Việt
Nam chuẩn bị chương trình kỷ niệm 84 năm báo chí trong tinh thần nhấn
mạnh hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, cổ súy hơn nữa chức
năng tuyên truyền của truyền thông, và đẩy mạnh hơn nữa nhu cầu nghiên
cứu nhằm xiết chặt thêm hình thức thông tin trên Internet.
AFP PHOTO
Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả điều nằm trong vòng kiểm soát, chịu sự chi phối của Đảng và Nhà nước.
Ngày báo chí cách mạng
Ngày 21 tháng Sáu hàng năm được
Chính Phủ chọn làm ngày “Báo Chí Cách Mạng Việt Nam.”
Mỗi một dịp kỷ
niệm ngày Báo Chí, cơ quan hữu trách của
chính phủ đều nhắc, rằng
“tình hình thế giới và trong nước còn nhiều phức tạp.”
Trong tinh thần
“phức tạp” ấy, thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài viết
biểu dương báo chí đã tích cực “…phản bác những
luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch,
góp phần tích cực vào việc giữ vững
ổn định chính trị xã hội…”
Ông Thủ
Tướng cũng khẳng định đội
ngũ làm báo ngày càng lớn
mạnh về “bản lĩnh chính trị.”
Trong dịp
này, người đứng đầu ban Tuyên Giáo Trung Ương, Ủy
Viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng
Sản Việt Nam, là ông Tô Huy Rứa khẳng định
84 năm qua đã chứng minh
“đặc điểm mang tính bản chất” của
báo chí Việt Nam là “báo
chí Cách Mạng ra đời từ Cách Mạng”
do Đảng Cộng Sản Việt
Nam lãnh đạo.
Ông Tô Huy Rứa
phát biểu, rằng đặc điểm
cơ bản đó đã “trở thành truyền thống.”
Báo chí của
nhà nước
là công cụ thông tin của Đảng.
Những
điều
Đảng
cho nói thì chắc chắn họ phải
nói. Điều
gì không cho phép thì họ không được
nói. Cho nên đối với trong nước,
tự
do thông tin là điều không thể
bàn được.
Nhà thơ
Nguyễn Tấn Cứ, Sài Gòn
Vai trò của
báo chí?
Tuy nhiên đối
với nhiều người, tính truyền
thống mà Nhà Nước áp đặt cho truyền
thông được thể hiện rõ nét qua vai trò “công cụ tuyên truyền” của lãnh vực
này.
Nhà thơ
Nguyễn Tấn Cứ, từ
Sài Gòn đã từng nhận định với
chúng tôi rằng “tự do thông tin tại Việt Nam là điều
không thể bàn được.”
“Báo chí của
nhà nước
là công cụ thông tin của Đảng.
Những
điều
Đảng
cho nói thì chắc chắn họ phải
nói. Điều
gì không cho phép thì họ không được
nói. Cho nên đối với trong nước,
tự
do thông tin là điều không thể
bàn được.
Luật
Báo chí giống như luật đi đường,
anh đi trật thì họ phạt.”
Thực tế của khoảng
1 năm trở lại đây, những hình thức kỷ luật
áp dụng lên một số tờ
báo và nhà báo cho thấy
“đặc điểm mang tính bản chất” không nhất
thiết trở thành “truyền thống.”
Năm ngoái, 2 phó tổng
biên tập của tờ Tuổi
Trẻ, là Huỳnh Sơn Phước và Trương
Quang Vĩnh không được
“tái bổ nhiệm.”
Đến
tháng Năm, 2 phóng viên Nguyễn
Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến
của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị
kết án “lợi dụng các quyền
tự do, dân chủ xâm phạm lợi
ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức,
công dân.”
Ba tháng sau đó, một
loạt nhân vật cao cấp của
các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên bị thu hồi thẻ
hành nghề, bị cách chức vì liên đới trách nhiệm với sai phạm
của hai phóng viên đã kể.
Đến cuối năm, thì đến lượt 2 vị
trí cao nhất của 2 tờ báo lớn
nhất nước là Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị
buộc rời khỏi chức
vụ lãnh đạo.
Lề
trái, Lề phải
Trong một
bài viết đăng trên Tạp Chí Cộng Sản
ngày 18 tháng Sáu, ông Đỗ
Quý Doãn, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin – Truyền
Thông đã có một tổng kết về
con số sai phạm trong năm vừa qua.
Cụ thể, Bộ này đã “xử
lý cảnh cáo 6 cơ quan báo chí; nhắc nhở, phê bình 252 trường
hợp; thu hồi thẻ nhà báo của
15 phóng viên, trong đó có 6 người
là lãnh đạo cơ quan báo chí; xử lý vi phạm hành chính 65 trường hợp của
41 cơ quan báo chí, 4 tổ chức và 1 cá nhân với
tổng mức xử phạt
là 561 triệu đồng.”
