Thứ Năm, 2024-03-28, 4:23 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 11 » Mật ước Biển Đông?
9:16 AM
Mật ước Biển Đông?

Trần Khải


Đó là chuyện cả thế giới đang nhìn thấy. Hà Nội đang kiến nghị lên đàn anh Bắc Kinh, xin nhẹ tay chuyện phong tỏa Biển Đông, để ngư dân Việt ra biển kiếm sống. Và rất dịu dàng, ông Lê Dũng đã kể chuyện một Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN đóng vai dân oan để khiếu kiện với Bắc Kinh về lệnh cấm ngư dân Việt ra Biển Đông lưới cá trong ba tháng.

Điều ngạc nhiên: lệnh cấm áp dụng từ ba tuần nay rồi, ngư dân đói thê thảm, nhà nước Hà Nội mới chịu lên tiếng rằng Hà Nội cũng đã có kiến nghị lên Bắc Kinh rồi, mà biển vẫn còn bị khóa.

Chuyện Hà Nội khiếu kiện được thông tấn TTXVN kể:

“Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này, ngày 7/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: ‘Ngày 4/6 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này.

Thứ trưởng cho rằng điều đó đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.’

Ông Lê Dũng cho biết Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị nêu trên của phía Việt Nam.”
(hết trích)

Lệnh cấm ra Biển Đông áp dụng tới ngày nào? Tại sao áp dụng từ ba tuần nay báo chí quốc nội mới biết để loan tin?

Bản tin nhà nước VIT kể lại, trích như sau:

“... Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009. Trước sự việc này, người phát ngôn Bộ ngoại giao, Lê Dũng đã có những phản ứng về lệnh này của Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp trước những phản ứng của Bộ ngoại giao Việt Nam và ngày 16/05/2009 Trung Quốc điều tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 05/2009 lại tiếp tục điều 8 tàu tuần tra thuộc ba tỉnh miền Nam Trung Quốc tới biển Đông để giám sát ngư trường.

Với những hành động trên của Trung Quốc đã khiến những ngư dân của Việt Nam đang phải neo tàu, treo lưới. Mặc dù đang vào vụ cá nam nhưng tại bến cá Thọ Quang và dọc sông Hàn của TP Đà Nẵng, mấy trăm thuyền lớn nhỏ phải thả neo dù hiện là mùa đánh bắt cá...”
(hết trích)

Cấm ra Biển Đông từ ngày 16/05/2009, vậy mà tới ngày 4/6/2009, Thứ Trưởng Ngoaị Giao CSVN mới sang khiếu kiện với đàn anh Trung Quốc. Tại sao thời gian này, cũng không thấy báo nào trong nước nói minh bạch, để cho chuyện xảy ra cả 3 tuần lễ rồi mới nói?

Và được nhà nước cho phép, tới 4 ngày sau, Hội Nghề Cá mới lên tiếng ‒ nghĩa là sau nhiều vụ “tàu lạ” đụng chìm tàu VN, chận cướp cá lưới được từ tàu VN...

Bản tin báo Thanh Niên hôm 9/6/2009 có nhan đề “Kiến nghị Chính phủ có biện pháp bảo vệ ngư dân,” kể rằng:

“Hôm qua 08/06, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nêu rõ: việc tạm cấm ngư trường của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khai thác hải sản vì hiện nay đang vào vụ cá Nam (là vụ chiếm tới 60% sản lượng cá khai thác cả năm).

Hiện đã có một số trường hợp ngư dân đang khai thác trong lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam bị tàu thuyền nước ngoài gây cản trở hoặc thu giữ cá, dầu vô lý, gây hoang mang dẫn đến tâm lý lo sợ không dám đi đánh bắt xa bờ, do vậy tàu thuyền phải nằm bờ, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của nhiều ngư dân...”
(hết trích)

Vậy rồi không lẽ chờ tới ngaỳ 02/08/2009, ngư dân Việt mơi ra Biển Đông lại? Nghĩa là, không lẽ ngồi phơi lưới thêm 2 tháng nữa?

Trước tiên là nạn đói tới với ngư dân. Cả làng cá ngừ bỏ tàu để lên bờ. Báo Thanh Niên hôm 06/06/2009 kể:

“Không chỉ ngư dân Đà Nẵng khốn khó vì đường ra khơi đang bị phong tỏa, ngư dân nhiều tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Ngãi, Phú Yên... cũng đang lao đao bởi lý do tương tự.

Làng cá ngừ bỏ tàu lên bờ...

Từ khi có lệnh tạm cấm ngư trường của Trung Quốc đưa ra, nhiều ngư dân chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương ở phường 6 và câu mực ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) mất hẳn kế sinh nhai. Nhiều người vì lo sợ tính mạng bản thân, tài sản của gia đình đã kêu bán tàu, thuyền, làm những nghề tay trái với thu nhập thấp, khiến đời sống ngư dân càng thêm khó khăn...”
(Hết trích)

Và rồi tới nạn hải tặc công khai, cũng bản tin này kể:

“Nỗi lo của ngư dân không phải không có cơ sở, khi thời gian qua xảy ra hàng loạt vụ tàu cá VN bị tấn công, cướp trên biển. Ông Phạm Tĩnh (58 tuổi, ở thôn Phần Thất, xã Phổ Quang), chủ phương tiện và cũng là thuyền trưởng tàu QNg - 94734 TS chuyên hành nghề lưới rút, vẫn chưa hoàn hồn sau vụ tàu bị tấn công trên biển, dù vụ việc đã trôi qua hơn 1 tháng.

