ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI - Sáng 16/6/2009, theo giấy mời của Thanh tra Quận Đống
Đa, Thành phố Hà Nội trả lời đơn khiếu nại của Giáo xứ Thái Hà, các
linh mục, tu sĩ và giáo dân đã xếp hàng một trật tự ra trước UBND Quận
Đống Đa để làm việc với Thanh Tra về đất hồ Ba Giang của Giáo xứ bị
chiếm đoạt trái pháp luật.
Trời
đổ cơn mưa như khóc thương cho những đau khổ của giáo dân thời gian
qua, những dòng người cầm ô, mang áo mưa vẫn nối đuôi nhau hăm hở lên
đường.
Sau Thánh lễ sáng và cầu nguyện dưới chân Đức Mẹ Công lý,
đoàn người xuất phát từ nhà thờ Thái Hà, một loạt biểu ngữ trên các
trang giấy A3 với các khẩu hiệu:
“Chúng tôi kiên quyết bảo vệ tài
sản của chúng tôi” “Của Thiên Chúa phải trả về Thiên Chúa” “Công lý, sự
thật” “Phản đối cướp đất Thái Hà lần 2” … đã dương cao trên tay các giáo dân đi trên đường lên Quận.
Khác
với những lần trước, lần này có rất nhiều biểu ngữ lạ, chữ “STOP
BO-XIT” trên tay, trên áo mưa, trên mũ của giáo dân đã làm nhiều người
đi đường thấy lạ lẫm và tìm hiểu.
Đầu giờ buổi sáng trên đường đông nghịt, người ta vẫn ngoái đầu nhìn dòng người đi và hát Thánh ca trên hè phố.
Đoàn
đến trước văn phòng Ủy Ban Nhân dân Quận Đống Đa, đến đây hàng loạt
chiến sĩ công an đang hối hả dàn hàng, dân phòng lăm lăm gậy trong tay,
mấy chiếc xe chở những hàng rào sắt nhọn lởm chởm đang vội vàng bốc
xuống chắn trước cửa Ủy Ban Nhân dân Quận.
Hai
cánh cổng vào cơ quan này đóng chặt, bên trong là một đoàn công an.
Hàng đoàn giáo dân chen nhau đứng trước cổng mong được vào để gặp các
“đầy tớ” của mình đã bị sức mạnh của những chiến sĩ công an trẻ, khỏe
chặn lại.
Trớ trêu thay, bên cạnh một bảng đồng ghi rõ:
“Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa” là một đám
“Nhân dân”
chen chúc nhau đứng dưới trời mưa trước cánh cửa đóng chặt và hàng đoàn
công an ngăn chặn. Nhiều người bảo nhau, không biết hai chữ Nhân dân
trên cái bảng này có ý nghĩa gì?
Các linh mục, tu sĩ và giáo dân
đứng hồi lâu dưới trời mưa mỗi lúc một nặng hạt, cánh cửa sắt hé mở để
một vài “đầy tớ” ra vào rồi đóng lại ngay tắp lự. Dàn quay phim, công
an được dịp phô diễn lực lượng và canh giữ bên ngoài, trong sân, trên
nhà làm việc.
Dùng dằng mãi, cuối cùng cũng có 3 linh mục, một
tu sĩ được vào phía trong để gặp các “cán bộ”. Đến phòng làm việc,
không thể yên tâm với đoàn giáo dân đang dầm mưa phía dưới, các linh
mục đề nghị để giáo dân vào trú mưa trong hè Ủy ban Nhân dân. Nhưng,
những đề nghị đó lập tức bị bác bỏ.
Với
đủ các lý luận, viện đủ các lý do không thể bác bỏ rằng: tài sản, đất
đai này là của giáo xứ, giáo dân, tu sĩ đều đồng trách nhiệm với nhau,
không thể không có giáo dân cùng làm việc và được biết về những vấn đề
liên quan đến đất đai của họ. Cuối cùng, đoàn Thanh tra mới đồng ý để 3
đại diện giáo dân vào làm việc cùng.
Tôi đang đứng nhìn đoàn
người dưới mưa vẫn cầm những tấm biểu ngữ bằng giấy trong tay, dán lên
hàng rào sắt, thì được một nhóm giáo dân cử làm đại diện cho họ vào
theo các linh mục trong phòng họp.
