Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009-06-18
Thứ
Bảy vừa rồi, Đại sứ Mỹ tại VN, ông Michael Michalak, nhân chuyến sang
thăm vùng Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, đã gặp giới lãnh đạo tôn giáo,
cộng đồng VN, Liên hội Cựu Chiến sĩ VNCH cùng đại diện các tổ chức văn
hóa, xã hội, chính trị và giới truyền thông.
Photo by Đỗ Hiếu RFA
Đại
sứ Mỹ tại VN, ông Michael Michalak và BS Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội
đồng Quản trị của Tổ chức Quốc tế Yễm trợ Cao trào Nhân bản VN
Ba mục tiêu chính của ông Đại sứ Mỹ tại VN
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra tại tư
gia BS Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tổ chức Quốc tế Yễm trợ
Cao trào Nhân bản VN, khi Đại sứ Michael Michalak được đại diện cộng đồng VN và
giới truyền thông hỏi về nhiều vấn đề liên quan các lãnh vực gây chú ý hiện giờ
tại VN, như nhân quyền, tôn giáo, dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, mối quan
hệ ngày càng căng thẳng giữa VN và TQ…
Thứ nhất, tiếp tục làm việc
với chính phủ VN về vấn đề nhân quyền; thứ nhì, ra sức củng cố mối quan hệ hỗ
tương Mỹ-Việt; thứ 3 là bắt đầu thiết lập một chương trình giáo dục tiên tiến
giữa Hoa Kỳ và VN
Đại sứ
Michalak
Mở đầu cuộc nói chuyện, Đại sứ
Michalak cho biết: Rằng ông hiện ra sức xúc tiến trọng trách như ông đã hứa
cách nay 2 năm tại tư gia BS Nguyễn Quốc Quân, đó là, thứ nhất, tiếp tục làm việc
với chính phủ VN về vấn đề nhân quyền; thứ nhì, ra sức củng cố mối quan hệ hỗ
tương Mỹ-Việt; thứ 3 là bắt đầu thiết lập một chương trình giáo dục tiên tiến
giữa Hoa Kỳ và VN. Và ông tin rằng ông đã đạt được tiến bộ trong tất cả 3 mục
tiêu đó.
Nói chung, về lãnh vực nhân
quyền, tôn giáo, Đại sứ Michalak cho hay:
Đại ý ông nói rằng phía Hoa Kỳ
tiếp tục kế họach đối thọai về nhân quyền với VN, nêu lên tất cả những vấn đề
quan trọng như tự do báo chí, lập hội…trong khi hợp tác chặt chẽ với các sứ
quán khác tại VN để giúp xúc tiến vấn đề này.
Ông Michalak nói thêm rằng mới
đây ông nhận được cam kết từ phía chính phủ VN là sẵn sàng hợp tác với Toà Đại
sứ Mỹ về trợ giúp kỹ thuật liên quan luật bảo vệ người tố cáo tham nhũng, mà
ông hy vọng sẽ giúp mở rộng được tự do báo chí tại VN.
Những chủ đề mà phía Hoa Kỳ chú trọng là không những đối thọai với VN về
nhân quyền – và cả tệ nạn tham nhũng, mà còn hội họp với những nước viện trợ quan
trọng cho VN về vấn đề này.
Đại sứ
Michalak
Đại sứ Mỹ nói thêm rằng một
trong những chủ đề mà phía Hoa Kỳ chú trọng là không những đối thọai với VN về
nhân quyền – và cả tệ nạn tham nhũng, mà còn hội họp với những nước viện trợ quan
trọng cho VN về vấn đề này.
Ông Michalak nhân tiện nhắc lại thỏa thuận giữa VN
và Nhật Bản, nước viện trợ vốn ODA hàng đầu cho VN, qua đó VN hứa không để tái
diễn vấn đề tham nhũng như vụ ông Hùynh Ngọc Sĩ, viên chức giao thông cao cấp.
Minh bạch rõ ràng giữa tôn giáo và chính trị
Theo đại sứ Mỹ, thì cần phải
minh định rõ rằng đạo luật tự do tôn giáo chỉ đề cập tới vấn đề tự do tôn giáo;
nó không nhất thiết liên quan đến nhân quyền:
Ông Michalak lưu ý rằng có một
sự khác biệt rõ rệt giữa những người bị bắt vì bày tỏ quan điểm chính trị và những
người đi lễ nhà thờ vào Chủ Nhật.
