Lê
Công Định không phải là nhân vật nổi tiếng đầu tiên bị chính quyền bắt
giữ. Trước ông, đã có những Nguyễn Văn Đài, những Lê Thị Công Nhân.
photo courtesy of blog LS Nguyễn Đăng Trừng
Luật sư Lê Công Định, người chấp bút bản Tuyên bố về Hoàng Sa và Trường Sa của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
Và trước
ông, đã có những đồng nghiệp vấp
phải sự đối xử
hà khắc của chính quyền; một Lê Trần
Luật, một Lê Quốc Quân…
Nhưng,
phải đợi đến trường
hợp Lê Công Định, người ta mới
chợt nhận ra cơn “sốc”
dữ dội trong lòng dư luận. Có lẽ,
vì Lê Công Định khởi đi từ một
hoàn cảnh khác, tham gia
vào cuộc sống với một
điều kiện khác, và đến với độc
giả - tức dư luận
– bằng một con đường khác.
Công chúng với Lê Công Định
Trong một
thời gian dài, độc giả trong nước,
thông qua báo chí trong nước,
đã có nhiều dịp được “tiếp
cận” nhân vật Lê Công Định một cách công khai. Những bài viết
của ông, đề cập đến
nhiều lãnh vực khác nhau, thể hiện một
hình ảnh đầy lý trí, có tri thức, tôn trọng lẽ phải,
và đặc biệt là sự công tâm.
Độc giả bên ngoài Việt Nam cũng đã biết đến ông qua những
phát biểu, những bài viết đụng chạm
đến nhiều đề tài mà người
trong nước né tránh. Luật sư Định
đã từng có bài viết nói về tính “chính danh.”
Sự xuất hiện của
ông trên các phương tiện truyền thông ở
nước ngoài cũng trong
tinh thần ấy: chính danh.
Luật sư Định đề
cập nhiều đến các chủ
đề chính trị, Hiến Pháp, pháp luật,
chính quyền, cai trị, vân vân… những vấn đề
của “thượng tầng kiến
trúc.” Ông cũng không bỏ
qua những vấn đề mang tính thời
sự, gây bức xúc trong đời sống hiện
tại của dư luận.
Luật sư Định đã từng
ký tên vào bản Kiến Nghị phản
đối các dự án bauxite; là người chấp bút cho Tuyên Bố
của Đoàn Luật Sư Thành Phố
Hồ Chí Minh liên quan đến chủ quyền
2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; và cũng là tác giả “Hào Khí Diên Hồng” được báo chí trong và ngoài nước đăng tải, lên án sự nhu nhược của
đời sống hiện tại,
qua đó khơi gợi hào khí dân tộc của quá khứ.
Cơn sốc của dư
luận trong nước, vì vậy, là điều dễ hiểu.
Người ta đã từng “biết” về
một Lê Công Định như vậy.
Để rồi, chỉ trong một
ngày, ngày 13 tháng Sáu, truyền
thông trong nước lại rầm rập
vẽ nên một hình ảnh Lê Công Định
hoàn toàn khác: một “tội phạm” “nguy hiểm”
và “phản động.”
Luật sư Định đến
với công chúng, được sựủng
hộ của độc giả
một cách lương thiện. Sự
lương thiện này đã khiến cỗ máy tuyên truyền
của truyền thông Nhà Nước bị đẩy
vào thế khó tin, tạo nên tâm lý ngờ vực và từ
đó nảy sinh một khả năng phản
tuyên truyền.
Lê Công Định
và Chính quyền
Sự tương phản giữa
những rủi ro mà luật sư Lê Công Định
đang đối mặt so với những
thành công mà ông có toàn quyền
thụ hưởng đã đẩy nhiều cơ
quan truyền thông trong nước, và cả Chính Quyền, lâm vào thế “không thể tranh luận.”
Bắt đầu có những bài viết
trong nước đẩy “thế trận”
đi vào một hướng khác, nhằm hóa giải câu hỏi: tại
sao một người thành công như luật sư
Định lại đi vào con đường phản biện
đầy rủi ro?
Điều
này được nhận diện sắc
nét trên một blog có tên
Everywhere Land. Xin trích:
“…Việc
bắt luật sư Định
lại có thể có những tác dụng
khác, ngoài mong muốn của Chính quyền. Từ trước
tới nay, những nhân vật bất đồng
chính kiến bị xử lý thường
được chính quyền mô tả hoặc
như những lão hủ nho, gàn dỡ, bất đắc
chí, hám danh và hay cãi vặt,
hoặc như những tay ngựa
non, háu đá, hám danh, dễ
bị nước ngoài điều khiển...
Nhưng
lần này là một luật sư
hàng đầu, người rất thành công trong sự nghiệp,
từng được báo Tuổi Trẻ trân trọng
giới thiệu trong một bài viết chân dung như một hình tượng
tiêu biểu cho thế hệ trẻ.
Sẽ có
những người đặt câu hỏi:
tại sao giàu có là thế, thành đạt là thế, vợ
đẹp là thế mà Lê Công Định vẫn không chịu
yên phận làm ăn lại còn kêu gọi dân chủ, rồi muốn
"lật đổ" Chính quyền? Ngay lập tức, báo chí quốc
doanh đã nghĩ ra câu trả
lời: Vì Lê Công Định muốn trở
thành "ứng cử viên Tổng thống".
Tóm lại,
vì anh ta hám danh, hám quyền
lực. Câu trả lời đó hẳn
sẽ thuyết phục được
không ít người - nhất là trong thời buổi này, khi đạo
đức và niềm tin là những thứ xa lạ
hơn bao giờ hết, nhiều
lúc chỉ là cái cớ cho những lời
giễu cợt và những câu pha trò.
