Thứ Tư, 2025-01-22, 3:06 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 11 » HIỂM HỌA XÂM LĂNG TỪ PHƯƠNG BẮC
9:23 AM
HIỂM HỌA XÂM LĂNG TỪ PHƯƠNG BẮC

Nguyên tác: Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu

Phụ chú và giới thiệu: Trương Phú Thứ 

Nước Việt Nam đang đứng bên vực thẳm của một cuộc xâm lăng của người anh em “môi hở răng lạnh” cộng sản Trung quốc.  Những năm tháng gần đây, bọn bá quyền Trung quốc đã dùng sức mạnh khống chế và áp bức tập đòan cầm quyền Hà Nội phải cắt đất dâng biển cho người đồng chí vĩ đại.  Mấy ngày qua, báo chí quốc nội đưa tin hải quân của cộng sản Trung quốc đã xua đuổi các thuyền bè đánh cá của ngư dân miền Trung ngay trên vùng biển của Việt Nam.  Nhiều tầu bè đánh cá đã bị đâm chìm, cướp bóc nhiên liệu và các dụng cụ đánh cá.  Cộng sản Trung quốc cũng như các triều đại vua chúa của Trung Hoa luôn luôn coi lãnh thổ của quốc gia Việt Nam như là một tỉnh, một phần đất của Trung Hoa và họ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm chiếm. 
 

Gần nửa thế kỷ trước, vào mùa hè năm 1962, trong một tài liệu huấn luyện cho các cán bộ cao cấp đảng Cần Lao, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã viết :  

"Từ năm 1972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem là của họ.

Chính sách ngàn đời của Trung Hoa là thống trị Việt Nam và không lúc nào họ thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc.  Nhưng điều mà Trung Hoa muốn không phải Việt Nam chỉ thần phục và triều cống.  Trung Hoa lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất là lãnh thổ Việt Nam mà họ coi như bị tạm mất. "
 

  1. Diễn biến lịch sử

 
 

Từ năm 900 đến năm 1840, Trung Hoa đã bẩy lần đem quân xâm chiếm nước Việt Nam.  Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần do nhà Minh và một lần do nhà Thanh.  Những họat động xâm chiếm liên tục như vậy chứng tỏ các triều đại vua chúa Trung Hoa đều theo một chính sách chung là thống trị và chiếm lãnh giang sơn nước Việt Nam.  Lý do mà Trung Hoa muốn và cần phải xâm chiếm Việt Nam vì lưu vực sông Hồng Hà ở miền Băc Việt Nam là đường thóat ra biển của các tỉnh Tây Nam Trung Hoa và đó cũng là con đường xâm nhập của các đạo quân viễn chinh vào lãnh thổ Trung Hoa.  Bởi vậy Trung Hoa luôn ôm mộng thôn tính nếu không được cả giang sơn Việt Nam thì ít ra cũng phải là miền Bắc Việt Nam.  Cũng vì lý do này mà khi triều đình Tự Đức cầu viện Trung Hoa để chống lại quân Pháp thì Lý Hồng Chương lại ngả theo Pháp mà đề nghị một kế họach chia đôi nước Việt Nam để dành các phần đất bao bọc lưu vực sông Hồng Hà lấy đường ra biển.  Sau khi đệ nhị Thê Chiến chấm dứt,  Tưởng Giới Thạch đã giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyến 17 lên phía bắc Việt Nam cũng vì lý do này.  Xem ra như vậy thì Việt Nam luôn là miếng mồi nhòm ngó của Trung Hoa bất kỳ ở thể chế nào. 

Họa xâm lăng triền miên đe dọa dân tộc chúng ta và trở thành một ám ảnh cho các nhà lãnh đạo nước ta.  Do đó mà lịch sử ngọai giao của chúng ta lúc nào cũng bị đè nặng và chi phối bởi tâm lý thuộc quốc.  Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ đã tìm cách bứt phá ra khỏi cái ách lệ thuộc đó nhưng hai nhà lãnh đạo của dân Việt với những chiến công lẫy lừng và tài ngọai giao khéo léo cũng phải khuất phục trước những gai góc thực tế.  Họa xâm lăng từ phương Bắc đã trói buộc các nhà lãnh đạo nước ta vào con đường một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam.    

