Tp. HCM, ngày 8, tháng 6, 2009
Vào
lúc 13g ngày 08/6/09, khoảng 150 người thu gom rác dân lập ở một số
quận nội, ngoại thành Sài Gòn đã xuống đường biểu tình trước UBND
TP.HCM, họ phản đối mạnh mẽ về việc chi trả phí thu gom rác theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBNDngày
22/12/2008 của UBND thành phố. Họ căng 2 banderole lớn, riêng mỗi người
cầm trên tay 1 tờ giấy màu vàng với nội dung như hình trên, khổ 20x30cm
(A4).
Theo
Quyết định 88, các hộ thu gom rác dân lập có nhiệm vụ tổ chức trực tiếp
thu gom rác, còn phí thu gom sẽ do UBND phường đi thu. Nguồn thu sẽ
được hoàn lại các hộ thu gom rác dân lập sau khi trích lại 20% phí bảo
vệ môi trường. Theo đại diện Nghiệp đoàn Thu gom rác, mức trích như vậy
là quá cao.
Nghiệp
đoàn Thu gom rác huyện Củ Chi bức xúc: "Chúng tôi tự bỏ tiền túi ra để
trang bị phương tiện, nhân lực thu gom rác và mua cả đường rác, tại sao
không cho chúng tôi trực tiếp thu tiền mà lại giao cho UBND phường thu
tiền?" Như vậy UBND phường chẳng khác nào một đầu nậu, họ "giành rác"
của dân để "ăn"!?
Chúng tôi tự bỏ tiền túi ra để trang bị phương tiện, nhân lực thu gom
rác và mua cả đường rác, tại sao không cho chúng tôi trực tiếp thu tiền
mà lại giao cho UBND phường thu tiền? Như vậy UBND phường chẳng khác
nào một đầu nậu, họ giành rác của dân để ăn!?
» Nghiệp đoàn Thu gom rác huyện Củ Chi
Theo
Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, tại Sài Gòn có khoảng 3.000 đến
4.000 người làm nghề thu gom rác dân lập. Nếu chính quyền tại TP.HCM
không thay đổi quyết định 88, nghĩa là vẫn còn có ý định giành rác với
họ, không tạo động cơ thúc đẩy họ tích cực thu gom rác thì không biết
chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó họ đồng lòng ngưng không thu
gom rác.
Tp. HCM, ngày 9, tháng 6, 2009
Hôm
nay (09/6/09), các hộ thu gom rác dân lập tiếp tục biểu tình trước UBND
TP.HCM. Rút kinh nghiệm ngày hôm qua, hôm nay CA đã chặn các ngả đường
vào trụ sở UBND TP. Nên bên trong chỉ có các hộ thu gom rác, CA, CSCĐ,
GTCC và lực lượng áo xanh.
Sau thời
gian đôi co không có kết quả với vị đại diện UBND TP, cộng với việc
"thi đấu không có khán giả", nên "đội khách" các hộ thu gom rác dân lập
thay đổi chiến thuật, họ chuyển hướng "thi đấu" bằng cách diễu hành
theo các tuyến đường Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi - Lê Lợi. Đến gần chợ Bến
Thành, họ bọc ngược về bùng binh Nguyễn Huệ. Vậy là "lối đá chồng biên"
của họ đã thành công, dân chúng xem rất đông.
Ngoài tờ đơn kiến nghị phía trên và những tấm hình chụp hôm nay, tôi
hoàn toàn mù tịt về các hộ thu gom rác dân lập. Tôi đã tiếp cận họ để
hỏi thăm, nhưng đã bị sờ gáy và "mời anh đi chỗ khác cho chúng tôi làm
việc". Đưa máy hình lên chụp thì bị tước máy và xóa ngay tại chỗ. Tự do
của VN là thế đấy! Công viên trước chung cư EDEN và bùng binh Nguyễn
Huệ là nơi không có bảng cấm nhưng vẫn bị cấm chụp!? Bà mịa nó, sao nó
không mang cái bùng binh về nhà để thờ luôn đi.