Cùng với một giáo dân tên
Mạnh, tôi được đi qua chiếc cổng sắt bảo vệ chu đáo bằng lớp lớp công
an phía trong, bà Nguyễn Thị Việt và vài giáo dân vào từ trước đang
phải đứng lơ ngơ dưới sân cũng được cử đi theo đoàn. Nhưng một công an
chặn lại bằng mọi cách ngay tại cầu thang. Sức vóc to lớn là thế, anh
chặn ngang đường vì “lệnh trên” không cho lên tầng 2 là nơi làm việc
của đoàn. Lại đấu tranh rồi cuối cùng bà Việt cũng vào được phòng làm
việc.
Vào phòng làm việc của Quận, hoành tráng với hai dãy bàn
kê hình elip và bày biện sang trọng. Các cán bộ của các phòng, ban đã
yên vị. Ông Đào Trường Sơn (Một cái tên nghe cứ như phá rừng làm tôi
suýt bật cười) làm trưởng đoàn đọc quyết định thành lập Đoàn Thanh tra.
Theo
quyết định Đoàn Thanh tra gồm đầy đủ các ban, ngành của Phường, Quận,
Thành phố… được giới thiệu khá đầy đủ, từng người một, chỉ thiếu một vị.
Nghe
xong quyết định, các thành phần linh mục và giáo dân phản ứng: Việc
quyết định nói rằng giải quyết khiếu nại của ông Vũ Khởi Phụng và ông
Phụng vắng mặt không có lý do là không đúng, đơn từ đã ghi rõ ràng Linh
mục Vũ Khởi Phụng là đại diện cho toàn bộ linh mục, tu sĩ, và giáo dân
Thái Hà. Các thành phần ở đây đã là đại diện cho Giáo xứ.
Ông Đào Trường Sơn đã không đồng ý cho giáo dân phát biểu, lại nhận được sự phản đối, ông bảo tôi:
“Nếu anh có ý kiến gì, thì viết đơn chuyển đến tôi” tôi phản ứng lại:
“Tại sao, trong cuộc họp hôm nay, ngồi đối diện với nhau, mà không được
phát biểu lại phải làm đơn, tôi phản đối lối làm việc quan cách không
tôn trọng nhân dân, các anh là cán bộ, là đầy tớ của dân, có đầy tớ nào
mà trong cuộc họp không cho ông chủ phát biểu không? Nếu không thì
chúng tôi vào đây làm gì? Nếu tất cả mọi lời nói đều phải làm đơn, thì
bao nhiêu nhà máy giấy cho đủ”. Vậy nhưng với các ý kiến của giáo dân, ông vẫn… phớt.
Nội
dung buổi làm việc chẳng có gì nhiều, trong suốt từ đầu cuộc họp, có
một nhân vật nam, tóc dài bỏ xù, không hề được giới thiệu, nhưng hết
ghé tai thì thầm ông trưởng đoàn, lại thì thầm anh chàng viết biên bản,
vẻ rất bí mật. Hết ghé tai thì thầm lại chụp ảnh từng người, và ngồi
nhìn trừng trừng vào tôi, tôi cũng trừng mắt nhìn lại thì anh ta lảng.
Vui
nhất là khi viết biên bản. Quen cách làm việc hống hách, cửa quyền, các
cán bộ rủ nhau viết biên bản, cả một cuộc họp, họ viết được khoảng
trang giấy, khi đọc lại giáo dân và linh mục, tu sĩ phản đối rất “nhiệt
tình”.
Có vài lời phát biểu ngắn, gọn, nhưng trưởng đoàn đề
nghị phát biểu lại để ghi. Khi linh mục Khải cầm xem lại biên bản, đề
nghị được ghi vào thì ông trưởng đoàn đồng ý. Thấy vậy, anh chàng tóc
xù “không biết từ đâu” tiến đến can thiệp. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam
Phong phản ứng:
“Anh này từ đâu tới, tên gì, chức vụ và nhiệm vụ gì ở đây mà cứ chỉ đạo cuộc họp?” . Anh ta ngang ngạnh:
“Ông cần tôn trọng người khác, tôi không ở trong đoàn Thanh tra nhưng tôi có nhiệm vụ” .
Tôi phản ứng:
“Ngay khi đầu đến nay, anh chưa giới thiệu anh là ai, chức vụ gì, thành
phần nào mà dám vào chỉ đạo ở cuộc họp này nghĩa là anh đã chưa biết
tôn trọng người khác. Nếu anh có nhiệm vụ, yêu cầu công khai giới thiệu
danh tính. Nếu anh không thuộc thành phần làm việc ngày hôm nay, đề
nghị anh ra ngoài. Chúng tôi không chấp nhận một cuộc họp mà có người
không danh tính đến đây chỉ đạo. Nhỡ nếu có ông xe ôm nào chạy vào chỉ
đạo cuộc họp này thì sẽ ra sao”? Anh ta bảo:
“Tôi nói cho anh Vinh biết, tôi biết anh ở đâu, về hộ khẩu, anh không thuộc giáo xứ Thái Hà” .
