước tài trợ
vốn ODA hàng đầu cho Việt Nam, đã phải lên tiếng phê phán, thảo luận với
phía đối tác, và từng đình hõan nguồn vốn này một
thời gian.
Trong tinh thần
chống tham ô tiêu cực, phía Nhật mới hôm 30 Tháng Năm vừa qua lại
cung cấp thêm tài liệu về vụ
tham nhũng PCI cho cơ
quan tư pháp của Việt Nam.
Một số dư luận
cho là công cuộc phòng chống tham nhũng có thể đạt hiệu
quả hơn nếu luật
pháp Việt Nam minh bạch, và người tố cáo được
bảo vệ, và đặc biệt
là các thông tin liên quan đến
chi tiêu của cơ quan công quyền phải được
công bố rộng rãi.
Thông thường
ở
Việt
Nam người
ta có điều tra và thanh tra, có dự thảo,
kết
luận
thanh tra - điều tra, trong nhiều trường
hợp
cho đến
nay cái dự thảo - kết luận
của
cơ
quan điều
tra - thanh tra này thì vẫn được xem hay được
nại
ra là "đó là bí mật nhà nước.
LS Nguyễn Văn Nam
Luật sư Nguyễn Văn Nam, từ
nước ngòai về làm việc ở
Việt Nam, cách đây ít
ngày nói với Đài chúng
tôi:
"Trong rất
nhiều
trường
hợp
thì quyền
được
thông tin của người dân cao hơn
quyền
được
giữ
bí mật
của
nhà nước.
Việt
Nam liên quan trực tiếp đến
việc
giữ
bí mật
nhà nước,
có liên quan trực tiếp đến
chống
tham nhũng là ở chỗ các vụ việc,
các sự
kiện,
các thông tin trong quá trình điều tra, thanh tra những
vụ
việc
có liên quan tới tham nhũng.
Thông thường
ở
Việt
Nam người
ta có điều tra và thanh tra, có dự thảo,
kết
luận
thanh tra - điều tra, trong nhiều trường
hợp
cho đến
nay cái dự thảo - kết luận
của
cơ
quan điều
tra - thanh tra này thì vẫn được xem hay được
nại
ra là "đó là bí mật nhà nước".
Lâu nay quốc
tế trước nay từng lên tiếng trứơc tình trạng
tham nhũng ở Việt Nam và khuyến nghị chính quyền
Hà Nội sớm làm cho các biện pháp phòng chống thực sự
hữu hiệu.Một
vài tổ chức còn tỏ ra nỗ
lực giúp Việt Nam thực hiện các kế
sách đối phó với vấn nạn
này, như Ngân Hàng Thế Giới vừa
loan tin sẽ mở phiên họp không chính thức với Việt
Nam vào ngày 8 Tháng Sáu ở
Ban Mê Thuột để thảo luận
về một số vấn
đề kinh tế, trong đó có cả các vấn đề
điều hành công tác chống tham nhũng.
Tham nhũng, một
quốc nạn của Việt
Nam, đang nghiêm trọng đến mức được
công luận cho là không chỉ đe dọa đến
nguồn vốn viện trợ
ODA cho Việt Nam mà còn
đe dọa đến cả sự
tồn vong của chế độ
Hà Nội.
Theo như
Tổng Thanh Tra Chính Phủ - Trần Văn Truyền
loan báo trong cuộc đối thọai về
phòng, chống tham nhũng
giữa chính phủ và cộng đồng
các nhà tài trợ quốc tế vào hôm 29 Tháng Năm, văn kiện Công Ước LHQ Bài Trừ
Tham Nhũng đã được đưa tới Văn Phòng Thủ
Tướng và sẽ sớm được
trình lên Chủ Tịch Nước để
ban hành.