Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-06-25
Tại
một hội nghị về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường, vừa diễn ra ở thành phố Vũng Tàu, giữa Bộ Tài nguyên Môi trường
với giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường của các tỉnh, thành phố trên toàn
quốc, những viên chức đang giữ trọng trách quản lý lĩnh vực này đã cùng
lên tiếng cảnh báo về tình trạng khiếu nại, tố cáo của công dân đang
gia tăng.
Khiếu
nại về ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
Rác thải trên đường phố cũng là một trong những nguyên nhân làm nước đục và nhiễm bẩn.AFP photo
Đáng lưu ý là trong thời gian vừa qua,
những khiếu nại về ô nhiễm môi trường đã tăng đáng kể và chỉ đứng sau các khiếu
nại, tố cáo về đất đai.
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, tại
hội nghị vừa kể, các viên chức từ trung ương đến địa phương đều thừa nhận rằng,
khiếu nại, tố cáo của công dân đang tăng và chủ yều vẫn là những nội dung liên
quan đến đất đai.
Đáng lưu ý là trong thời gian vừa qua,
những khiếu nại về ô nhiễm môi trường đã tăng đáng kể và chỉ đứng sau các khiếu
nại, tố cáo về đất đai.
Dịp này, Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường
công bố một thống kê, theo đó, từ năm 2006 đến nay, chỉ tính riêng khu vực Đông
Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã có khoảng 18.000 lượt đơn, thư
khiếu nại, tố cáo dính dáng tới đất đai.
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị kể rằng, hầu hết giám
đốc sở tài nguyên - môi trường các tỉnh, thành phố đều xác nhận, đơn, thư khiếu
nại, tố cáo của dân chúng đang tăng.
Nội dung chủ yếu của các đơn, thư vẫn xoay
quanh những quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyện thu
hồi đất và bồi thường để giải phóng mặt bằng, hay đòi lại đất cũ, đặc biệt là
những thửa đất đã giao cho nhà nước quản lý, xây dựng công trình công cộng, hoặc
giao cho người khác sử dụng.
Tụ
họp phản kháng tố cáo vấn đề ô nhiễm
Hiện nay, dẫn đầu về lượng đơn, thư khiếu
nại, tố cáo ở khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long là TP.HCM,
kế đó là Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang,…
Đây có lẽ là lần đầu tiên, các viên chức
về tài nguyên và môi trường chính thức cảnh báo, khiếu nại, tố cáo gia tăng là
vì qúa trình thu hồi đất diễn ra mạnh, đặc biệt là các dự án lớn mỗi ngày một
nhiều.
Các
vụ khiếu nại, tố cáo đòi giải quyết ô nhiễm môi trường cũng qui tụ rất
nhiều người tham gia và trở thành một yếu tố mới góp phần gia tăng những vụ khiếu
nại, tố cáo đông người.
Tuy nhiên điểm đáng chú ý nhất là họ
loan báo rằng, các vụ khiếu nại, tố cáo đòi giải quyết ô nhiễm môi trường đang
tăng đáng kể và giống như những vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai,
các
vụ khiếu nại, tố cáo đòi giải quyết ô nhiễm môi trường cũng qui tụ rất
nhiều người tham gia và trở thành một yếu tố mới góp phần gia tăng những vụ khiếu
nại, tố cáo đông người.
Chúng tôi đã thử lật lại báo chí Việt
Nam để kiểm tra nhận định vừa kể và đúng là đã cũng như đang có khá nhiều vụ phản
kháng, đòi giải quyết ô nhiễm môi trường sau khi khiếu nại, tố cáo không hiệu
quả. Một trong những vụ đáng chú ý nhất xảy ra hồi cuối tháng tư năm nay tại Đồng
Nai.
Trên số ra ngày 24 tháng 4, tờ Lao Động kể rằng, tối 23 tháng 4, cả trăm
người dân ngụ ở khu phố 3 phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà đã bao vây
nhà máy xử lý rác Đồng Xanh, để chặn các xe chở rác, không cho đem rác vào nhà
máy vì không thể nào chịu nổi mùi hôi của nước rỉ ra từ rác và ruồi, muỗi dày đặc.
Đây là lần thứ hai dân chúng phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà bao vây nhà
máy xử lý rác Đồng Xanh vì đã hết kiên nhẫn.
