Phạm Viết Đào
Chúng tôi đã đọc được một số thông tin của các mạng nước ngoài đưa
tin: vấn đề bauxite Tây Nguyên chỉ là bề nổi của cả một tảng băng chìm;
đằng sau bauxite là một loại quặng, một loại nguyên liệu quan trọng
giành cho công nghiệp quốc phòng, loại quặng này có ở Tây Nguyên? Không
phải ngẫu nhiên mà người Pháp đặt Viện Nghiên cứu hạt nhân tại Đà Lạt ?
Ngày 23/7/2009, Kiểm toán Nhà nước đã họp báo công khai công bố kết
quả kiểm toán năm 2008. Năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 135
cuộc kiểm toán tại 35 tỉnh thành, 20 Bộ, 23 tập đoàn kinh tế và nhiều
tổng công ty và tổ chức tài chính… Kết quả kiểm tra của 224 đơn vị
thành viên thuộc 16 tập đoàn tổng công ty, số doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ chiếm gần 10%.
Chúng tôi xin tổng hợp lại một số “chứng tích bất hảo” của một số
“đại gia” mà Kiểm toán Nhà nước đã kết luận, đã bêu danh và một số báo
đã đưa tin.
I. Thông tin do các báo, mạng đưa theo Kết luận của Kiểm toán Nhà nước
1/ Tienphongonline cho biết:
“Theo đó (kết luận của Kiểm toán nhà nước), hầu hết các báo cáo tài
chính của nhiều đơn vị bị sai lệch, không phản ánh đúng thực tế tài
sản, doanh thu và kết quả kinh doanh.
Đáng chú ý, sai phạm này tập trung vào những ông lớn như, Tập đoàn
Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN);
Tổng Cty Hàng hải (Vinalines); Tổng Cty Lắp máy Việt Nam (Lilama); Tổng
Cty Bia- Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)…
Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), trong năm 2008, dù Chính phủ có chỉ
thị hạn chế đầu tư ra ngoài ngành đối với các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước, nhưng phần lớn các đơn vị được kiểm toán đều có hoạt động đầu
tư ra ngoài với các mức độ khác nhau.
Tiêu biểu tình trạng này là EVN với 3.590 tỷ đồng (chiếm 4,82% vốn
chủ sở hữu); Vinalines 873,78 tỷ đồng (chiếm 11,8% vốn chủ sở hữu); TKV
1.786 tỷ đồng (chiếm 16,15% vốn chủ sở hữu).
2/ Tuoitreonline đưa tin:
“Qua kiểm toán, KTNN phát hiện và kiến nghị tăng thu ngân sách nhà
nước năm 2007 thêm 4.166 tỉ đồng, chủ yếu từ các khoản thuế và phí, lệ
phí; đề nghị giảm chi ngân sách nhà nước 2.731 tỉ đồng gồm chi sai,
quyết toán sai chế độ, không đúng nguồn kinh phí…
Tuy nhiên, KTNN cũng chỉ ra báo cáo tài chính của hầu hết các doanh
nghiệp phản ánh chưa đúng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết
quả kinh doanh và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước nên tiến hành điều
chỉnh tăng hơn 137 tỉ đồng về tài sản, nguồn vốn; gần 564 tỉ đồng doanh
thu; giảm gần 159 tỉ đồng chi phí, tăng lợi nhuận trước thuế trên 722
tỉ đồng, chủ yếu từ các đơn vị đã nêu trên…”
3/ Vnexpress đưa tin:
“Dù được đánh giá là vẫn “ăn nên làm ra” trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, song theo kết quả kiểm toán năm 2008 tổng số nợ của
các doanh nghiệp Nhà nước vẫn lên tới 181.000 tỷ đồng.
Một số đơn vị thua lỗ nhiều trong năm 2006 là Tổng công ty Sông Hồng
và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, với số tiền 57,7 tỷ đồng. Tổng
công ty lắp máy VN lỗ lũy kế đến tháng 12/2007 là 23,4 tỷ đồng, Tổng
công ty xây dựng Sài Gòn lỗ 90,4 tỷ đồng, tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 8 – 93,4 tỷ đồng và Tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 5 lỗ 102,7 tỷ đồng…
Các tổng công ty khác như Khánh Việt, Địa ốc Sài Gòn, tuy số lãi
theo báo cáo, trên 600 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả hơn 4.600 tỷ đồng,
chiếm lần lượt là 40 và hơn 60% tổng nguồn vốn. Như vậy, mặc dù lợi
nhuận trước thuế, theo báo cáo của kiểm toán, đạt gần 1.800 tỷ đồng,
nhưng số nợ phải trả quá lớn.
Một điểm đáng chú ý trong báo cáo kiểm toán năm 2008 là hầu hết các
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng…
bị sai lệch, không phản ánh đúng thực tế tài sản, chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh của các đơn vị này.
