Thứ Năm, 2024-11-21, 11:45 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 17 » Một Trung Cộng ngạo mạn trịch thượng
9:42 PM
Một Trung Cộng ngạo mạn trịch thượng

Lê Minh

Mới đây một viên chức của Tòa Lãnh sự Trung Cộng tại Melbourne đã điện thoại cho ông Richard Moore là Giám đốc của Liên hoan Phim ảnh Quốc tế ở Melbourne (Melbourne Film Festival 2009) để yêu cầu ông không cho chiếu cuốn phim “The 10 Conditions of Love“ (xin tạm dịch là “10 điều kiện của tình yêu thương”) hoặc là phải đưa ra được lý do chính đáng cho việc chiếu cuốn phim này.

Ông Richard Moore cho biết vào Thứ Sáu 10/07 vừa rồi, bà Chunmei Chen, một Tham tán Văn hoá mới nhận nhiệm sở tại Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Melbourne đã liện lạc với ông qua điện thoại. Để yêu cầu ông Moore hủy bỏ việc chiếu cuốn phim “The 10 Conditions of Love” tại Liên hoan Phim ảnh Quốc tế ở Melbourne, bà Chen đã dài dòng liệt kê ra một danh sách “tội ác” mà bà Rebiya Kardeer đã gây ra. Không thuyết phục được ông Moore bỏ ý định, bà Chen còn cao ngạo thách đố ông Moore đưa ra được những lý do thuyết phục cho việc trình chiếu cuốn phim này.

Nguyên văn lời thuật lại của Richard Moore, vị Giám đốc Liên Hoan Phim Melbourne, trên đài ABC Radio:
“Tôi nhận được một cú điện thoại với cái giọng the thé của bà Chen từ Lãnh sự Trung Quốc ở Melbourne. Bà ta bảo tôi phải, thứ nhất là hủy bỏ việc trình chiếu cuốn phim; Thứ hai là tôi phải chứng minh được việc làm của chúng tôi qua việc đưa cuốn phim vào trình chiếu”.
(“I got a call from a fairly strident Miss Chen at the Chinese consulate here in Melbourne who proceeded to tell me that I should a) withdraw the film from the festival and b) that I had to justify our action including the film in the festival program”)

“10 điều kiện của tình yêu thương” là cuốn phim như thế nào mà nhà nước Trung Cộng đặc biệt “quan tâm” đến như vậy?

Đó là một cuốn phim do nhà làm phim người Úc, Jeff Deniels thực hiện. Cuốn phim nói về bà Rebiya Kadeer, là lãnh tụ của tổ chức Tân Cương Hồi giáo World Uyghur Congress (WUC), năm nay 62 tuổi. Gần 20 năm trước bà đã là một doanh gia thành công và nổi tiếng, và trở thành người nữ triệu phú đầu tiên ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, bà còn giữ nhiều chức vụ nhà nước tại vùng lãnh thổ Tân Cương, thành viên của Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Hoa, và năm 1995 được chính phủ Trung Quốc cử đi tham dự Hội nghị Phụ Nữ Quốc Tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức

Sau khi chồng bà, một giáo sư, trở thành tù nhân chính trị thì bà cũng bắt đầu mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích nhà nước Trung Quốc về các chính sách đối với người Tân Cương. Năm 1999, bà bị bắt vì tội “tiết lộ bí mật nhà nước” và bị xử 8 năm tù.

Liên tiếp những năm sau đó, Hoa Kỳ cùng các nước Tây phương đã liên tục làm áp lực buộc Trung Quốc trả tự do cho bà. Tháng 3 năm 2005, bà được trả tự do và đi định cư tại Hoa Kỳ, đoàn tụ với chồng và 5 con. Bà Kadeer có tất cả 11 người con, nhưng hiện nay có đến 4 người con vẫn còn trong tù tại Trung Quốc.

Chính những điều mắt thấy tai nghe, và kinh nghiệm ở bản thân, đã thôi thúc bà phải đấu tranh cho quyền làm người của dân tộc ngay trên quê hương mình. Tuy bị dằn vặt với số phận của 4 người con còn lại trong nhà tù tại Trung Quốc, nhưng bà đã can đảm vượt qua tình yêu thương đối với các con mình để đặt tình yêu quê hương dân tộc lên trên hết, tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh. Đó cũng là một trong “10 điều kiện của tình yêu thương” mà bà phải cân nhắc và cũng là nội dung của cuốn phim này.

