Thứ Sáu, 2024-11-22, 4:32 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 22 » Bản lãnh của nhà báo cho chế độ CS là bồi bút
8:50 AM
Bản lãnh của nhà báo cho chế độ CS là bồi bút

Lê Sáng


Sự thật, công lý trong xã hội văn minh ngày nay đang được sự tiến bộ của khoa học hỗ trợ mạnh mẽ. Về mặt kỹ thuật, các chế độ độc tài không thể dùng bạo quyền để trấn áp được hết tiếng nói phản đối. Nhưng thay vì phục thiện, các chế độ độc tài và độc tài csvn hôm nay quay sang đào tạo những kẻ bồi bút với cái gọi là “bản lĩnh chính trị của báo chí cách mạng” (*)

Hơn một năm qua, csvn làm đủ chuyện rất quái gở: Bán bô-xít khuyến mại thêm “món quà cấm khẩu” trước hành động xâm lược biển đảo giết ngư dân Việt của Trung Quốc – Bắt nhà báo đi sang lề bên trái kèm theo việc thả thứ trưởng tham nhũng – Đàn áp luật sư bào chữa giáo dân Thái Hà – Bắt luật sư lên tiếng đòi dân chủ nhân quyền với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước…

Báo chí công luận trên thế giới và báo chí tự phát trong chế độ nhà nước cộng sản thì lên tiếng phản đối. Báo chí của nhà nước cộng sản cũng có lúc ọ ẹ phản đối… Nhưng bị điểm huyệt cấm khẩu ngay…

Đến ngày
19/6/2009 Trương Tấn Sang, thay mặt bộ chính trị dự họp ngày “báo chí cách mạng Việt Nam”. Trương Tấn Sang lên lớp một hồi cho đám bồi bút đứng đầu là đồng chí chủ tịch hội nhà báo Việt Nam kiêm tổng biên tập báo Nhân dân Đinh Thế Huynh về những việc làm gây khó khăn cho công tác lãnh đạo điều hành của đảng thời gian qua. Kế đó ông ta chỉ đạo báo chí phải đi trước, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước - Bất kể cái chủ trương của nhà nước đã nhãn tiền là bán nước. Nhãn tiền bán nước đến độ “khai quốc công thần cộng sản” Võ Nguyên Giáp phải 3 lần lên tiếng bằng văn thư yêu cầu chấm dứt ngay.

Tấn công sách nhiễu luật sư, bắt luật sư vừa qua, thì đã rõ là cả hệ thống truyền thông báo chí cách mạng dùng mồm của an ninh điều tra là phát ngôn của mình. Thậm chí nó không còn là đưa tin nữa, mà sặc mùi đấu tố chửi rủa vô văn hóa như thời cải cách ruộng đất vậy.

Đó là đảng lãnh đạo báo chí cách mạng. Còn nhà nước chỉ đạo điều hành bộ máy “báo chí của dân” thì sao? Cùng ngày
19/6/2009 Lê Doãn Hợp - Bộ trưởng thông tin truyền thông trả lời phỏng vấn một tờ báo như hàng ngàn tờ báo trong chế độ cộng sản Việt Nam. Nó được giật tít: 'Báo chí thể hiện bản lĩnh trong phản biện xã hội' – Không bình luận về cách ví von rất lộn xộn về từ ngữ học thuật này của báo chí bồi bút cộng sản. Xin hãy nghe ông Lê Doãn Hợp nói:

Báo chí của bất kỳ đất nước nào cũng phải tuân thủ pháp luật. Báo chí Việt Nam cũng vậy, mọi hoạt động đều phải theo quy định của Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí cũng đã được luật hóa khá rõ ràng như: thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; đấu tranh phòng, chống các hành vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác...

Những quy định trên chính là “phần đường bên phải” của báo chí. Nói rộng hơn, “phần đường bên phải” chính là những quy định của pháp luật mà mọi người, mọi ngành nghề đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải chấp hành. Cũng như khi tham gia giao thông, con người và các loại phương tiện luôn luôn đi đúng phần đường đã được luật pháp quy định thì sẽ đi nhanh hơn và an toàn hơn
." - Hết trích.