Và đối
với nhiều người, việc
một luật sư thành đạt
như thế dám dấn thân đấu
tranh cho dân chủ nếu không vì tiền, không vì gái đẹp thì chỉ có vì quyền lực và danh vọng.
Nhưng
không phải ai cũng nghĩ
như vậy. Ngay cả trong một cuộc khủng
hoảng niềm tin, khủng hoảng đạo
đức đang âm ĩ đục ruỗng xã hội
Việt Nam 20 năm qua, thì
nhiều người vẫn tin rằng
vẫn có những người có thể
dấn thân vì niềm tin, chứ không phải vì tiền, vì quyền
hay vì bất mãn, chán
ghét.”
Nhận định của blogger Everywhere Land có thể xem là có cơ sở. Cách đây hơn
2 năm, luật sư Lê Công Định đã có bài viết “Hào Khí Diên Hồng,” một bài viết
cho thấy tác giả nhận thức
rõ sự khủng hoảng niềm
tin trong xã hội.
Xin giới
thiệu một trích đoạn sau đây:
“Vì nhu nhược,
chúng ta không dám phản kháng thói hạch
sách, nhũng nhiễu của lớp
quan lại
mới,
chấp
nhận
dùng tiền
vượt
qua trở
ngại.
Đến
khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và
quan liêu đã lan tràn, bất trị.
Vì nhu nhược,
chúng ta che tai không dám nghe lời nói ngay thẳng,
mặc
nhiên dung túng sự dối trá và xu nịnh.
Đến
khi bừng
dậy,
đạo
đức
đã suy đồi, khó sửa.
Vì nhu nhược,
chúng ta hài lòng với những gì đang có, cố
tin vào sựổn định giả
tạo,
đắm
mình vào những lễ hội vô nghĩa liên
miên. Đến
khi nghĩ lại, xung quanh đã đầy dẫy
ung nhọt,
không còn thuốc chữa.
Vì nhu nhược,
chúng ta bịt mắt trước những
bước
đi vũ bão của các dân tộc láng giềng.
Đến
khi tỉnh
ngộ,
sự
tụt
hậu
quá rõ ràng, không còn cơ may rút ngắn
khoảng
cách.
Để
che giấu
mặc
cảm
do nhu nhược, khắp nơi người
ta kể
nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc
lớn
tiếng
dè bỉu
chuyện
cung đình tồi tệ, nhưng lại
trong … quán nhậu! Chí khí kiểu
“sĩ phu Bắc Hà” ấy liệu sẽ
giúp ích được gì cho công cuộc chấn
hưng
đất
nước
đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa?”
Truyền thông Nhà nước qua vụ Lê Công Định?
Chiến
dịch bôi nhọ nhân vật Lê Công Định
được một số blog khác mô tả
như sự phản bội
của giới truyền thông Nhà Nước
đối với chính nhân vật họ đã từng
trân trọng.
Liệu
những gì họ viết về
Lê Công Định trong các
bài báo từ ngày 13 tháng
Sáu trở đi có phủ nhận được
những gì họ đã viết về
nhân vật này tính từ thời điểm
ấy trở về trước?
Liệu, chính những tờ báo này có thật
sự tin tưởng thông tin mà Chính Quyền trao lại và chỉ đạo
họ phải viết? Độc
giả của báo chí trong nước sẽ chọn
ai, một Lê Công Định trước hay sau thời
điểm 13 tháng Sáu?
Blogger Everywhere Land chọn
đăng một đoạn chuyển ngữ
từ một blog khác vào trong bài viết của mình. Tác giả
nói rằng đoạn chuyển ngữ
này là trích đoạn phát biểu của một
thẩm phán Hoa Kỳ, được đưa ra nhân vụ
án xét xử một Đảng Viên Cộng
Sản Mỹ. Đoạn văn đặt
lại vấn đề căn bản
về tương quan giữa Chính Quyền và cá nhân, về trách nhiệm của Nhà Nước
và quyền của công dân, về ý nghĩa của tự do và quyền
tự do ngôn luận.
Luật sư Định bị
Việt Nam kết tội “tuyên truyền
chống lại Nhà Nước,” một
khái niệm mơ hồ có tác dụng
phủ nhận quyền bày tỏ
chính kiến. Xin kết thúc bài viết bằng đoạn
chuyển ngữ từ blog Everywhere Land sau đây:
“Những
người đã giành độc lập cho Tổ
quốc chúng ta tin tưởng rằng, mục
đích sau cùng của Nhà nước là giúp cho con người tự do phát triển
những tố chất của
bản thân. Và rằng trong chính phủ, sự thiện
chí đối thoại phải chiến
thắng bạo lực hung tàn.
Họ
trân trọng tự do như là một
mục tiêu, và cũng là phương tiện để
đạt được mục tiêu đó. Họ
tin rằng tự do chính là bí mật của hạnh
phúc, và lòng dũng cảm là
bí mật của tự do. Họ
tin tưởng rằng: được quyền
suy nghĩ như mình muốn và được nói lên những
gì mình suy nghĩ là quyền
bất khả phân, và là chìa khóa để tìm ra chân lý chính trị.
Rằng
nếu không có tự do
ngôn luận, những
cuộc hội họp chỉ là
vô bổ. Rằng
thông qua tranh luận, những
ý tưởng học
thuyết điên rồ sẽ bị
đánh bại. Rằng
kẻ thù lớn
nhất của tự do chính là những
con người bất động, vô tâm. Rằng
tự do ngôn luận
là nghĩa vụ chính trị và
giá trị căn bản của chính quyền
Hoa Kỳ ...”