Bà trở thành một biểu tượng đấu tranh của người Hồi giáo Tân Cương, từng lãnh giải Nhân quyền Rafto, hai lần được đề cử lãnh giải Nobel Hòa Bình, và đương nhiên bà là cái gai trong mắt của nhà nước Trung Cộng. Mới đây, chính phủ Trung Cộng đã vu cáo là bà đứng đằng sau vụ bạo loạn ở Tân Cương.

Có lẽ vì quen với cách hành xử độc tài và trịch thượng mà nhà nước Trung Cộng đã quên rằng các tổ chức như Liên hoan Phim ảnh Quốc tế ở Melbourne cũng chỉ là những tổ chức nghệ thuật tư nhân, hoạt động độc lập, không chịu bất cứ những áp lực chính trị nào từ chính phủ nước sở tại, cũng như quốc tế. Việc một Tham tán Văn hóa mới nhận nhiêm sở, lên tiếng thay cho nhà nước Trung Cộng, rõ ràng là một thông điệp mới mà Trung Cộng muốn gởi đến công chúng Úc cũng như quốc tế. Đây là một sự can thiệp thô bạo vào đời sống văn hóa của một quốc gia khác.

Tiến sĩ LLoyd, chủ tịch văn phòng Sydney của tổ chức PEN Quốc tế cho rằng việc nhà nước Trung Quốc toan tính kiểm duyệt việc trình chiếu phim ở Melbourne là điều đáng lo ngại và bà cũng “chúc mừng Ông Moore đã không ngã nghiêng trước áp lực này”.

Mấy tuần qua người dân Úc cũng đã được thấy thái độ trịch thượng của Trung Cộng qua vụ việc bắt giam Stern Hu, một công dân Úc gốc Hoa, là Giám đốc văn phòng đại diện ở Thượng Hải của tập đoàn khoáng sản Rio Tinto cùng với 5 nhân viên khác. Những người này bị bắt vì tội hối lộ và “tiết lộ bí mật nhà nước” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhà nước Trung Quốc. Điều đáng nói là cách hành xử của nhà nước Trung Cộng qua con đường ngoại giao rất tồi tệ, vì trong suốt thời gian giam giữ, các viên chức ngoại giao Úc chỉ được thăm viếng 1 lần, mà chính phủ Úc cũng không nhận được thêm tin tức gì về cáo trạng ngoài việc vào các trang mạng ở Trung Quốc để ... dò tin!

Mặc cho phía đối lập yêu cầu, mặc cho công chúng Úc lên tiếng, và gần đây là các viên chức chính phủ Úc, kể cả thủ tướng Kevin Rudd lên tiếng, nhưng Bắc Kinh vẫn im lặng một cách trịch thượng. Vì quá bực tức với thái độ này, hôm Thứ Tư vừa qua, thủ tướng Úc đã phát biểu rằng:
“Đương nhiên nước Úc có những quyền lợi sâu sắc trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng tôi cũng xin nhắc các bạn rằng, Trung Quốc cũng có những quyền lợi sâu sắc trong mối quan hệ với Úc và các đối tác thương mại khác trên khắp thế giới”.
(“Australia of course has significant economic interests with its relationship with China, but I also remind our Chinese friends that China too has significant economic interests at stake in its relationship with Australia and with its other commercial partners around the world”)

Đáp lại những đòi hỏi chính đáng này, hôm nay Tần Cương, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ những than phiền của chính phủ Úc, và lớn lối cho rằng chính phủ Úc đã “làm ồn ào” (“making noise”) vụ việc.

Đã không đáp ứng những đòi hỏi chính đáng trong cách hành xử ngoại giao, Tần Cương còn lớn lối “dạy” công chúng Úc rằng “Tôi thấy là gần đây ở Úc, có một số người đã làm ồn ào vụ việc này. Đây là một sự can thiệp vào hệ thống tư pháp của Trung Quốc. Làm như vậy cũng chẳng thay đổi được sự việc, mà cũng chẳng ảnh hưởng đến quyết đinh của các cơ quan công quyền xử lý vụ việc theo luật lệ của chúng tôi”.

Chưa hết, để trả đũa lời phát biểu của thủ tướng Úc cách đây vài hôm, Tần Cương còn thách thức rằng “Úc cũng chẳng có lợi lộc gì nếu làm ồn ào vụ việc”.

Đúng là những thái độ ngạo mạn trong cung cách hành xử ngoại giao và giao thiệp quốc tế.

Lê Minh
Úc Châu, ngày 17/07/2009
Category: Chính trị | Views: 939 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 45
Khách: 45
Thành Viên: 0