Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
"… Bằng kế hoạch thôn tính 4 bước, đế quốc Bắc Kinh buộc Hà Nội hiến dâng
toàn thể hải phận Việt Nam từ Vịnh Bắc Việt đến vùng biển Hoàng Sa Trường Sa
…"
- Năm 1999 Đảng Cộng Sản Việt
Nam ký Hiệp Định Biên Giới Việt Trung để nhượng đất biên giới cho Trung Quốc.
- Năm 2000, Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Phân Định Vịnh BắcBộ để bán nước Biển Đông
cho Trung Quốc.
- Cũng trong năm này Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá để dâng cá dâng dầu cho Trung
Quốc.
- Và năm 1958, bằng văn thư của Phạm Văn Đồng, Đảng Cộng Sản Việt Nam đồng ý chuyển nhượng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
cho Trung Quốc.
Những hành vi này cấu thành 4 tội phản bội tổ quốc bằng cách "cấu kết với
nước ngoài nhằm xâm phạm chủ quyền của quốc gia, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ Quốc và xâm phạm quyền của quốc dân được sử dụng đầy đủ những tài nguyên
và nguồn lợi thiên nhiên của đất nước".
I. TỘI NHƯỢNG ĐẤT BIÊN GIỚI CHO
NƯỚC NGOÀI
Năm 1949, sau khi thôn tính lục địa Trung Hoa, mục tiêu chiến lược của Quốc Tế
Cộng Sản là nhuộm đỏ hai bán đảo Đông Dương và Triều Tiên.
Qua năm sau, 1950, với sự yểm trợ của các chiến xa Liên Xô và đại pháoTrung
Quốc, Bắc Hàn kéo quân xâm lăng Nam Hàn. Mục đích để giành yếu tố bất ngờ. Tuy
nhiên âm mưu thôn tính không thành do sự phản kích của quân lực Hoa Kỳ và Liên
Hiệp Quốc.
Từ 1951 cuộc chiến bất phân thắng bại đưa đến hòa đàm. Hai năm sau Chiến Tranh
Triều Tiên kết thúc bởi Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm tháng 7, 1953.
Thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, Trung Cộng tập trung hỏa lực và kéo các
đại pháo từ mặt trận Bắc Hàn xuống mặt trận Bắc Việt.
Để tiếp tế võ khí, quân trang, quân dụng, cung cấp cố vấn và cán bộ huấn luyện
cho Bắc Việt, các xe vận tải và xe lửa Trung Cộng đã chạy sâu vào nội địa Việt
Nam để lập các căn cứ chỉ huy, trung tâm huấn luyện, tiếp viện và chôn giấu võ
khí. Thừa dịp này một số dân công và sắc dân thiểu số Trung Quốc kéo sang Việt Nam định cư lập bản bất hợp pháp để lấn chiếm đất đai.
Trong Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai khởi sự từ 1956, với các chiến dịch Tổng
Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân (1968) và Mùa Hè Đỏ Lửa (1972), Bắc
Việt huy động toàn bộ các sư đoàn chính quy vào chiến trường Miền Nam. Thời
gian này để bảo vệ an ninh quốc ngoại chống sự phản kích của quân lực Việt Nam
Cộng Hòa và Hoa Kỳ (như trong Chiến Tranh Triều Tiên), Bắc Việt nhờ 300 ngàn
binh sĩ Trung Quốc mặc quân phục Việt Nam đến trú đóng tại 6 tỉnh biên giới Bắc
Việt. Trong dịp này các binh sĩ, dân công và sắc dân thiểu số Trung Hoa đã di
chuyển những cột ranh mốc về phía nam dọc theo lằn biên giới để lấn chiếm đất
đai.
Trong Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba khởi sự từ 1979, để giành giật ngôi vị bá
quyền, Trung Quốc đem quân tàn phá 6 tỉnh biên giới Bắc Việt. Và khi rút lui đã
gài mìn tại nhiều khu vực rộng tới vài chục cây số vuông để lấn chiếm đất đai.
Ngày nay, dưới áp lực của Bắc Kinh, Hà Nội xin hợp thức hóa tình trạng đã rồi,
nói là thể theo lời yêu cầu của các sắc dân thiểu số Trung Hoa đã định cư lập
bản tại Việt Nam.