Khi Việt Nam bị Tây phương tấn công, triều đình nhà Nguyễn đã không đủ tri thức và khả năng dùng phương tiện ngọai giao để khai thác những mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương mà thóat ra khỏi được vòng binh đao.  Bởi vì quan quân nhà Nguyễn vẫn bị cái mặc cảm thuộc quốc đè nặng trên từng lời ăn tiếng nói.  Chính sách ngọai giao chật hẹp đã đưa đất nước vào thế bị cô lập.  Tất nhiên lúc hữu sự không thể nào đối mặt với sóng gió.  Hành động ngọai giáo duy nhất lúc bấy giờ là sai sứ sang Tầu cầu cứu.  Trung Hoa vào lúc đó cũng đang bị Tây phương đe dọa, nếu không thì Việt Nam lại một lần nữa bị Trung Hoa đô hộ. 

  1. Chống ngọai xâm

 
 

Quá trình chống ngọai xâm của các vua chúa ngáy xưa cũng chỉ hạn hẹp trên lãnh vực quân sự.  Đó là một thiếu sót to lớn đưa đến những thất bại liên tục.  Nước ta là một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa thì ngọai giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo tòan độc lập và lãnh thổ. 

 

Các biện pháp chống ngọai xâm từ phương Bắc mà các vua chúa ngày xưa đề ra chỉ giới hạn và liên quan đến hai nước Trung Hoa và Việt Nam.  Sự thần phục và triều cống của triều đình nước Nam chỉ là những biện pháp hõan binh và biện pháp chống ngọai xâm chưa từng bao giờ được đặt thành một chính sách.  Từ đó những kế sách ngọai giao chưa bao giờ được cân nhắc hay họach định.  Sau đó là những nỗ lực của Việt Nam trên phương diện quân sự cũng rất giới hạn trong mục đích giữ họăc tranh giành đất để dung thân.  Đối với một nước nhỏ, trong công cuộc chống ngọai xâm thì biện pháp quân sự không đủ để tự vệ mà cần phải biết khai thác các lợi thế qua các biện pháp ngọai giao. 

Tuy nhiên biện pháp cần thiết và hữu hiệu nhất lại hòan tòan thuộc quyền chủ động của chúng ta là phải nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, đồng thời phát huy ý thức quốc gia dân tộc.  Lại nữa phải áp dụng một chính sách cai trị khóang đạt và mở rộng thành phần cũng như khuôn khổ lãnh đạo.  Nếu ý thức quốc gia và dân tộc ăn sâu vào tâm não của người dân, mọi người đề cao và tranh đấu cho độc lập tự do thì cho dù quân xâm lăng có đánh tan được đạo quân của chúng ta và ngay cả chiến thắng chúng ta trên trường ngọai giao thì cũng vẫn không thể nào tiêu diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.   

Nhưng ý chí quật cường đó mà vắng bóng lãnh đạo sẽ không đưa tới những kết quả mong muốn.  Bởi vậy phải tạo ra những cơ hội để quần chúng tham gia và chia sẻ bổn phận cũng như trách nhiệm trong guồng máy lãnh đạo.  Bộ máy này càng đông càng hay vì bọn xâm lăng không thế nào tiêu diệt hết được những người lãnh đạo.  Tiêu diệt lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các lực lượng xâm lăng. 

Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngọai giáo.  Nhưng hơn hết là phải chủ động nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân.  Phát huy ý thức quốc gia và dân tộc đồng thời mở rộng sự tham gia của quần chúng vào hệ thống lãnh đạo.  Như vậy thì một thể chế chuyên chế và độc tài không thể nào có đủ điều kiện và khả năng để bảo vệ quốc gia chống ngọai xâm được.  Bởi vì bản chất của một thể chế độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập của người dân để giữ quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một tập đòan.  Thể chế độc tài này không những sẽ không tiêu diệt được ý chí tư do dân chủ trong quần chúng mà lại còn là một lợi khí cho kẻ ngọai xâm.  Bởi vì dưới thể chế này thì nhân dân sẽ bị áp bức rồi trở nên chống đối phe nhóm lãnh đạo.  Họ sẽ hợp tác ngay cả với bọn xâm lăng.  Lịch sử thế giới đã xác nhận chỉ có những dân tộc sống trong tự do dân chủ mới có khả năng chống lại ngọai xâm. 

