Tài liệu phục vụ cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về nhân quyền
(14:00 ngày 15/10/2007)
BỘ NGOẠI GIAO
MẬT
(Đóng dấu)
BÁO CÁO
Về tình hình và công tác đấu tranh nhằm ngăn chận việc thông qua Dự luật nhân quyền Việt Nam 2007
(H.R. 3096) ở Quốc hội Mỹ.
I. Tình hình:
1.1. Ngày 18/9/2007, Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật nhân quyền Việt Nam 2007- H.R. 3096
(DLNQVN) đối với số phiếu 414 phiếu thuận/3 phiếu chống/15 phiếu trắng. Nội
dung tiêu cực nhất của Dự luật đối với Việt Nam là yêu cầu viên trợ phi
nhân đạo cho Việt Nam có thể không vượt qua mức của năm 2007 nếu Việt
Nam không có tiến bộ về nhân quyền. Ngày 19/6/2007, dự luật được chuyển lên Ủy Ban Đối ngoại Thượng viện để
xem xét.
Theo luật
của Thượng viện, dự luật cần được đưa ra thảo luận ở Ủy ban đối ngoại, sau đó
bỏ phiếu ở Uỷ ban. Nếu được thông qua ở Ủy ban, dự luật có thể được xếp vào
lịch của Thượng viện. Trong trường hợp có nghĩ sỹ chống lại việc đưa ra xem
xét, sẽ có thảo luận. Nếu đa số đồng ý, sẽ được đưa vào lịch toàn Thượng
viện. Nếu một Thượng nghị sỹ bất kỳ dùng một thủ thuật để chống lại
việc đưa ra xem xét (filibuster), thủ thuật này vẫn có thể bị chấm dứt nếu 3/5
thành viên đồng ý. Sau đó, dự luật sẽ được bỏ phiếu. Nếu được thông qua, phiên
bản cuối cùng sẽ được chuyển đến Tổng thống để ký thành luật.
Cùng thời
điểm Dự luật được thông qua ở Hạ viện, Bộ ngoại giao Mỹ ra báo cáo về tình hình
tự do tôn giáo quốc tế 2007, trong đó đánh giá khá tích cực về tình hình tôn
giao Việt Nam, xem Việt Nam là một ví dụ điển hình về thành tích tôn giáo trong
năm. Đồng thời, với sự vận động của ta, các Thượng nghị sỹ Biden, Lugar đã trực
tiếp viết thư cho lãnh đạo và các Thượng nghị sỹ Dân chủ và Cộng hoà phản đối
việc đưa Dự luật này ra thảo luận và bỏ phiếu tại Thượng viện.
1.2 Tình
hình đấu tranh của ta năm nay có nhiều yếu tố phức tạp hơn các năm trước. Thứ
nhất, vấn đề dân chủ, nhân quyền nổi lên khá gay gắt trong quan hệ
hai nước, nhất là sau khi ta bắt giam và xét xử một số đối tượng chống đối. Các
lực lượng Việt kiều xấu lợi dụng việc ta xử lý các đối tượng này để bôi nhọ ta.
Hình ảnh Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng được dựng thành áp phích ở nhiều nơi tại
Mỹ. Nhóm nghị sỹ Smith, Sanchez, Wolf….lôi kéo các nghị sỹ bảo trợ cho hàng
loạt các nghị quyết về nhân quyền Việt Nam. Tình hình đó khiến cho nhiều nghị sỹ, vốn có thiện cảm
với ta như hạ nghị sỹ Bluemenauer cũng quay sang phản đối ta trong vấn đề dân
chủ, nhân quyền. Thứ hai, Quốc hội Mỹ hiện do đảng Dân chủ nắm quyền,
quan tâm nhiều hơn đến các vần đề dân chủ, nhân quyền. Nhiều nghị sỹ có vị trí
chủ chốt trong Quốc hội Mỹ nối tiếng với “thành tích đấu tranh nhân quyền”. Năm
nay lại là năm bầu củ, các nghị sỹ sẽ phải hết sức tranh thủ lá phiếu của cử
tri người Việt, do đó, càng dẽ bị các nhóm Việt kiều xấu lợi dụng. Thứ ba,
các lực lượng chống ta đã rút ra bài học kinh nghiệm từ những thất bại lần
trước nên sử dụng các biện pháp tinh vi và xảo quyệt hơn nhằm thúc đẩy việc
thông qua dự luật (phiên bản năm 2007 có nội dung “mềm” hơn các phiên bản cũ,
không yêu cầu dừng viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam, mà chỉ là không cấp vượt
quá khoản viện trợ của năm 2007).
- Sắp
tới, do sức ép của các lực lượng chống Việt Nam cả bên trong và bên ngoài Quốc
hội, Thượng nghị sỹ Boxer, Chủ tịch Tiểu ban Châu Á-TBD có thể sẽ phải tổ chức
điều trần vế quan hệ Việt-Mỹ và về nhân quyền Việt Nam và có khả năng Dự luật
sẽ được đưa ra thảo luận dịp này; Thượng nghị sỹ Biden, ứng củ viên Tổng thống
cũng đang bị sức ép “không được chống” Dự luật này. Tuy nhiên, theo báo cáo của
Đại sứ quán tại Mỹ, hiện tại chương trình nghị sự đối ngoại chính của Thượng
viên là tình hình Irag, Myanmar, Iran, Bắc Triều Tiên….,nên nhiều khả năng đến
tháng 11/2007 Thượng viện mới có hành động nào đó liên quan đến DLNQ Việt Nam.