Ông Michalak lưu ý rằng có một
sự khác biệt rõ rệt giữa những người bị bắt vì bày tỏ quan điểm chính trị và những
người đi lễ nhà thờ vào Chủ Nhật.
Ông nhắc lại là mỗi năm Bộ Ngọai
giao Hoa Kỳ có cuộc duyệt xét và công bố bản phúc trình về tự do tôn giáo, cứu
xét các nước trên thế giới xem có đáp ứng những điều kiện quy định trong Đạo luật
về Tự do Tôn giáo hay không để từ đó đưa hay không đưa những nước ấy vào danh
sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Đại sứ Michalak nhận xét
rằng ngay trong lúc nầy, ông không tin là có đủ bằng chứng để đưa VN trở lại
danh sách CPC, tức những nước cần quan tâm đặc biệt về đàn áp tôn giáo. Nhưng,
vẫn theo Đại sứ Mỹ, thì phía Hoa Kỳ tiếp tục duyệt xét hàng năm, để, nếu có đủ
bằng chứng, hẳn sẽ đưa VN trở lại danh sách này.
Cũng liên quan tôn giáo, ông
Michael Michalak nghĩ rằng hiện giờ Giáo hội Công giáo không dính líu đến chính
trị. Ông nghĩ là Giáo hội tại VN phải ở ngoài phạm vi chính trị.
Và việc liên hệ
chính trị thường phải đương đầu với hàng loạt thứ luật lệ không liên quan luật
về tự do tôn giáo, khiến đương sự gặp nhiều rắc rối. Như trường hợp LM Nguyễn
Văn Lý, theo ông, vì vượt qua ranh giới này khiến Cha Lý tiếp tục bị cầm tù và
thế giới tiếp tục kêu gọi VN phóng thích LM Lý.
Trường hợp LM Nguyễn
Văn Lý, theo ông, vì vượt qua ranh giới này khiến Cha Lý tiếp tục bị cầm tù và
thế giới tiếp tục kêu gọi VN phóng thích LM Lý.
Đại sứ Mỹ, nhân trả lời một
câu hỏi liên hệ cho biết thêm rằng ông không tin là có sự liên quan trực tiếp
giữa Giáo hội Thiên chúa tại VN với Giáo hội Thiên chúa ở Ba Lan.
Vẫn liên quan vấn đề tôn
giáo, ông Michalak cho hay rằng chính ông chưa có cơ hội gặp các chức sắc của đạo
Cao Đài, nhưng nhân viên của ông đã gặp họ, đặc biệt là tại Tây Ninh. Theo ông
thì phía Toà Đại sứ Mỹ không những tiếp xúc với Cao Đài, mà còn với Hoà Hảo
cùng những giáo hội khác như Công giáo, Tin Lành.
Ông Michalak nhận xét rằng
nói chung người dân VN hiện có cơ hội bày tỏ Đức Tin của mình nhiều hơn trước
đây. Và phía Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi sát diễn tiến này.
Quan hệ giữa VN và TQ
Về mối quan hệ giữa VN và TQ,
đại sứ Mỹ nhận định là ông không nghĩ rằng TQ có thể tấn công VN vào bất cứ lúc
nào. Mặc dù nhìn nhận rằng hiện mối quan hệ Việt-Trung rất phức tạp, nhưng theo
ông, nói chung mối quan hệ này vẫn còn tốt đẹp, dù không nồng thắm nhưng cũng
không phải là lạnh nhạt nhất thế giới.
Đại sứ Michael Michalak nhận
thấy VN và TQ có chung một biên địa khá dài, khiến việc phân định biên giới khó
khăn. Ông lưu ý rằng đại sứ VN tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, từng thảo luận và
đạt thỏa thuận với Bắc Kinh về vấn đề biên giới Việt-Trung trên bộ, nên ông
Michalak đề nghị cử tọa, nếu có hỏi, hãy tìm ông Lê Công Phụng hỏi về vấn đề
này thì thích hợp hơn.
Vấn đề Biển Đông, Đại sứ Mỹ
nhận xét: Ông nghĩ rằng Hoa Kỳ không bày tỏ lập trường nào cả về việc tranh chấp
lãnh hải tại vùng này. Nhưng theo ông, phía Hoa Kỳ tin tưởng ở quyền tự do hàng
hải cùng việc mở cửa thủy lộ. Và Hoa Kỳ sẽ thực thi quyền này bằng cách đưa tàu
tới những thủy lộ đó.
