Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng mới ban hành một chỉ thị, theo đó, Bộ Kế họach
Đầu tư được yêu cầu hòan chỉnh dự thảo nghị định về thí điểm mô hình
tập đòan kinh tế để Thủ tướng Việt Nam ban hành vào tháng tới.
AFP PHOTO
Cơ
chế vận hành của các Tổng công ty Quốc doanh như PetroVietnam phản ảnh
những bất cập của "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" mà Việt
Nam đang theo đuổi.
Theo chỉ
thị này, các bộ Quốc Phòng, Công Thương,
Xây Dựng được yêu cầu hòan chỉnh các đề án để thành lập
thêm bốn tập đòan nữa.
Chỉ thị vừa kể
của Thủ tướng Việt
Nam đã làm nhiều người kinh ngạc vì kinh tế Việt Nam đang đối
diện với rất nhiều
khó khăn, thử thách và
trong những rủi ro tiềm ẩn
đó, có phần trách nhiệm không nhỏ của các tập
đòan kinh tế nhà nước.
Tập đoàn quốc doanh
Năm 2005, Bộ
Chính trị ban hành một nghị quyết
về việc thành lậptập
đòan kinh tế nhà nước để thử
nghiệm mô hình này. Tuy vẫn là thử nghiệm
nhưng tính đến giữa năm ngóai, Việt
Nam đã có khỏang 70 tập đòan kinh tế của nhà nước.
Theo một
vài chuyên gia kinh tế,
mô hình tập đòan kinh tế nhà nước không mới.
Mô hình này đã xuất hiện từ thế
kỷ 19 tại châu Âu nhằm chống những
nguy cơ do tư nhân độc quyền
cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ cần thiết cho sự
phát triển chung của kinh tế quốc gia. Đồng
thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới và đáp ứng
những yêu cầu liên quan mật thiết đến
an ninh và quốc phòng.
Nhà nước hy vọng
Việt
Nam sẽ
có những
doanh nghiệp lớn, kinh doanh hiệu
quả,
phát triển mạnh, trở thành những
‘quả
đấm
thép’ cạnh
tranh với
các tập
đoàn nước
ngoài, các công ty đa quốc gia.
Bà Phạm Chi Lan
Tuy nhiên từ
thập niên 1960 tới 1980, do khoa học công nghệ phát triển và mức độ
tòan cầu hóa ngày càng rộng, khả năng cạnh
tranh cũng nhưtính hiệu
quả của các tập đòan kinh tế
nhà nước giảm dần, thậm
chí còn cản trở sự phát triển
kinh tế, nhiều quốc gia ở
châu Âu đã lọai bỏ hàng lọat tập
đòan kinh tế nhà nước của họ.
Đến
nay, hình như chỉ có Việt Nam đi theo chiều
ngược lại. Cuối năm 2007, trao đổi
với báo chí Việt Nam về việc
thành lập ồạt các tập
đòan kinh tế, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, giải thích:“Nhà nước hy vọng
Việt
Nam sẽ
có những
doanh nghiệp lớn, kinh doanh hiệu
quả,
phát triển mạnh, trở thành những
‘quả
đấm
thép’ cạnh
tranh với
các tập
đoàn nước
ngoài, các công ty đa quốc gia…”.
Trả lời chúng tôi, Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam đưa ra một cách nhìn khác. Ông bảo, đólà kết quả tất
nhiên khi quyết định xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa và kinh tế quốc doanh vẫn
phải giữ vai trò chủ đạo:
“Có một
điều
phải
thấy
rõ rằng,
nền
kinh tế
thị
trường
theo định
hướng
xã hội
chủ
nghĩa nhưViệt
Nam đang cố gắng xây dựng,
với
những
nguyên tắc và thực tế hiện
có thì nó mâu thuẫn hay ít nhất
là cản
trở
quá trình tự do hóa thị trường để
tiến
đến
một
nền
kinh tế
thị
trường
thật
sự.”
Đã có tập
đoàn kinh tế nhà nước nào của Việt Nam có thể
cạnh tranh với bên ngòai? Bà Phạm Chi Lan xác nhận: “Ngay cả
cạnh
tranh với
các nước
trong khu vực cũng chưa có. Dầu
khí hay Điện lực có dự án đầu
tư
ra nước
ngoài thìchủ yếu
vì đó là những nơi Việt Nam có quan hệ
chính trị tốt. Còn đấu
thầu
giành dự
án quốc
tế
thì chưa”.
Nền
kinh tế
thị
trường
theo định
hướng
xã hội
chủ
nghĩa nhưViệt
Nam đang cố gắng xây dựng,
với
những
nguyên tắc và thực tế hiện
có thì nó mâu thuẫn hay ít nhất
là cản
trở
quá trình tự do hóa thị trường để
tiến
đến
một
nền
kinh tế
thị
trường
thật
sự.
TS Nguyễn Vân Nam
Tăng thất
thóat?
Trong thực
tế, các tập đòan kinh tế nhà nước - những
“quả đấm thép”, hay gọi theo kiểu của ông Nguyễn
Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Việt Nam là những
“ông anh cả của nền kinh tế”
đã lảm được gì?
Giữa
năm ngóai, Ban Ðổi mới và Phát triển doanh nghiệp của chính phủ
loan báo: Đến cuối năm 2007, có 16 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư
vào lĩnh vực ngân hàng.