Năm 1999 họ đã ký Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung để nhượng cho Trung Quốc khoảng
800 km2 dọc theo lằn biên giới, trong đó có các quặng mỏ và các địa danh như Ải
Nam Quan, Suối Phi Khanh tại Lạng Sơn và Thác Bản Giốc tại Cao Bằng...
II. TỘI BÁN BIỂN ĐÔNG CHO NƯỚC NGOÀI
Kinh nghiệm cho biết các quốc gia láng giềng chỉ ký hiệp ước
phân định lãnh thổ hay lãnh hải sau khi có chiến tranh võ trang, xung đột biên
giới hay tranh chấp hải phận.
Trong cuốn Biên Thùy Việt Nam (Les Frontières du Vietnam), sử gia
Pierre Bernard Lafont có viết bài "Ranh Giới Hải Phận của Việt Nam" (La Frontière Maritime du Vietnam). Theo tác giả,
năm 1887, Việt Nam và Trung Hoa đã ký Hiệp Ước Bắc Kinh để phân chia hải phận
Vịnh Bắc Việt theo đường kinh tuyến 108 Đông, chạy từ Trà Cổ Móng Cáy xuống
vùng Cửa Vịnh (Quảng Bình, Quảng Trị). Đó là đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa tại Vịnh Bắc Việt. Vì đã có sự phân định Vịnh
Bắc Việt theo Hiệp Ước Bắc Kinh, nên "từ đó hai bên không cần ký kết
một hiệp ước nào khác." Do những yếu tố địa lý đặc thù về mật độ dân
số, số hải đảo, và chiều dài bờ biểnViệt Nam được 63% và Trung Hoa được 37% hải phận.
Năm 2000, mặc dầu không có chiến tranh võ trang, không có xung đột hải phận,
bỗng dưng vô cớ, phe Cộng Sản đã ký Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ để hủy bãi Hiệp Ước
Bắc Kinh 1887.
Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ là một hiệp ước bất công, vi phạm pháp lý và vi phạm đạo
lý.
Bất công và vi phạm pháp lý vì nó không tuân theo những tiêu chuẩn của Tòa Án
Quốc Tế, theo đó sự phân ranh hải phận phải căn cứ vào các yếu tố địa lý, như
số các hải đảo, mật độ dân số và chiều dài bờ biển. Ngày nay dân số Bắc Việt
đông gấp 6 lần dân số đảo Hải Nam, và bờ biển Bắc Việt dài gấp 3 lần bờ đảo Hải
Nam phía đối diện Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam có hàng ngàn hòn đảo trong khi Hải Nam chỉ có 5 hay 6 hòn. Tại miền bờ biển hễ đã có đất thì phải
có nước; có nhiều đất hơn thì được nhiều nước hơn; có nhiều dân hơn thì cần
nhiều nước hơn. Vì vậy hải phận Việt Nam phải lớn hơn hải phận Trung Hoa (63% và 37% theo Hiệp Ước
Bắc Kinh). Và cũng vì vậy vùng biển này có tên là Vịnh Bắc Việt.
Ngày nay phe Cộng Sản viện dẫn đường trung tuyến để phân ranh hải phận với tỉ
lệ lý thuyết 53% cho Việt Nam. Như vậy Việt Nam đã mất ít nhất 10% hải phận, khoảng 12.000 km2. Tuy nhiên
trên thực tế phe Cộng Sản đã không áp dụng nghiêm chỉnh đường trung tuyến. Họ
đưa ra 21 điểm tiêu chuẩn phân định Vịnh Bắc Việt theo đó Việt Nam chỉ còn 45%
hải phận so với 55% của Trung Quốc. Và Việt Nam đã mất 21.000 km2.
Bất công hơn nữa là vì nó không căn cứ vào những điều kiện đặc thù để phân định
Vịnh Bắc Việt. Tại vĩ tuyến 20 (Ninh Bình, Thanh Hóa), biển rộng chừng 170 hải
lý, theo đường trung tuyến Việt Nam được 85 hải lý để đánh cá và khai thác dầu
khí (thay vì 200 hải lý theo Công Ước về Luật Biển). Trong khi đó, ngoài 85 hải
lý về phía tây, đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý về phía đông thông sang
Thái Bình Dương. Theo án lệ của Tòa Án Quốc Tế, hải đảo không thể đồng hóa hay
được coi trọng như lục địa. Vậy mà với số dân chừng 7 triệu người, đảo Hải Nam,
một tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc, đã được hưởng 285 hải lý để đánh cá và khai
thác dầu khí. Trong khi đó 42 triệu dân Bắc Việt chỉ được 85 hải lý. Đây rõ rệt
là bất công quá đáng. Bị án ngữ bởi một hải đảo (Hải Nam) người dân Bắc Việt
bỗng dưng mất đi 115 hải lý vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá và thềm lục địa
để khai thác dầu khí. .