Về vấn đề Biển Đông, Đại sứ Mỹ
nhận xét: Ông nghĩ rằng Hoa Kỳ không bày tỏ lập trường nào cả về việc tranh chấp
lãnh hải tại vùng này. Nhưng theo ông, phía Hoa Kỳ tin tưởng ở quyền tự do hàng
hải cùng việc mở cửa thủy lộ. Và Hoa Kỳ sẽ thực thi quyền này bằng cách đưa tàu
tới những thủy lộ đó. Và Hoa Kỳ sẽ có thêm biện pháp để bảo đảm và xúc tiến quyền
tự do về hàng hải.
Liên quan vấn đề bauxite Tây
Nguyên, Đại sứ Mỹ Michael Michalak nói: Ông nghĩ đây cũng là vấn đề phức tạp.
Ông hy vọng, sau khi trở lại VN, ông sẽ sớm tìm cách tới Tây Nguyên để chính
mình chứng kiến tình hình ở đó. Đại sứ Michalak hiểu rằng người dân VN – trong
và ngoài nước – đều âu lo về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, nhất là chuyện
TQ có dính líu trong kế họach này.
Đại sứ Michalak nghĩ điều hay
nhất là chính phủ VN phải rất minh bạch về toàn bộ vấn đề, cho người dân biết
có bao nhiêu công nhân TQ ở đó, những người TQ này làm việc có giấy tờ hợp lệ
không, họ phải bảo đảm là sẽ trở về nước khi hoàn tất công việc. Tóm lại, theo
Đại sứ Mỹ thì nhà cầm quyền VN phải minh bạch, chân thật về những gì đang diễn
ra.
Giáo dục là chìa khóa mở tất cả các cửa
Một lãnh vực mà Đại sứ
Michael Mikhalak cũng đặc biệt chú trọng là sự hợp tác giáo dục với VN. Đại
ý nói rằng đây là vấn đề mà ông ưu thích nhất, vì nó tác động tới nhiều lãnh vực,
từ chính trị, kinh tế đến xã hội…
Theo ông giáo dục hẳn là chìa khóa mở tất cả
các cửa. Điều quan trọng là Hoa Kỳ sẵn sàng nỗ lực tối đa để giúp cải thiện
hệ thống giáo dục của VN. Và đây là một trong những mục tiêu quan trọng của cơ
quan giáo dục đặc nhiệm Việt-Mỹ.
Theo ông giáo dục hẳn là chìa khóa mở tất cả
các cửa. Điều quan trọng là Hoa Kỳ sẵn sàng nỗ lực tối đa để giúp cải thiện
hệ thống giáo dục của VN. Và đây là một trong những mục tiêu quan trọng của cơ
quan giáo dục đặc nhiệm Việt-Mỹ.
Ông nhắc lại rằng ông đã hứa là
trong vòng 3 năm đầu làm Đại sứ ở VN, ông sẽ ra sức tăng gấp đôi số sinh viên
VN du học tại Mỹ. Và theo ông, thì hiện ông đã đạt được mục tiêu này.
Sau cùng, khi được hỏi sau 2
năm làm việc ở VN, vấn đề nào làm ông nhức đầu nhiều nhất. Đại sứ Michael Michalak
cười lớn, và đáp rằng mọi vấn đề mà ông phải ứng phó đôi khi làm ông nhức đầu.
Ông giải thích rằng người ta không mang đến cho ông những chuyện dễ dàng đâu.
Những chuyện dễ có người khác giải quyết. Còn những vấn đề khó có ai giải quyết
được thì họ giao cho ông.
Ông Michalak cho rằng nhân
quyền là vấn đề mà ông và phía VN ít đạt được tiến bộ nhất. Rồi giáo dục cũng
là vấn đề nhiều thách thức, nhưng, theo ông, nó cũng đem lại nhiều thành quả
đáng kể.
Các vấn đề ông bận tâm có cả
việc phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội cho người dân VN
Nhưng, theo đại sứ Mỹ Michael
Michalak, nhân quyền và giáo dục là 2 vấn đề làm ông nhức đầu nhiều nhất.
|