Ông Tĩnh kể: Hôm đó vào khoảng 10 giờ ngày 26.4, tàu của ông đang trên đường tìm kiếm ngư trường thì thấy có tàu nhấp nhô từ khá xa. Biết chuyện chẳng lành, ông Tĩnh cho tàu quay ngược trở lại và chạy hết tốc lực, nhưng chỉ được chừng hơn 20 phút thì 2 tàu sơn màu trắng không rõ quốc tịch (số hiệu 44061, 44831) đến gần và nổ súng, buộc tàu phải dừng lại. Liền sau đó, 2 chiếc ca nô xuất phát từ các tàu trên chở theo khoảng 10 người, tay lăm lăm súng "đổ bộ" lên tàu cá QNg - 94734 TS, nói toàn tiếng Trung Quốc và ra hiệu tất cả thuyền viên dồn về phía mũi tàu, tay giơ lên khỏi đầu. Họ lục lọi khắp tàu, giở hầm thấy cá ngừ, cá thu liền bắt các thuyền viên chuyển cá qua ca -nô để chở về tàu “trắng”. Hơn 1 giờ, toàn bộ số cá khoảng trên 3 tấn mà tàu ông Tĩnh sau 6 ngày cật lực khai thác đều bị cướp sạch. Trước khi bỏ đi, những người nói tiếng Trung Quốc còn “đe dọa” bằng cách lấy lưỡi lê súng AK đâm lủng 1 thúng chai...”
(hết trích)


Chợ cá Hội An
Nguồn: wikimedia.org
Trong khi đó, báo Tiền Phong ngày 8/6/2009 kể rằng tại khu Thọ Quang và dọc bờ đông sông Hàn, nhiều tàu công suất lớn của ngư dân quận Thanh Khê bắt đầu lên bờ xả bán (tháo tàu lấy nguyên liệu). Một số khác dự định chuyển sang đánh bắt gần bờ, còn lại nằm chơi.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông Nguyễn Văn Hoà, chủ tàu ĐNa- 66456 (Xuân Hà - Thanh Khê), than thở:
“Vụ cá nam là thời cơ lớn của tàu đánh bắt xa bờ, của nghề câu mực. Nhưng cứ đà này thì chúng tôi chết đói”. Ông Hoà cho hay, nằm độ nửa tháng nữa, tàu ông cùng 20 lao động sẽ chuyển sang ngư trường gần bờ. “Thu nhập ít, nhưng đánh bắt gần bờ chắc hơn chứ ra tận ngư trường xa ớn lắm,” Ông Hoà nói như thế. Theo ông Hoà, nỗi lo vấn nạn mà ngư dân VN hay gặp là bị tàu lạ hút xăng dầu, thu cá, ngư lưới cụ, thậm chí tước đến những chiếc nhẫn, dây chuyền vàng của ngư dân...

Cũng theo báo Tiền Phong, quận Thanh Khê TP Đà Nẵng, hiện có đến 90 phần trăm tàu công suất lớn (trên 200CV) chuyển sang ngư trường gần bờ. Hội nông dân quận cho hay, năm tháng đầu năm, có 27 tàu công suất lớn được đem bán, và người mua cũng chuyển sang đánh bắt gần bờ. Một ngư dân sở hữu ba tàu công suất lớn tại quận Thanh Khê cho hay, chuyển từ câu mực xa bờ sang nghề giã cào ven bờ là một bước thụt lùi trong nghề khai thác thủy sản, góp phần tận diệt nguồn hải sản ngư trường gần.

Như thế là bỏ nghề biển luôn, khi đã quyết định bán ghe, bán tàu. Nghĩa là, những ngư dân bán ghe tàu là sẽ bỏ luôn nghề biển. Tại sao ngư dân không tin vào nhà nứớc CSVN sẵn lòng bảo vệ biển và ngư dân Việt?

Trong khi đó, nhà nứơc CSVN vẫn cho dân chúng uống nước đường để lạc quan bằng các lễ hội tưng bừng. Thí dụ, bản tin báo Tuổi Trẻ hôm Chủ Nhật 07/06/2009 kể về:

“Ngày 06/06, tại bãi biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố và đón nhận danh hiệu Lăng Cô - vịnh đẹp nhất thế giới với sự tham dự của hàng nghìn người dân địa phương và du khách. Tin vui này càng tôn thêm ý nghĩa và giá trị của biển đảo Việt Nam khi dư luận cả nước đang bàn về “Ngày biển Đông và hải đảo Việt Nam”...”
(hết trích)

Nghĩa là, Hà Nội lấy dầu cù la để xoa cho người bệnh ung thư lạc quan? 

Điều khó hiểu là, tại sao chính phủ CSVN không đưa vụ bao vây biển ra Liên Hiệp Quốc khiếu kiện? Tại sao Hà Nội la ầm ĩ về hải tặc Somalia, mà lại im lặng trước hải tặc Biển Đông? Tại sao không ra trước LHQ lớn tiếng, nộp kháng thư đòi qúốc tế vào điều tra vụ phong tỏa Biển Đông? Bởi vì, nếu mình không đủ quân lực đánh, thì chắc chắn là cũng có đủ sức la lớn cho khắp thế giới nhìn thấy mặt tên hung đồ Biển Đông chớ. Tại sao Hà Nộị lặng lẽ như thế?

Hay là, có phải Đảng CSVN đã bán xong Biển Đông rồi? Có mật ước gì không? Bởi vì vụ bauxite Tây Nguyên đang có vẻ như đã có mật ước bán mỏ cho CSTQ từ lâu, thì không lẽ Biển Đông lại được Đảng CSVN để yên lành? Tại sao im lặng suốt 3 tuần lễ rồi mới dịu dàng xin đàn anh gượng nhẹ?



Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 804 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0