Hơn nữa, Hiệp Ước này còn vi phạm đạo lý vì nó đi trái với những mục tiêu và
tôn chỉ của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền như
Công Lý, Bình Đẳng, Hữu Nghị, không cưỡng ép, không thôn tính và không lấn
chiếm.
III. TỘI DÂNG CÁC TÀI NGUYÊN VÀ NGUỒN LỢI THIÊN NHIÊN CHO NƯỚC NGOÀI
Cùng ngày với Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ, Đảng Cộng Sản Việt Nam còn ký Hiệp Ước Hợp
Tác Nghề Cá.
Ngày 15-6-2004, Quốc Hội phê chuẩn Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, trái với
Điều 84 Hiến Pháp, Hiệp Ước Đánh Cá không được Quồc Hội phê chuẩn, chỉ được Chính
Phủ "phê duyệt".
Theo Hiệp Ước sau này, hai bên sẽ thiết lập một vùng đánh cá chung rộng 60 hải
lý, mỗi bên 30 hải lý, từ đường trung tuyến biển sâu nhiều cá, khởi sự từ vĩ
tuyến 20 (Ninh Bình, Thanh Hóa) đến vùng Cửa Vịnh tại vĩ tuyến 17 (Quảng Bình, Quảng
Trị).
Tại Quảng Bình biển rộng chừng 120 hải lý, theo đường trung tuyến Việt Nam được 60 hải lý. Trừ 30 hải lý cho vùng đánh cá chung, ngư
dân chỉ còn 30 hải lý gần bờ. Trong khi đó Hải Nam được 290 hải lý để đánh cá.
Tại Ninh Bình, Thanh Hóa, biển rộng chừng 170 hải lý, theo đường trung tuyến,
Việt Nam được 85 hải lý. Trừ 30 hải lý cho vùng đánh cá chung, ngư dân chỉ còn
55 hải lý gần bờ. Trong khi đó Hải Nam được 315 hải lý.
Hơn nữa, theo nguyên tắc hùn hiệp, căn cứ vào số vốn, số tàu, số chuyên viên kỹ
thuật gia và ngư dân chuyên nghiệp, Trung Quốc sẽ là chủ nhân ông được toàn
quyền đánh cá ở cả hai vùng, vùng đánh cá chung và vùng hải phận Trung Hoa.
Ngày nay Trung Quốc là quốc gia ngư nghiệp phát triển nhất thế giới. Trên mặt
đại dương, trong số 10 tàu đánh cá xuyên dương trọng tải trên 100 tấn, ít nhất
có 4 tàu mang hiệu kỳ Trung Quốc. Như vậy trong cuộc hợp tác đánh cá với Trung
Quốc, Việt Nam chỉ là cá rô, cá riếc sánh với cá mập, cá kình:
a) Trong số 17 quốc gia ngư nghiệp phát triển trên thế giới có tàu đánh cá lớn
trọng tải trên 100 tấn, một mình Trung Quốc chiếm hơn 40 % số tàu, so với 5%
của Hoa Kỳ, 3% của Nhật Bản và 2% của Đại Hàn, (Việt Nam không có mặt trong số
17 quốc gia này).
b) Các tàu đánh cá lớn này có trang bị các lưới cá dài với tầm hoạt
động 60 dặm hay 50 hải lý. Do đó đoàn ngư thuyền Trung Quốc không cần ra khỏi
khu vực đánh cá chung cũng vẫn có thể chăng lưới về phía tây sát bờ biển Việt
Nam để đánh bắt hết tôm cá, hải sản, từ Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
tới Quảng Bình, Quảng Trị. Chăng lưới đánh cá tại khu vực Việt Nam là vi phạm
hiệp ước. Tuy nhiên các đội tuần cảnh duyên hải Việt Nam sẽ ngoảnh mặt làm ngơ. Là cơ quan kinh tài của Đảng, họ sẽ
triệt để thi hành chính sách thực dụng làm giàu với bất cứ giá nào, kể cả bằng
sự cấu kết với ngoại bang vi phạm luật pháp và hiệp ước.
