Sau
khi phía Trung Quốc thông báo việc cấm đánh bắt hải sản tại khu vực mà
họ qui định ở Biển Đông từ ngày 16-5 đến 1-8, nhiều ngư dân Việt Nam tỏ
ra lo lắng, thậm chí nằm bờ không dám ra khơi.
AFP PHOTO
Giữa
lúc có nhiều tranh chấp chủ quyền trong Biển Đông, với những phương
tiện thô sơ, lạc hậu, ngư dân Việt Nam đồi diện với nhiều hiểm nguy khi
đánh bắt xa bờ.
Trước tình trạng
này, đầu tháng 6 vừa qua Bộ Ngọai giao Việt
Nam đã lên tiếng phản đối với
phía Trung Quốc. Tuy vậy những biện
pháp cụ thể để bảo
vệ quyền lợi cho ngư
dân Việt Nam thì ra sao?
Gia Minh phỏng
vấn ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục
Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi
Thủy Sản thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tình hình đó. Trước hết ông Chu Tiến
Vĩnh cho biết:
“Khi Trung Quốc
có thông báo như
thế thì người Phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt
Nam có thông báo trên báo chí phản
đối vi phạm chủ quyền
vùng biển mà phía Việt Nam quản lý; tức phía Trung Quốc
chỉ có quyền quản lý vùng biển
mà Trung Quốc quản lý, còn vùng thuộc phía Việt Nam thì do Việt Nam quản lý, không ai có quyền ngăn cản và xâm phạm theo luật quốc tế.
Về Cục chúng tôi cũng phản đối.
Hiện chúng tôi đang
có sọan thảo hổ trợ
chính sách. Trong đó có tăng cường
các lực lượng chức năng hổ
trợ cho ngư dân họat động
xa bờ, khi có sự cố thì có thể
can thiệp được ngay.
Ông Chu Tiến Vĩnh
Vừa
qua ngư dân Việt Nam khai thác tại những vùng của
Việt Nam và có tin là
phía Trung Quốc có đến gây khó dễ cho bà con ngư dân Việt Nam nên chúng tôi cực lực
phản đối, như vậy
là vi phạm chủ quyền Việt
Nam.
Chúng tôi có thông báo cho bà con ngư dân Việt
Nam vùng biển Việt Nam bà con cứ khai thác, và có các lực lượng như
biên phòng, cảnh sát biển và kiểm ngư;
nên khi có vấn đề gì thì thông báo ngay bằng vô tuyến điện về
cho cho cơ quan quản lý Việt Nam để
kịp thời can thiệp.”
Sẽ
can thiệp khi có sự cố?
Gia Minh:Ngòai việc phản
đối
thì chính quyền Việt Nam có những
biện
pháp gì chủ động hơn?
Ông Chu Tiến
Vĩnh: Chính quyền chủ động giúp cho ngư
dân khai thác xa bờ thuộc Việt Nam quản
lý, hiện chúng tôi đang
có sọan thảo hổ trợ
chính sách. Trong đó có tăng cường
các lực lượng chức năng hổ
trợ cho ngư dân họat động
xa bờ, khi có sự cố thì có thể
can thiệp được ngay.
Gia Minh:Nhưng như thế
có chậm
không?
Ông Chu Tiến
Vĩnh: Không chậm vì
sau khi Trung Quốc có lệnh thì chúng tôi có phản đối ngay. Chúng tôi có công văn gửi cho các sở là vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam thì ngư
dân cứ đi khai thác, chỉ có ở vùng giáp ranh giữa
Việt Nam và Trung Quốc thì lưu ý có thể
do sóng gió lớn, do khí hậu, do dòng chảy thì tàu thuyền có thể trôi giạt
sang vùng biển của họ, nên lưu
ý để đừng giạt qua và họ
gây khó dễ.
Gia Minh:Vừa qua có những
vụ
tàu ngư
dân Việt
Nam bị tàu lạ đâm đắm nhưở
Quảng
Ngãi hồi
tháng qua?
Bạn nghĩ
gì về vấn đề này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo
luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA
Ông Chu Tiến
Vĩnh:Trên vùng biển Việt Nam thì hằng
ngày có nhiều tàu thuyền qua lại; từ
lâu nay cũng có những vụ đâm va; nên ngư dân phải nắm
rõ hô hiệu, số, màu sắc để
thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý. Sự
cố này thường xuyên xảy ra vì Việt Nan có đường hàng hải nhiều tàu thuyền
qua lại, nên đó là chuyện bình thường.
Gia Minh:Việc
điều
tra khi xảy ra sự cố thì thế
nào?
Ông Chu Tiến
Vĩnh:Khi nhận được
thông tin thì chúng tôi thông báo ngay cho Cục
Hàng Hải Việt Nam - cơ quan quản lý nhà nước về họat
động tàu thuyền lưu thông trên biển,
để họ tìm ngày giờ nào thì tàu thuyền nào đi qua. Trên cơ sở đó thì có công hàm gửi cho những
nước tương ứng để
bắt họ bồi thường.
Gia Minh:Chúng
tôi có nói chuyện với một
số
ngư
dân, chủ
tàu thì họ trang bị của các tàu tùân
duyên, kiểm ngư của Việt
Nam so với Trung Quốc
thì không mạnh bằng và ngư
dân nói rất sợ tàu Trung Quốc,
vậy
Cục
đánh giá thế nào về ý kiến đó?
Trung Quốc
là một trong những cường quốc
thế giới, phát triển rất mạnh
về hải quân, trong khi nước ta còn nghèo nên trang thiết bị chưa
thật hiện đại. Nên khi ở
trên biển thì tránh va chạm và tranh thủ luật quốc
tế.
Ô. Chu Tiến Vĩnh
Ông Chu Vĩnh Tiến:Trung Quốc
là một trong những cường quốc
thế giới, phát triển rất mạnh
về hải quân, trong khi nước ta còn nghèo nên trang thiết bị chưa
thật hiện đại. Nên khi ở
trên biển thì tránh va chạm và tranh thủ luật quốc
tế. Như Mỹ với
Trung Quốc, Trung Quốc với Ngacũng
khác nhau chứ.
Gia Minh:Nhưng
có luật
và Việt
Nam phải trang bị để tự
bảo
vệ
chứ?
Ông Chu Vĩnh Tiến:Đúng rồi,
từ truớc đến nay Việt
Nam vẫn tăng cường sự hiện
diện các lực lượng chức
năng trên biển để hổ trợ
cho ngư dân an tâm khai
thác trên biển như hải quân, cảnh
sát biển, biên phòng…