§ Đỗ Hữu Nghiêm Quá
trình hình thành và diễn biến của Khối Cộng Sản thế giới cho phép người
có trí thức và suy nghĩ đặt vấn đề về các chính sách và hành động của
chính quyền Việt Nam từ sau 30/4/1975 đến nay có thể hiện tình yêu đất
nước, dân tộc và tôn trọng con ngườiViệt Nam cu thể không?
Qua việc bắt giữ Luật Sư Lê Công Định người ta có bằng chứng và cơ
hội cụ thể để suy nghĩ đến cách ứng xử nghiêm chỉnh của Cộng Sản Việt
Nam đối với giới trí thức có tâm huyết xây dựng đất nước.
Luật Sư Lê Công Định không phải là người đầu tiên và cuối cùng lên
tiếng về tình hình Việt Nam và những sự kiện liên quan đến tổ chức, vận
mệnh và sinh hoạt đất nước. Ngay tử tháng 4/2001, ba ông Nguyễn Chính
Kết, Hồ Minh Diệp và Đỗ Hữu Nghiêm đã bị triệu tập đến các Uy Ban Nhân
Dân liên hệ (Gò Vấp và Quân 10, Sàigòn) để bị thẩm vấn và đe dọa theo
điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Trước đó đã có nhiều vụ bắt giữ các
ông Hoàng Duy Hùng, Đoàn Viết Hoạt và Đoàn Thanh Liêm, LM Nguyễn Văn
Lý, Ls Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân,…
Nhưng từ trước đến nay, chưa hề có một phản ứng thống nhất đồng loạt
nào của cộng đồng Việt Nam và quốc tế đối với cuộc bắt giữ bất công
Luật Sư Lê Công Định. Chắc chắn việc bắt giữ luật sư Lê Công Định, thay
vì dàn áp dập tắt phong trào dấu tranh dân chủ tại Việt Nam hiện nay,
lại có tác dụng thức tỉnh nhân dân Việt Nam và thế giới giấy lên những
loạt hành động đấu tranh mới
Người ta nghĩ đến một phát biểu khinh miệt giới trí thức của ông Mao Trạch Đông trước kia: “Trí thức không bằng một cục phân!”.
Trong đấu tranh giai cấp kiểu Cộng sản, quả nhiên chính sách như vậy
được tuyên truyền nhồi sọ và có thể áp dụng kéo dài cho đến nay tại
Việt Nam. Một sự trùng lắp đặc biệt là nhiều thành phần tham gia cách
mạng đã xuất thân từ giai cấp nông dân, thơ thuyền, nghèo khó cả về tài
sản vật chất và vốn liếng trí thức. Số người trí thức tham gia cách
mang chỉ là một thiểu số.
Điển hình là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà trí thức làm cách
mạng, đã bị chính những đồng chí của mình trong bộ chính trị Đảng CSVN
khinh miệt, khi CSVN vẫn ngoan cố quyết định kế hoạch khai thác boxit ở
Tây Nguyên
Phải chăng chính vì giới trí thức bị chính quyền Việt Nam đánh giá
và khinh miệt như vậy, nên những người chuyên chính trong chính quyền
Việt Nam mới hành xử tàn bạo với nhân dân Việt Nam suốt hơn ba mươi năm
qua.
Như thế mọi nỗ lực cải tổ và cam kết quốc tế của Việt Nam nhằm nâng
cao tổ chức chính quyền, nhận thức nhân quyền và trình độ giáo dục và
học vấn đều bị ngăn trở. Chính thái độ coi nhẹ giáo dục và trí thức thể
hiện rõ trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo trong Đảng Cộng Sản Việt Nam,
qua nhiều người mua bằng giả để được tiến cử vào địa vị lãnh đạo.
Tôi có tiếp xúc bất ngờ với cựu một sĩ quan công an Việt Nam, không
mang sắc phục, tại Trường Bella Vista ở Oakland, CA Anh là cư dân Móng
Cáy, miền biên giới Việt Hoa phía Đông Bắc, có liên hệ xui gia với
nhiều nhân vật cao cấp trong hàng ngũ chính quyền CSVN. Anh đã tỏ ra
thái độ khinh rẻ trí thức và anh quả quyết giới lãnh đạo chính quyền
Việt Nam hiện nay không màng gì tới giới trí thức!
Nhưng tôi phản đối ngay, nếu khinh miệt trí thức, thì tại sao người
ta chịu đầu tư gửi con cái học trong những trường có tín nhiệm nhất,
hay cho con cái đi du học ở ngoại quốc.
Những thuật ngữ mập mờ trong điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam là một
cái bẫy pháp lý, để chính quyền CSVN bắt giữ, đàn áp những người xử
dụng quyền tự do ngôn luận, phát biểu những lời lẽ xây dụng đất nước
hay biên soạn những bài viết góp ý trong tinh thần dân chủ.
Đỗ Hữu Nghiêm
|