Ngay lập tức, anh Mạnh giáo dân và tôi hỏi lại:
“Anh có biết thế nào là giáo dân giáo xứ không? Anh có biết giáo hội là
gì không? Chúng tôi không phân biệt bất cứ hộ khẩu hay tạm trú, đâu có
nhà thờ, nhà xứ là nhà chúng tôi. Nếu nói như anh, thì những người ở
Vĩnh phúc, ở Miền Nam, ở Hà Nam… lên Hà Nội là không được đi tham dự
sinh hoạt tôn giáo sao”? Chắc anh ta nhầm tưởng rằng Giáo
hội cũng như nơi cơ quan anh ta nhận lương bổng, nên cũng có cách quản
lý bằng lý lịch và hộ khẩu như thế?
Quả thật, các cán bộ thời
nay muốn làm ông chủ, quản lý nhân dân, nhưng họ thiếu hiểu biết nhiều
về nhân dân mình. Những hành xử vừa qua của chính quyền Hà Nội với giáo
dân, đi từ sai lầm này đến sai lầm khác làm cho sự việc ngày càng trầm
trọng, chính là vì họ thiếu thông tin về giáo dân. Dù họ có Ban này,
Viện nọ, với cả hàng đống công an tôn giáo, công an nọ kia, đủ cả nhưng
thông tin đầy đủ về giáo dân thì chắc họ thiếu họ mới làm thế. Nếu có
đủ, tôi tin họ có cách hành xử khác nhiều khi không mang nặng một tư
tưởng thù địch với tôn giáo.
Ông Trưởng đoàn nhận:
“Anh ta làm việc cho tôi” .
Tôi phản đối:
“Dù anh ta có làm việc cho anh, trong cuộc họp cũng phải công khai tên
tuổi. Còn nếu anh là trưởng đoàn mà không đủ năng lực để làm việc, thì
anh cần có ủy quyền”. Cuối cùng thi ông trưởng đoàn mời anh ta ngồi phía sau nhưng nhất định không công khai anh ta là ai.
Phần biên bản, phía giáo xứ đề nghị:
Thứ
nhất: Các yêu cầu về thành phần đoàn thanh tra, có giáo dân, giáo sĩ
giáo xứ và Giáo phận tham gia. Những yêu cầu này phải được trả lời bằng
văn bản trước khi đoàn Thanh tra bắt tay vào việc.
-Thứ hai: Phản đối cách làm việc của Trưởng đoàn Thanh tra, không tôn trọng nhân dân, làm việc hống hách và thiếu minh bạch.
-Thứ
ba: Đất đai của chúng tôi, không phải bàn cãi, đề nghị phía nhà nước
cho biết cơ quan nào đã vào xâm chiếm ngang ngược đất của chúng tôi, và
yêu cầu thu dọn có thời hạn để chúng tôi thu hồi vì đất này chúng tôi
vẫn quản lý. Không thể để tình trạng kéo dài việc ngang nhiên xâm chiếm
đất của chúng tôi trái pháp luật, coi thường kỷ cương và làm mất an
ninh khu vực. Chúng tôi đã làm theo các quy định của pháp luật và đề
nghị các cơ quan nhà nước phải làm theo đúng pháp luật.
Trong khi làm biên bản chuẩn bị ký, phía Giáo xứ Thái Hà yêu cầu có một bản mang về, ông trưởng đoàn đã hứa đồng ý.
Vậy
nhưng, khi ra ngoài nhận chỉ thị anh ta đã quay ngoắt 180 độ làm những
người trong phòng cũng sửng sốt trước sự bất nhất của anh ta.
Sau
khi linh mục Khải viết vào biên bản các yêu cầu của Giáo xứ, anh ta
mang về sai một người khác: “xóa chỗ này, thêm chỗ kia” rồi giữ rịt để
yêu cầu mọi người nghe đọc.
Giáo xứ phản đối quyết liệt, nhưng anh ta sau khi xin chỉ thị thì vẫn khăng khăng
“chúng tôi sẽ đưa vào sau” .