Trong cuộc hùn hiệp hợp tác này không có bình đẳng và đồng đẳng. Việt Nam chỉ
là kẻ đánh ké, môi giới mại bản, giúp cho Trung Quốc mặc sức vơ vét tôm cá hải
sản Biển Đông, để xin hoa hồng (giỏi lắm là 10%, vì Trung Quốc có 100% tàu,
100% lưới và 95% công nhân viên).
c) Rồi đây Trung Quốc sẽ công nhiên vi phạm Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá cũng như
họ đã thường xuyên vi phạm Công Ước về Luật Biển. Chiếu Công Ước này các quốc
gia duyên hải có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý để đánh cá. Nhưng cũng có
nghĩa vụ phải bảo toàn và dinh dưỡng ngư sinh để dành hải sản cho biển cả và
các thế hệ tương lai. Trung Quốc đã trắng trợn và thường xuyên vi phạm Công Ước
về Luật Biển trong chính sách "tận thâu, vét sạch và cạn tàu ráo
máng" áp dụng từ thời Đặng Tiểu Bình. Đó là chính sách thực dụng mèo đen
mèo trắng, làm giàu là vinh quang, làm giàu với bất cứ giá nào.
Từ hơn 1/4 thế kỷ theo kinh tế thị trường, với sự phát triển công kỹ nghệ,
thương mại, đánh cá và khai thác dầu khí, ngày nay tại vùng duyên hải Trung
Hoa, các tài nguyên, hải sản và nguồn lợi thiên nhiên như tôm cá, dầu khí đã
cạn kiệt. Trong khi đó nhu cầu canh tân kỹ nghệ hóa và nạn nhân mãn (của 1 tỉ
380 triệu người) đòi hỏi Trung Quốc phải mở rộng khu vực đánh cá và khai thác
dầu khí xuống Miền Nam.
d) Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong nghề cá, Trung Quốc đã huấn luyện được một
đội ngũ công nhân viên đông đảo gồm các kỹ thuật gia, chuyên viên điện tử, và
ngư dân có tay nghề. Trong khi đó về phía Việt Nam chỉ có một số công nhân không chuyên môn để sai phái trong
các công tác tạp dịch hay công tác vệ sinh như rửa cá, rửa tàu v...v... Và rồi
đây, bên cạnh các lao động nô lệ xuất khẩu tại Đông Nam Á , chúng ta sẽ có thêm
một số lao động nô lệ tại Biển Đông trên các tàu đánh cá xuyên dương Trung
Quốc.
IV. TỘI CHUYỂN NHƯỢNG CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA TRƯỜNG SA CHO NƯỚC NGOÀI
Với đà này Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ nhượng nốt các quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa cho Trung Cộng. Họ đã nhiều lần công bố ý định này:
1) Ngày 15-6-1956, ngoại trưởng Ung Văn Khiêm minh thị tuyên bố: "Hà Nội
nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi
là Tây Sa và Nam Sa".
2) Ngày 14-9-1958 qua lời Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch
Nước, xác nhận chủ quyền
hải phận của Trung Quốc tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3) Để biện minh cho lập trường của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, sau khi Trung
Cộng tiến chiếm Trường Sa hồi tháng 3-1988, báo Nhân Dân, cơ quan chính thức
của Đảng Cộng Sản trong số ra ngày 26-4-1988 đã viết: "Trong cuộc chiến
đấu chống kẻ thù xâm lược thì Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc,
và ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng 2 quần đảo nói trên". Đây chỉ là lời ngụy
biện. Vì tại Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có Đệ Thất Hạm Đội nên không cần đến các
hải đảo Trường Sa và Hoàng Sa để làm căn cứ xuất phát hay địa điểm chỉ huy.
4) Và hồi tháng 5-1976, báo Saigon Giải Phóng trong bài bình luận việc
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực đầu năm 1974, đã viết: "Trung
Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy
tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ
quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi".
Từ 1956, mục tiêu chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam là "giải phóng Miền Nam" bằng võ lực. Để chống lại Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ
và Đồng Minh, Hà Nội hoàn toàn trông cậy vào sự cưu mang nhiệt tình của người
thầy phương Bắc. Vì sau cái chết của Stalin năm 1953, Lien Xô chủ trương chung
sống hòa bình với Tây Phương, trong khi Mao Trạch Đông vẫn tuyên bố "sẽ
giải phóng một ngàn triệu con người Á Châu khỏi ách Đế Quốc Tư Bản".