Bài viết
của Thứ Trưởng Đỗ
Quý Doãn trên Tạp Chí Cộng Sản nói thẳng
đến sự “chỉ đạo”
đối với báo chí Việt Nam. Thông tin trên bài viết cho thấy, chỉ đạo
báo chí đến từ sự chỉ
đạo của Ban Bí Thư liên quan đến việc “tổ
chức giao ban báo chí hằng tuần.”
Và, trong năm qua, “Bộ
Thông tin - Truyền thông
đã phối hợp chặt chẽ
với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức
đều đặn các buổi giao ban báo chí, kịp thời định
hướng, chỉ đạo thông tin…”
Thế rồi, mọi sự
chỉ đạo trên các phương tiện thông tin truyền
thống bắt đầu trở
nên lạc hậu khi hình thức thông tin trên Internet phát
triển mạnh tại Việt
Nam.
Ông Thứ
Trưởng Bộ Thông Tin – Truyền Thông thừa nhận, “sự
phát triển và hội tụ về
công nghệ giữa viễn thông, truyền
thông và Internet diễn ra
mạnh mẽ, nhiều quy định
của Luật Báo chí hiện hành đã không còn phù hợp.”
Hình thức
blog phát triển mạnh mẽ, rồi
trở thành phong trào từ cuối năm 2007 với
nội dung đẩy mạnh tinh thần
chống Trung Quốc cũng như khẳng định
chủ quyền 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Với
hệ
thống
Internet toàn cầu như hiện
nay, chính quyền không thể tuyên truyền
theo cách như ngày xưa, “một mình, một
chợ”
được
nữa.
Nhà văn Nguyễn Viện
Trong phong trào này, blogger Điếu Cày bị
bắt và trở thành một trong những biểu tượng
của giới blogger Việt Nam.
Một
nhà văn hiện đang sống trong nước, ông Nguyễn Viện, nhận
diện được chức năng phản
biện của thông tin mạng đối với
thông tin truyền thống do Nhà Nước quản lý. Ông từng
ví von rằng, Internet khiến Chính Quyền không còn “một mình, một chợ” trong lãnh vực
tuyên truyền.
“Với
hệ
thống
Internet toàn cầu như hiện
nay, chính quyền không thể tuyên truyền
theo cách như ngày xưa, “một mình, một
chợ”
được
nữa.
Khi người
ta có những thông tin khác để đối
chiếu
thì những
lập
luận,
những
thông tin của chính quyền theo kiểu
như
vậy
chỉ
tạo
cho người
ta sự
thất
vọng,
hết
sức
thất
vọng,
bởi
vì không sức mạnh nào bằng
sức
mạnh
của
sự
thật.”
Siết internet
Kể từ khi thông tin mạng phát triển mạnh tại
Việt Nam, nhu cầu kiểm soát báo chí trở
nên phức tạp hơn, và đòi hỏi
tính công nghệ cao hơn.
Việt
Nam đã liên tục ban hành
các quy chế, chỉ thị để
kiểm soát nội dung trên Internet.
“Cục
Quản
Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện
Tử”
ra đời
hồi
năm ngoái, xây dựng qui định
quản
lý thông tin trên Internet, trong đó có “quy định về
quản
lý blog cá nhân.”
Công tác quản lý báo chí
không chỉ quản lý những tờ
báo, xuất bản phẩm trong xã hội
thực mà còn phải xác định rõ trách nhiệm
quản lý đối với những
tờ báo, xuất bản phẩm
trên mạng.
Ô. Đỗ
Quý Doãn
Đến cuối năm, “Thông Tư 07” ra đời, chính thức qui định rõ ràng những
điều lệ nhằm kiểm
soát hoạt động và nội dung của
các blog.
Các hình thức
kiểm soát vừa đề cập
không ngăn chặn được sự lan truyền
của thông tin trên thế giới ảo.
Kỷ niệm lần thứ
84 “Báo Chí Cách Mạng”
năm nay, giới quan sát
cho rằng truyền thông Việt Nam sẽ còn được
xiết chặt hơn nữa
trong thời gian tới, đặc biệt
đối với thông tin trên mạng.
Ông Đỗ
Quý Doãn đã nói rõ như vậy trong bài viết trên Tạp Chí Cộng Sản:
“Công tác quản lý báo chí
không chỉ quản lý những tờ
báo, xuất bản phẩm trong xã hội
thực mà còn phải xác định rõ trách nhiệm
quản lý đối với những
tờ báo, xuất bản phẩm
trên mạng (xã hội ảo).
Đây là vấn
đề vô cùng khó khăn, phức tạp, bởi
ngày càng xuất hiện nhiều báo chí, trang tin, chương trình phát thanh, truyền hình, sách ở
trên mạng. Loại hình này được đánh giá, xác định thế nào và quản
lý ra sao là một trong những vấn đề
lớn cần quan tâm nghiên cứu để tìm ra các giải
pháp hữu hiệu nhất, thực
tiễn nhất.”