Cuối
cùng, để vấn đề được đơn giản, chúng tôi yêu cầu anh ta cho chúng tôi
chụp lại văn bản đó để đảm bảo rằng nội dung không bị sửa chữa. Nhưng
anh ta không chấp nhận và từ khi đó trở đi, anh ta giữ rịt lấy cái biên
bản đã được sửa chữa rồi tuyên bố giải tán cuộc họp.
Tất cả mọi người phía Giáo xứ đều phản ứng, hiền lành như linh mục Nguyễn Văn Thật cũng đứng dậy tuyên bố:
”Các
ông đánh lừa tất cả chúng tôi, các ông gọi chúng tôi đến đây, mưa gió
bão bùng để các ông lừa bịp viết nhăng viết cuội à? Những kẻ sống ác
đức sẽ bị trời quả báo” .
Một tiếng sét như xé mang tai,
tia chớp làm ánh sáng lọt vào phòng như một lưỡi lửa làm mọi người giật
mình, ngoài kia mưa nặng hạt, các giáo dân càng cất cao tiếng hát và
tiếng hô
“Quan tham trả đất nhà thờ” vọng vào nơi chúng tôi ngồi nghe đến xót ruột.
Ông
trưởng đoàn cứ cù nhầy nhất định không giao biên bản, cũng không để cho
chụp hình, đồng thời ông chỉ giữ ông đọc cho mọi người nghe hoặc sai
lính của ông đọc mà thôi.
Biết tình hình không thế khác khi đã
có chỉ thị, các giáo dân, tu sĩ và linh mục đành yêu cầu kiên quyết hủy
biên bản. Nhưng ông trưởng đoàn vẫn kiên quyết giải tán cuộc họp mà bất
chấp ý kiến phản đối.
Sau khi ngồi khá lâu, yêu cầu được đọc lại
biên bản, nếu không đồng ý chỗ nào thì bỏ, giáo xứ đành phải hủy biên
bản đó bằng những dòng gạch chéo khi không được ký biên bản và đọc nội
dung cũng như không có gì đảm bảo là sẽ không bị sửa chữa làm sai lệch.
Chúng tôi ra về sau một buổi làm việc đầy thất vọng khi nhìn thấy cách làm việc của những cán bộ, “đầy tớ của nhân dân”.
Trước khi vào phòng họp, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã hỏi:
“Các anh đến họp có chỉ thị gì không? Nếu đã có chỉ thị thì chúng tôi
về. Thanh tra là phải khách quan mới tìm ra được sự thật”. Ông ta đã trả lời là không có.
Vậy
nhưng, chỉ sau một lúc, ông ta đã xin nghỉ để xin chỉ thị, và sau khi
xin chỉ thị thì ông ta quay ngược những điều ông đã hứa mà không hề
thấy ông tỏ ý xấu hổ.
Thật là lạ cho sự xấu hổ của quan chức giờ biến đi đâu hết cả. Hèn chi trong thiên hạ có câu ca
“Thanh cha, thanh mẹ, thanh gì/ Nếu có phòng bì, thì lại thanh kiu” .
Chúng
tôi nghĩ mãi mà chưa hiểu, không biết có bạn đọc nào hiểu được sự bất
nhất, không minh bạch dù chỉ một tờ biên bản của ông trưởng đoàn thanh
tra Quận Đống Đa này có ý nghĩa gì không?
Nếu
chỉ mới một tờ biên bản, anh ta đã không thể minh bạch, thì hỏi có ai
tin những cuộc thanh tra của ông và những người như ông đảm bảo sự
khách quan?
Và một điều nữa, là “quan thanh tra” nhưng ông không
theo các quy định cần có khi làm việc, mà anh ta lại làm theo một sự
chỉ đạo nào đó khi anh phải chạy ra chạy vào nhiều lần trong buổi họp.
Giáo
xứ Thái Hà có thể trông chờ vào công lý ở đây hay không thì họ đã hiểu,
vì họ đã có kinh nghiệm của đoàn thanh tra trước đây về khu đất nay đã
là vườn hoa. Đoàn Thanh tra đó, chưa một lần đến gặp nhà thờ là chủ thể
khiếu nại, nhưng đã có những kết luận mà đọc lên, không chỉ giáo dân mà
một người không bình thường cũng đã thấy được trò ma giáo.
Một
cuộc họp có nhiều điều không bình thường, một màn kịch vụng, một kép
hát tồi. Những kép hát và vở kịch này càng được diễn, thì bộ mặt của
chủ gánh hát ngày càng lộ ra trước mắt thiên hạ mà thôi.
Hà Nội, Ngày 16 tháng 6 năm 2009
JB. Nguyẽn Hữu Vinh