Mà muốn được cưu mang phải cam kết đền ơn trả nghĩa. Ngày 14-9-1958, qua Phạm
Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước cam kết chuyển nhượng cho
Trung Quốc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua năm 1959, Đảng Cộng Sản phát
động chiến tranh Giải Phóng Miền Nam.
Có 3 lý do được viện dẫn trong cam kết này:
a) Vì Hoàng Sa, Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 17-7 (Quảng Trị-
Cà Mâu) nên thuộc hải phận Việt Nam Cộng Hòa. Đối với Hà Nội nhượng Hoàng Sa,
Trường Sa cho Trung Quốc trong thời điểm này chỉ là bán da gấu! (không phải tài
sản của mình).
b) Sau này do những tình cờ lịch sử, nếu Bắc Việt thôn tính được Miền Nam thì
mấy hòn đảo san hô tại Biển Đông đâu có ăn nhằm gì so với toàn thể lãnh thổ
Việt Nam?
c) Giả sử cuộc "giải phóng Miền Nam" không thành, thì việc Trung
Cộng chiếm Hoàng Sa Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa cũng có tác dụng
làm suy yếu phe quốc gia về kinh tế, chính trị, chiến lược và an ninh quốc
phòng.
|
Bản đồ "chín gạch" về "biển lưỡi
rồng"
do Trung quốc áo đặt từ 1949
|
KẾ HOẠCH THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG CỘNG
Năm 1982, với tư cách ngũ cường thuộc Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, Trung
Cộng hoan hỷ ký Công Ước về Luật Biển. Ký xong Công Ước, Bắc Kinh mới thấy lo!
Theo Công Ước các quốc gia duyên hải chỉ có 200 hải lý, vừa là vùng đặc quyền
kinh tế để đánh cá, vừa là thềm lục địa để khai thác dầu khí. Trong khi đó
Hoàng Sa tọa lạc ngoài lục địa Trung Hoa 270 hải lý, và Trường Sa cách Hoa Lục
750 hải lý, nên không thuộc hải phận (thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế
đánh cá) của Trung Quốc.
Vì vậy, cuối năm 1982, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả Trung Hoa ngày đêm nghiên
cứu thảo luận ròng rã trong suốt 10 năm, để kết luận rằng "Nam Hải là Biển
Lịch Sử của Trung Quốc từ thời Hán Vũ Đế ".
Đây là thái độ trịch thượng võ đoán của phe đế quốc, cũng như Đế Quốc La Mã
thời xưa coi Địa Trung Hải là "biển lịch sử của chúng tôi!"
Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển, cách Quảng Ngãi 40 hải
lý, cách Nam Dương 30 hải lý, cách Mã Lai và Phi Luật Tân 25 hải lý. Nó bao gồm
toàn thể vùng biển Hoàng Sa Trường Sa và chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai
thác là Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Natuna của Nam Dương và Cỏ Rong (Reed
Bank) của Phi Luật Tân.
Tuy nhiên về mặt pháp lý, nếu Ấn Độ Dương không phải là đại dương của Ấn Độ,
thì Nam Hải cũng không phải là biển của Trung Hoa về phía Nam.
Vả lại theo Tòa Án Quốc Tế La Haye, biển lịch sử chỉ là nội hải. Hơn nữa Thuyết
Biển Lịch Sử của Trung Quốc cũng bị Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bác bỏ
trong Điều 8: "Biển lịch sử hay nội hải của một quốc gia tọa lạc trong lục
địa hay đất liền, bên trong bờ biển hay đường căn bản" (đường căn bản là
lằn mực thủy triều xuống thấp).
Do đó Biển Nam Hoa hay Nam Hải không phải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc vì nó
là ngoại hải và cách lục địa Trung Hoa hơn 2000 cây số.
Và công trình 10 năm nghiên cứu của 400 học giả Trung Hoa chỉ là công "dã
tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì"!
Thất bại trong thuyết Biển Lịch Sử, Trung Cộng đề ra kế hoạch 4 bước để xâm
chiếm Biển Đông về kinh tế:
1) Ký kết Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ năm 2000 để hủy bãi Hiệp Ước Bắc Kinh 1887 (theo
đó Việt Nam được 63% và Trung Hoa được 37%. Nếu theo đường trung tuyến, hai bên
được chia đều 50%. Tuy nhiên trên thực tế, Trung Cộng không theo đường trung
tuyến và đã đề ra 21 điểm tiêu chuẩn phân định theo đó Việt Nam chỉ còn 45% so
với 55% của Trung Hoa.