Sai phạm vẫn tập trung vào những “ông lớn” như Tập đoàn Điện lực
Việt Nam (EVN), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty
Hàng hải (Vinalines), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công
ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)…”
Các số liệu và kết luận của KTNN vừa công bố cho thấy Tập đoàn Than
và Khoáng sản Việt Nam có tên trong số các đại gia đầu têu về biển lận
trong hoạt động kinh doanh và báo cáo kết quả kinh doanh với Nhà nước.
II. Tập đoàn than và khoáng sản VN đã “biển lận” những điều gì theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước?
1/ Biên soạn ra các báo cáo tài chính doanh nghiệp: bị sai lệch,
không phản ánh đúng thực tế tài sản, chi phí, doanh thu và kết quả kinh
doanh của các đơn vị này…
2/ TKV là một trong những tập đoàn đầu têu trong việc sử dụng nguồn
vốn do nhà nước cấp cho mình đầu tư ra các lĩnh vực không thuộc chức
năng nhiệm vụ, mặc dù Chính phủ đã có chỉ thị cho các tập đoàn kinh tế
phải hạn chế việc làm này. Số liệu do Kiểm toán Nhà nước cung cấp: TKV
đã đầu tư ra ngoài 1.786 tỷ đồng (chiếm 16,15% vốn chủ sở hữu).
Nổ bom hạt nhân-Hình ảnh mang tính minh họa
III. Từ sự biển lận đã kết luận này (cái sẩy) dư luận có
quyền được đặt dấu hỏi về những hậu quả (cái ung) mà TKV có thể sẽ gây
ra cho đất nước: Đó là dự án bauxite Tây nguyên và TKV là Chủ Đầu tư?
1/ Hiện nay TKV đang là chủ đầu tư của Dự án khai thác bauxite Tây
Nguyên, với số vốn đầu tư ban đầu theo ông Đoàn Văn Kiển Chủ tịch Hội
đồng quản trị trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: từ 600 triệu USD tới
900 triệu USD; vậy nếu xảy ra sự biển lận như kết luận của Kiểm toán
Nhà nước đã kết luận thì hậu quả sẽ như thế nào và ai chịu trách nhiệm.
Hiện nay tại nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường lành mạnh thì
những doanh nghiệp, tập đoàn đã được các cơ quan chức năng như Kiểm
toán Nhà nước xếp vào diện “bất hảo”, “biển lận” như TKV thì người đứng
đầu vừa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà tập đoàn này sẽ bị
lụn bại về thương hiệu vì sẽ không ai dám bắt tay làm ăn với.
Vậy việc giao Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên cho TKV có là việc làm: “gửi trứng cho quạ” không ?
2/ Hành vi bật đèn xanh cho các doanh nghiệp nước ngoài đưa ồ ạt
công nhân tranh các công việc lao động phổ thông, trái với các quy định
hiện hành của Luật Lao động Việt Nam: một số đã bị xử phạt và trục xuất
về nước như thông tin các báo đã đưa; vậy hành vi này của TKV có nên
coi là hành vi “cõng rắn cắn gà nhà” không ?
3/ Ngay các nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước, Thủ tướng đã chỉ thị
yêu cầu sử dụng đúng mục đích, thế mà TKV còn dám lấy ra 1.786 tỷ đồng
(chiếm 16,15% vốn chủ sở hữu) để đầu tư sang các lĩnh vực khác?
Vừa qua TKV đã ký hợp đồng vay của một ngân hàng Hồng Kông một khoản
tín dụng trên 500 triệu USD, tin các báo đã đưa; nếu TKV vẫn “ngựa quen
đưỡng cũ”, trích ra 16 % của 500 triệu USD làm một việc gì mờ ám khuất
tất ví như: làm hại môi trường, làm mất an ninh quốc gia, phục vụ cho
mục đích tình báo kinh tế – an ninh cho một quốc gia nào đó thì ai kiểm
soát, giám sát việc này?
Chúng tôi đã đọc được một số thông tin của các mạng nước ngoài: Vấn
đề bauxite Tây Nguyên chỉ là bề nổi của cả một tảng băng chìm; đằng sau
bauxite là một loại quặng, loại nguyên liệu quan trọng giành cho công
nghiệp quốc phòng, loại quặng này có ở Tây Nguyên? Không phải ngẫu
nhiên mà người Pháp đặt Viện Nghiên cứu hạt nhân tại Đà Lạt?
Một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã đặt ra câu hỏi với Bộ Văn
hoá – Thể thao và Du lịch: Tại sao Đà Lạt là một thành phố du lịch lại
vẫn duy trì một cơ sở nghiên cứu hạt nhân tại đây? Liệu có “khủng bố”
khách du lịch không? Thực ra những câu hỏi này xuất phát từ tính toán
của người làm du lịch, họ đâu hiểu được tảng băng chìm phía sau?
Chúng tôi không thể không quan ngại khi đặt ra vần đề này: Kiểm toán
Nhà nước và các cơ quan chức năng có đủ khả năng kiểm soát TKV khi giao
cho Tập đoàn này được “cầm cái” một dự án – một “canh bạc” có liên quan
tới rất nhiều vấn đề quốc gia –quốc tế ?
PVĐ
Nguồn: http://vn.myblog.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=585
|