  1. Bài học cho tập đòan cầm quyền cộng sản Việt Nam

 
 

Lãnh thổ của quốc gia Việt Nam luôn luôn là một miếng mồi, một mục tiêu nhòm ngó của bất cứ thể chế nào bên Tầu.  Vì nhu cầu địa lý và kinh tế, bọn bá quyền Bắc Kinh sẽ còn nhiều áp lực khống chế và đòi hỏi đám đàn em ở Hà Nội phải nhượng bộ, thỏa mãn những ngược ngạo của chúng.  Tập đòan cầm quyền ở Hà Nội vì nhu cầu sống còn đã cắt đất nhường biển cho cộng sản Trung quốc nhưng “giấc mộng lớn” của đảng cộng sản Trung quốc không chỉ là Việt Nam mà là tòan thể khu vực Đông Nam Á.  Con đường độc đạo để đi đến Lào, Cao Miên, Thái Lan…không đâu thuận tiên và “ngon ăn” hơn Việt Nam.  Để chống lại họa xâm lăng từ phương Bắc, thiết tưởng tập đòan cộng sản Hà Nội nên nghiền ngẫm bài học “chống xâm lăng” của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu.  Thưở sinh thời, Ông Nhu đã phải đối đầu với đòan quân cộng sản Bắc Việt thi hành nhiệm vụ quốc tế xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.  Chỉ với một cái bút trong tay, Ông Nhu đã họach định ra Ấp Chiến Lược đánh tan đám quân xâm lăng từ miền Bắc vả cả bọn cộng sản nằm vùng ở miền Nam.  Trong tài liệu “Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, cố Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đã xác nhận có đến 75% cán bộ và cơ sở của cộng sản ở lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa đã bị tiêu diệt vì những hậu quả trực tiếp của chương trình Ấp Chiến Lược.   

Một trong những sửa sọan để chống xâm lăng là đảng cộng sản Việt Nam phải có những cải cách thực sự về tự do dân chủ, khơi dậy lòng tự hào và yêu nước của tòan dân.  Quyền tự do của người dân phải được tuyệt đối tôn trọng chứ không phải bị khép kín trong một hệ thống “xin-cho”.  Tạo điều kiện và hợp tác với các tôn giáo trong các chương trình cải cách và thăng tiến giáo dục, xã hội.  Quyết tâm bài trừ tham nhũng, các đảng viên tham ô phải bị xét xử công khai và trừng phạt đích đáng.  Sau nữa là phải mở rộng cánh cửa công quyền để những người không có cái thẻ đảng viên có cơ hội tham gia vào hệ thống lãnh đạo.  Trong bối cảnh hiện tại, công tác xây dựng một ý chí quốc gia và dân tộc trong quần chúng là cần thiết và cấp thời.  Bọn bá quyền Trung quốc chưa xua quân qua ải địa đầu tiến hành cuộc xâm lăng nhưng hàng hóa Trung quốc đã tràn ngập đến từng ngõ ngách trên lãnh thổ Việt Nam.  Các hãng xưởng của Trung quốc đã thấy ở khắp các tỉnh thành.  Công nhân Trung quốc đang ngày đêm khai thác bô xít ở Tây Nguyên và cái bóng ma của Mao Trạch Đông lúc nào cũng lởn vởn trong bộ Chính Trị của đảng Cộng Sản Việt Nam.  Hình thức xâm lăng này còn bội phần nguy hiểm hơn những hành động quân sự.  Chỉ có tinh thần đòan kết của tòan dân,  tình tự quê hương và tự ái dân tộc trong một thể chế tự do dân chủ mới có thể ngăn ngừa được đại họa này. 

 
Lịch sử ghi chép rằng quân dân nước Nam đã sáu lần đẩy lui được đòan quân xâm lược từ phương Bắc.  Cha ông chúng ta đánh Tống bình Chiêm để giữ vững và mở mang non sông bờ cõi thì lẽ nào cộng sản Hà Nội lại ô nhục bán cả giang sơn tổ quốc cho bọn cộng sản Trung quốc sao?
Category: Chính trị | Views: 883 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 17
Khách: 17
Thành Viên: 0