2) Ký kết Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá năm 2000 để thiết lập Vùng
Đánh Cá Chung 60 hải lý. Và Việt Nam chỉ còn 25% tại vĩ tuyến 17, và 32% tại vĩ
tuyến 20. Với các tàu đánh cá viễn duyên, với các lưới cá dài 50 hải lý, và
nhất là với sự cấu kết đồng lõa của đội tuần cảnh duyên hải Việt Nam, toàn thể
Vịnh Bắc Việt sẽ biến thành khu đánh cá tự do cho đội kình ngư Trung Quốc mặc
sức tận thu, vét sạch, và cạn tàu ráo máng.
3) Từ đánh cá chung đến hợp tác khai thác dầu khí chỉ còn một bước. Trong Hiệp
Ước Vịnh Bắc Việt có điều khoản quy định rằng, khi dầu khí được phát hiện, hai
bên sẽ khởi sự hợp tác khai thác dầu khí. Dầu khí là do các chất hữu cơ kết tụ
trong các thủy tra thạch kết tầng dưới đáy biển. Các chất hữu cơ này được nước
phù sa Sông Hồng Hà từ Vân Nam và Sông Cửu Long, con sông dài nhất Đông Nam Á,
từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra Biển Đông từ cả triệu năm nay. Do đó dầu khí nếu
có, là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam, chứ không phải từ Hoa Lục. Mặc
dầu vậy, tại Vịnh Bắc Việt, Trung Quốc đã đề ra nhiều dự án thăm dò và khai
thác dầu khí, như "Dự Án Quỳnh Hải" bên bờ đảo Hải Nam và "Dự Án
Vịnh Bắc Bộ" phía Bắc vĩ tuyến 20. (Khi dùng danh xưng "Vịnh Bắc
Bộ", Trung Quốc mặc nhiên nhìn nhận rằng đó là Vịnh của Việt Nam về phía
Bắc. Vì nếu là củaTrung Hoa thì phải gọi là Vịnh Nam Bộ mới đúng địa lý).
4) Với chính sách vết dầu loang, sau khi thành tựu kế hoạch đánh cá
và khai thác dầu khí chung tại Bắc Việt, hai bên sẽ tiến tới việc hợp tác đánh
cá và khai thác dầu khí chung tại miền duyên hải Trung và Nam Việt. Điều đáng
lưu ý là vùng lãnh hải này thuộc thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế đánh cá
200 hải lý của Việt Nam nên thuộc chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam. Ở đây không
có sự trùng điệp hay chồng lấn hải phận như trường hợp Vịnh Bắc Việt.
Không ai ngu dại gì cho người nước ngoài đến đánh cá và khai thác dầu khí chung
tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế riêng của nước mình. Chiếu Điều 77
Luật Biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải. Mọi
sự chiếm cứ bất cứ từ đâu tới cũng đều vô hiệu, nhất là chiếm cứ võ trang
(trường hợp Trung Cộng dùng võ trang chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa từ
năm 1988).
Bằng kế hoạch thôn tính 4 bước, đế quốc Bắc Kinh buộc Hà Nội hiến dâng toàn thể
hải phận Việt Nam từ Vịnh Bắc Việt đến vùng biển Hoàng Sa Trường Sa theo lời
cam kết của Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng chỉ là kẻ thừa sai, bất lực, vô quyền,
không có cả quyền bổ nhiệm một thứ trưởng theo lời tự thú của đương sự).
Như vậy, Thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc từng bị Công Ước về Luật
Biển và Tòa Án Quốc Tế bác bỏ, nay sẽ trở thành hiện thực do kế hoạch 4 bước
thôn tính Biển Đông của Trung Cộng. Vì quyền lợi riêng tư, Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã táng tận lương tâm nhượng đất, bán nước, dâng cá dâng dầu và dâng các
hải đảo cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.
Hành động như vậy Đảng Cộng Sản Việt Nam đã 4 lần phản bội Tổ Quốc.
Vì những lý do nêu trên:
Thay mặt đồng bào trong nước không còn quyền được nói
Trước Tòa Án Quốc Dân và Tòa Án Lịch Sử
ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN
KẾT ÁN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
4 TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
Luật sư Nguyễn Hữu Thống
Nguồn:http://nguyenhuuthong.blogspot.com/
|