Chưa cần nói đến những bất cập trong hệ thống pháp luật cộng sản như: Luật ngang nhiên vi hiến; Luật pháp trái với các điều ước quốc tế đã được csvn ký công nhận; Câu chữ trong luật được giải thích cách tuỳ tiện theo ý quan chức mà không có một cơ quan nào phân xử… Đã thấy những lời lẽ của Lê Doãn Hợp là tự mâu thuẫn:

· Đã là luật thì phải rõ ràng chứ không thể là khá rõ hay trung bình rõ như Lê Doãn Hợp phát ngôn được. Luật không rõ ràng, nó sẽ được suy diễn theo chiều hướng có lợi cho người dân chứ không phải có lợi cho nhà nước, nền pháp lý văn minh nào cũng vậy. Nhưng ở Việt
Nam thì ngược lại. Đây có phải là mấu chốt của vấn đề nhà nước csvn ban hành luật không minh bạch mà chỉ đến mức khá rõ ràng là cao nhất. Muốn rõ hơn, người dân phải xem phản ứng của nhà nước và suy luận theo hướng chấp hành luật như thế đã làm vừa ý nhà nước chưa ???

· Đã yêu cầu tính trung thực thì không thể đòi báo chí phải hướng dẫn dư luận gì gì… Sự thực sẽ tự biết tìm đường và tự dẫn đường dư luận. Giả dối sẽ tự đào thải, và nếu làm thiệt hại đến ai, đã có luật khởi kiện đòi bồi thường… Không có nền báo chí văn minh nào lại đặt mục tiêu định hướng, dẫn đường dư luận gì cả… Việc có dư luận theo chiều này chiều khác hoàn toàn mang tính thứ phát, và trên cơ sở sự thực mới là đúng và bền vững.

· Đã yêu cầu tính trung thực thì bất luận lợi ích của ai. Chỉ tôn trọng sự thực mà thôi. Không thể vừa yêu cầu tôn trọng sự thực vừa yêu cầu phải vì lợi ích của đảng của nhà nước cộng sản được. Nếu yêu cầu như thế, trường hợp có xung đột giữa sự thực và lợi ích của đảng thì sao ? Phải bóp méo sự thực hay phải gạt bỏ lợi ích của đảng đây ???

· Báo chí là lĩnh vực xã hội, nó tuy cụ thể nhưng lại mang cả tính trừu tượng, các quan hệ nội tại của nó đã rất phức tạp, chưa có nền văn minh nào có thể giải quyết hết được tính phức tạp này - Họ khắc phục bằng việc giáo dục lương tâm con người… Cho nên không thể đem báo chí so sánh với giao thông đường bộ lề đường bên phải lề đường bên trái được… Ông bộ trưởng truyền thông có lẽ không có kiến thức về pháp luật nên đem luật giao thông với hiện tượng tham gia giao thông đường bộ ra so sánh với báo chí thì quả thực trên thế giới chỉ có một mình ông.

Lòng vòng một hồi cuối cùng ông bộ trưởng cũng lòi ý ra: “Mỗi khi thông tin đó đã đạt tới hiệu quả xã hội cao thì chắc chắn tác giả của thông tin cũng như tờ báo luôn luôn nằm trong “ranh giới an toàn”. - An toàn cho phóng viên trong chế độ thông tin báo chí cộng sản là như thế đó. Nó phải đạt tới hiệu quả cao cho xã hội cộng sản. Mà xã hội cộng sản thì ai cũng biết nó được xây dựng trên đủ thứ giả dối. Đến học thuyết tư tưởng cũng là lừa bịp, nó đã phá sản hoàn toàn, và ở nơi quê gốc của nó người ta đã vứt ra sọt rác với bao nhiêu lời nguyền rủa vì tai ương nó gây ra… Vậy mà nó đang được csvn vá vứu rồi làm tiêu chẩn cho sự an toàn của phóng viên khi tác nghiệp báo chí… Và được gọi đó là bản lĩnh của người làm báo cách mạng Việt
Nam.

Từ cổ chí kim, bản lĩnh một con người khi nói ra, viết ra dù là làm báo hay viết sách viết sử là sự thực chứ không phải là “hiệu quả xã hội cao”. Chỉ có csvn đưa ra tiêu chí này. Nên ai có chút lương tâm chẳng dám làm báo cho cộng sản. Ai làm báo cho cộng sản, phải vứt bỏ lương tâm. Như thế nên đổi tên ngày báo chí cách mạng Việt
Nam – Thành ngày bồi bút cộng sản Việt Nam. Và bản lĩnh người làm báo cho csvn không có từ gì thích hợp cho bằng BỒI BÚT.

Lê Sáng

(*) Xem thêm :
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/06/3BA10614/
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/06/3BA10590/

Nguồn: VietCatholic News
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 845 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 19
Khách: 19
Thành Viên: 0