Ngoài ra, còn 9 tập đoàn,
tổng công ty đầu tư vào chứng
khoán, 12 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực
tài chính, bảo hiểm. Chưa kể
13 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực
bất động sản... Tổng
cộng, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã đầu tư
vào những lĩnh vực ngòai phạm vi trách nhiệm của mình tới
15.000 tỷ đồng.
Ít ngày sau, Bộ
Tài Chính hiệu đính các số liệu vừa
kể cho sát với thực tế.
Theo đó, tổng vốn đầu tư
ra bên ngoài của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước lên đến 117.000 tỷ đồng. Đặc
biệt, theo Bộ Tài chính, hiệu quả sử
dụng vốn của các tập
đoàn, tổng công ty rất tệ. Hệ
số nợở một
số “ông anh cả của nền
kinh tế” gấp 42 lần vốn.
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A từng nêu thắc mắc: “Chẳng hiểu tại
sao các ngân hàng lại cho họ
vay như
vậy?
Vì với
tập
quán cẩn
trọng
thì ngân hàng sẽ rất khó cho vay
khi tỉ
lệ
nợ/vốn
chủ
sở
hữu
vượt
hơn
3 lần.
Chắc
là chính phủ vay hộ, hay bảo
lãnh hay lệnh cho các ngân hàng phải cho vay? Với
tỉ
lệ
vay nợ/vốn
chủ
sở
hữu
như
thế,
rủi
ro là kinh khủng”.
Chẳng hiểu tại
sao các ngân hàng lại cho họ
vay như
vậy? Chắc
là chính phủ vay hộ, hay bảo
lãnh hay lệnh cho các ngân hàng phải cho vay? Với
tỉ
lệ
vay nợ/vốn
chủ
sở
hữu
như
thế,
rủi
ro là kinh khủng.
TS Nguyễn Quang A
Khi được
Đài chúng tôi đề nghị bình luận về những
rủi ro từ việc các tập
đoàn kinh tế nhà nước thi nhau đổ vốn vào lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, Tiến
sĩ Vũ Quang Việt, chuyên
viên kinh tế cao cấp của Liên Hiệp
Quốc, nêu một ví dụ:
“Ví dụ
như
tôi là một người có thể
lập
ra một
ngân hàng thì dĩ nhiên là khi mọi người bỏ
tiền
vào trong ngân hàng ấy để đầu
tư,
tôi sẽ
lấy
số
tiền
ấy
để
tôi tự
cho tôi vay, rồi tôi muốn làm gì thì làm. Đáng lẽ,
khi cho vay, ngân hàng phải theo dõi, đánh giá rất
kỹ
cho con nợ vay, họ quan sát con nợ
rất
kỹ
nhưng
mà bây giờ, khi con nợ là chủ
qúi ông ngân hàng thì quí ông ngân hàng phải xì tiền
cho nó”.
Tình trạng
tập đoàn kinh tế nhà nước thành lập
thêm nhiều công ty, liên
kết hoạt động trong nhiều
lĩnh vực, ngành nghề khác hẳn với
lĩnh vực mà họ được độc
quyền và phải chịu trách nhiệm
chính, vẫn không giảm. Các sai phạm tài chính cũng vậy.
Tuần
trước, Thanh traChính phủ
công bố Kết luận thanh tra việc
thực hiện xây dựng 17 phòng thí nghiệm trọng
điểm, trong đó có “bể thử mô hình tàu thuỷ”
của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (gọi
tắt là Vinashin).
Theo đó, Vinashin đã dùng hết
113 tỷ đồng nhưng công trình này vẫn
chưa hòan thành dù đã quá
hạn ba năm. Vinashin đã
mua những thiết bị không đúng với
hợp đồng, hoặc không tương
thích với nhau nên không
sử dụng được, hoặc
đã chi tiền mua nhưng khi thanh tra không thấy thiết bị,
rồi không xây dựng nhưng vẫn
chi tiền giám sát xây dựng – lắp đặt
và vận hành thiết bị, đã vậy
còn cố ý vay với lãi suất cao để chấp
nhận trả khỏan chênh lệch
lãi lên tới 3.100 tỉ đồng...
Kiểm
tóan Nhà nước cũng vừa công bố kết quả
kiểm toán ở Tập đòan Than và Khóang sản (gọi
tắt là TKV). Theo đó, đa
số công trình do TKV làm
chủ đầu tư đều
liên tục điều chỉnh quy mô, vốn
đầu tư khiến công qũy mất
thêm hàng trăm tỉ đồng. TKV đã chỉ định sai quy định
hàng chục gói thầu, trị giá hàng trăm tỉ
đồng. Rồi thay vì tập trung khai thác than và
khóang sản, TKV đã dùng tới 400 tỉ đểđầu
tư vào ngân hàng, chứng khoán, các quỹ đầu tư…
Nghị định về thí điểm
mô hình tập đòan kinh tế mà Thủ tướng
Việt Nam sẽ ký và ban hành vào tháng tới là để đáp ứng
một yêu cầu mà Quốc hội
đề ra từ năm 2007, để hạn chế
rủi ro do các tập đòan kinh tế gây ra.
Do vậy,
người ta không hiểu vì sao đi kèm với nó lại có chỉ
đạo lập thêm bốn tập đòan kinh tế
nhà nước nữa, dù tất cả
vẫn còn đang thử nghiệm và kết
quả thử nghiệm rất
đáng ngại?