II. Công tác đấu tranh của ta:
1. Công tác đấu tranh ngăn chân Dự luật nhân quyền cũng
như các văn bản khác của Quốc hội Mỹ về tình hình nhân quyền, tôn giáo
Việt Nam đã được tiến hành từ nhiều năm nay. Trong hai năm 2001, 2004, tuy
dự luật được thông qua ở Hạ viên nhưng đều bị chặn lại ở Thượng viện. Năm
2005, dự luật không được đưa ra bỏ phiếu ở Hạ viện. Kết quả này có được là
do:
- Mỹ
có những lợi ích chiến lược, chính trị, kinh tế ngày càng quan trong trong quan
hệ với Việt Nam. Quan hệ Việt - Mỹ phát triển tích cực trên nhiều lãnh
vực, đem lại những lợi ích quan trọng cho cả hai nước. Các nghị sỹ, đặc biệt lá
các Thượng nghị sỹ vốn luôn chú trọng đến yếu tố địa-chiến lược (như Thượng
nghị sỹ Kerry, McCain, Lugar, Murkowski….) luôn đề cao giá trị chiến lược của
quan hệ Việt - Mỹ và không đồng tình với các biện pháp trái v1ơi lợi ích chiến
lược của Mỹ với Việt Nam. Chính quyền Mỹ tuy có gây sức ép với ta trên một số
vần đề, song trên thực tế không để vấn đề căng thẳng đến mức gây đổ vỡ trong
quan hệ Việt - Mỹ.
- Ta
tiến hành các biện pháp đấu tranh, vận động hiệu quả, kết hợp giữa đấu tranh
bên ngoài với những biện pháp trong nước. Về đối ngoại, trong tiếp xúc với
Chính quyền Mỹ ta thường xuyên yêu cầu Chính quyền Mỹ có biện pháp ngăn chận
các văn bản về nhân quyền, tôn giáo. Ta cũng tăng cường tiếp xúc với các
nghị sỹ Quốc hội, gửi thư vận động, cung cấp thông tin về tình hình Việt Nam. Liên hiệp tổ chức hữu nghị, Phòng công nghiệp và Thương
mại Việt Nam cũng tiến hành vần động qua kênh bạn bè, doanh nghiệp, các
tổ chức phi chánh phủ. Ta cũng thể hiện rỏ thiện chí đối thoại với Mỹ về vấn đề
quyền con người, qua kếnh chính thức cũng như không chính thức. Về các biện
pháp trong nước, trong 3 năm qua, ta đã hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn
giáo và tăng cường thực thi ở điạ phương, được cộng đồng người theo đạo cũng
như dư luận quốc tế đánh giá cao. Công tác đặc xá tiến hành có hiệu quả, có
tinh đến một số đối tượng Mỹ quan tâm.
2. Năm nay, kể từ khi Dự luật được đưa ra Hạ viện cho
đến nay, nhận thấy rõ những phức tạp mới. Bộ Ngoại giao đã kiến nghị và
dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã và đang tiến hành một số biện
pháp sau:
- Các
biện pháp trong nước:
+ Trong khi
tỏ thái độ không khoan nhượng và tiếp tục hành động kiên quyết để dẹp tan âm
mưu chống đối, lật đổ, ta tính toán xử lý vần đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo
một cách hiệu quả, đảm bảo hài hoà giữa các yêu cầu đối nối và đối ngoại; các
ngành và địa phương liên quan đã có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên hơn,
chú ý hơn đến yếu tố thời điểm xử lý, xét xử đối tượng cơ hội chính trị, lý lẽ
và chứng cớ được chuẩn bị kỹ hơn để đấu tranh có hiệu quả với Mỹ và một số nước
phương Tây (đặc xá một số đối tượng, chọn thời điểm xét xử thích hợp một số đối
tượng chống đối).
+ Tiếp tục
triển khai một số biện pháp đến vấn đề tôn giáo, như tăng tiến độ cấp đăng khý
hoạt động tôn giáo đối với một số hệ phái, điểm nhóm Tin Lành có đủ điều kiện,
đặc biệt ở Tây Bắc.
- Tiếp tục chủ động thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ, trong đó tập trung vào lĩnh vực
quan hệ kinh tế-thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế trong
khuôn khổ thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, nhằm tăng cường gắn lợi ích của
phiá Mỹ nói chung với Việt Nam, lầy đó làm vũ khí thực chất ngăn ngừa mọi ý đồ
chống phá ta của các lực lượng cưc đoạn, đồng thời tranh thủ các lực
lượng ủng hộ quan hệ hai nước ở cả Quốc hội và Chính quyền Mỹ, hạn chế tối đa
tác động tiêu cực của các vấn đề nhạy cảm.
- Vận
động ở Hoa Kỳ:
+ Vận động
các Nghị sỹ, đặc biệt các Thượng nghị sỹ có vai trò, ảnh hưởng và thiện cảm với
Việt nam (Thượng nghị sỹ McCain, Jonh Kerry, Lugar, Biden….) ngăn chận việc dự
luật đưa ra xem xét tại Thượng viện. Hình thức đấu tranh, vận động: UBĐN Quốc
hội đã gửi thư cho gần 50 nghị sỹ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị gửi thư cho
các nhân sỹ, trí thức, doanh nghiệp, các hội cựu chiến binh, bạn bè có quan hệ
với Việt Nam, vận động họ gửi thu tới các Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của khu
vực bầu củ của mình. UBĐNQH đã cử đoàn đại biểu Quốc hội ta sang thăm Mỹ,
làm việc với Quốc hội Mỹ về biện pháp tăng cường quan hệ giữa hai Quốc hội, kết
hợp đấu tranh vào tháng 9/2007. Phiá Mỹ đánh giá cao cách đề cập và thông tin
của đoàn ta. ĐSQ ta tại Mỹ cũng tích cực vận động, tranh thủ, đặc biệt là UBĐN
Thượng viện cũng như các nghị sỹ, doanh nghiệp…. (còn tiếp)