Không riêng Đồng Nai, những vụ phản
kháng liên quan đến rác và xử lý rác đã xảy ra khắp nơi. Tại TP.HCM thì
đó là những vụ đòi đóng cửa khu xử lý rác Ða Phước, huyện Bình Chánh hoặc chặn
xe chở rác mang rác đến bãi rác Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Ở Quảng Nam thì có những
vụ chặn xe chở rác vào bãi rác Đông Yên, phường Hoà Thuận, thành phố Tam
Kỳ.
Cả trăm
người dân ngụ ở khu phố 3 phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà đã bao vây
nhà máy xử lý rác Đồng Xanh, để chặn các xe chở rác, không cho đem rác vào nhà
máy vì không thể nào chịu nổi mùi hôi của nước rỉ ra từ rác và ruồi, muỗi dày đặc.
Báo Lao Động
Rồi những vụ chặn xe chở rác vào bãi rác Ðồng Chùa, phường Hòa Khánh Nam,
quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Hay những vụ chặn xe chở rác vào bãi rác Đồng Chùa,
phường Thạch Yên, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, những vụ chặn xe chở rác đưa
rác vào khu xử lý rác Núi Thoong, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội,…
Pháp
luật chưa xử lý nghiêm khắc việc gây ô nhiễm
Đã có một vài viên chức về tài nguyên và
môi trường giải thích trong hội nghị mà chúng tôi đề cập ở đầu bài này rằng,
nguyên nhân dẫn tới số vụ khiếu nại, tố cáo về môi trường cũng như phản kháng
đòi giải quyết ô nhiễm môi trường gia tăng là vì nhiều cơ quan thực thi pháp luật
chưa xử lý nghiêm khắc những doanh nghiệp gây ô nhiễm và sự bất bình trong dân
chúng dâng cao vì ô nhiễm tác hại trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của họ.
Song
nhận định như thế hình như chưa đủ, ông Nguyễn Tiến, một cư dân ở TP.HCM, cho rằng,
khác biệt cơ bản nhất khiến mọi người thay đổi thái độ và cách hành xử đối với
những vấn đề về môi trường chính là nhận thức về tác hại của ô nhiễm. Ông Tiến
giải thích:
“Trước đây, mọi người nghĩ rằng môi
trường chẳng ảnh hưởng gì đến mình và nó là vấn đề của nhà nước. Đến bây
giờ, khi mà từng người nông dân, từng người dân thành thị đều tiếp xúc với ô
nhiễm môi trường thì người ta bắt đầu thấy sợ.
Với người nông dân thì cánh đồng lúa
của người ta liệu có thu hoạch như ý người ta mong muốn, tương ứng với công sức,
đầu tư của người ta hay không.
Do người dân càng ngày càng nhận thức rõ
ô nhiễm môi trường gây nguy hại đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến đời sống của họ nên
kiện tụng sẽ tăng.
Với những người nông dân nuôi trồng hải
sản thì tại sao tự nhiên cá của người ta lại chết hàng loạt. Còn với người dân
thành thị thì tại sao mà bây giờ môi trường bụi và ôn ào thế,sống ở thành phố
thì không thể chịu nổi... “
Theo ông Tiến, sự quan tâm về ô nhiễm
ngày một tăng chính là vì: “Bây giờ ô nhiễm gồm nhiều thứ: khói bụi, nguồn
nước sử dụng, tiếng ồn và ảnh hưởng do biến đổi khí hậu trái đất.
Tôi nghĩ rằng, bây giờ, vấn đề môi trường
không còn là của các chính phủ nữa, nó không còn là những gì thuộc về vĩ mô.
Bây giờ nó thực sự là những vấn đề
thuộc về từng con người, từng doanh nghiệp.”
Theo tờ Sài Gòn Tiếp Thị, khi tham dự hội
nghị về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, ông Lê Viết
Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, dự báo:
Nếu phân loại hết các cơ sở sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn Đồng Nai thì có thể sẽ có từ 70% –75% cơ sở gây ô nhiễm
và hàng ngàn doanh nghiệp vi phạm.
Do người dân càng ngày càng nhận thức rõ
ô nhiễm môi trường gây nguy hại đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến đời sống của họ nên
kiện tụng sẽ tăng.
|