Thanh Quang, phóng viên RFA
2009-08-07
Hồi
năm 2005, nhà cầm quyền Việt Nam áp lực Indonesia, và cả Malaysia, đục
bỏ các bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn Galang
và Bidong.
Nay, theo báo Jakarta Post của
Indonesia, Hà Nội lại áp lực Jakarta đóng cửa
trại Galang, di tích tỵ nạn cuối
cùng của Cộng đồng người
Việt hải ngọai.
Báo Jakarta Post số
ra hôm 30 tháng 7 vừa rồi trích dẫn lời Phát ngôn viên Cơ
quan Phát triển Công nghệ Batam, ông Dwi Djoko Wiwoho
cho biết khu trại tỵ nạn
cũ Galang, nơi tá túc của hàng trăm ngàn thuyền nhân VN ngày nào và hiện là một địa
điểm thu hút du khách
trong và ngòai nước
Indonesia, đã bị nhà cầm quyền VN công kích.
Viên chức
này nói thêm rằng việc phơi bày nơi
ấy ra công chúng chẳng khác nào “vạch rõ lịch sử
đen tối của Việt Nam CS”, mặc
dù bà Nada Faza Soraya, Chánh sự
vụ Phòng Thương mại tại
quần đảo Batam bao gồm đảo Galang, được
tờ Jakarta Post trích dẫn khẳng định
rằng các công ty du lịch tại Batam không có ý định khai thác “quá khứ đen tối
của chính phủ Việt Nam”.
Và bà Nada mong muốn
tất cả các bên liên hệ - ám chỉ có cả Việt
Nam – hãy công nhận
lợi ích quan trọng của trại
tỵ nạn cũ Galang này.
Cái gai của
chế độ?
Trước
tin Việt Nam lại áp lực Indonesia đóng cửa
khu di tích lịch sử, nơi được
coi là bến bờ tự do bước
đầu của khỏang 250 ngàn người
tỵ nạn, dư luận
thuyền nhân Việt Nam phản ứng mạnh
mẽ. Tại Âu Châu – ở Vương Quốc
Bỉ, cựu thuyền nhân, ông Nguyễn
Đức Huấn, cho biết:
Thật
ra nghe tin này ai cũng bất mãn. Đối
với
CSVN, chúng ta đã thấy tội ác của
họ
quá nhiều.
Cho nên một trong những chứng tích còn sót
lại
là những
gì mà nhà cầm quyền CSVN tìm mọi
cách để
xóa bỏ
những
tàn tích, di tích đó đi.
Các thuyền
nhân Việt
Nam đã liều mình, bỏ
tất
cả
tài sản,
nhất
là sinh mạng quý báu của họ,
để
ra đi. Và chắc chắn là họ muốn
lưu
niệm
cho con cháu những chứng tích ấy.
Nhưng
nhà cầm
quyền
CSVN thấy
đây là cái gai trước mắt cũng như
là bằng
chứng
tội
ác của
họ.
Tại
Hoa Kỳ, một cựu thuyền nhân khác, ông Lưu
Thành ở California nhận xét:
“Chuyện
này hết
sức
vô nhân đạo, vì mồ mả của
những
người
đi tìm tự do không may nằm lại
rất
đáng kỷ
niệm.
Nhiều
khi gia đình nào cũng đều bị thiệt
hại
trong chuyến đi: Có người thì con chết,
người
thì vợ
chết,
thậm
chí có trường hợp chết cả
gia đình. Thì chuyện tưởng niệm
thuyền
nhân là việc nên làm, và là chuyện đương
nhiên rồi.
Bây giờ
Việt
Nam không cho tưởng niệm đó là quá vô
nhân đạo.
Không thể tưởng tượng được
một
chế
độ
vô nhân như vậy.”
Lên tiếng
với Đài Á Châu Tự Do
mới đây, ông Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trụ sở tại
Úc cho biết:
“Qua hai sự
kiện
xảy
ra cách nay một khoảng thời gian là bốn
năm, chúng ta có thể khẳng định
một
cách rõ ràng là: Ngày hôm nay Hà Nội đang chiêu dụ
thế
hệ
thứ
hai, thế
hệ
thứ
ba, thế
hệ
con cháu của chúng ta trở về
nước
để
nhìn thấy
bộ
mặt
phát triển phồn vinh giả
tạo
ngày hôm nay của Việt nam. Tức
là muốn
cho các cháu thấy được xã hội
Việt
nam là tốt đẹp, xã hội
chủ
nghĩa tốt
đẹp,
trong quá khứ hoàn toàn chăm lo cho phúc lợi
của
dân chúng.
Họ
muốn
xóa sổ
tất
cả
những
gì có tính chất tội ác của Cộng
sản
mặc
dù các di tích tị nạn này không phải
là lớn,
nằm
ở
hoang đảo
xa xôi, nhưng họ cũng phải
tìm cách tiếp cận tới nơi
để
rửa
sạch
những
dấu
vết
tội
lỗi
này”.
Khúc ruột
ngàn dặm…
Việc
nhà cầm quyền Việt Nam áp lực
đục bỏ các bia tưởng niệm thuyền
nhân ở Galang và Bidong,
và nay muốn xóa sổ di tích lịch sử cuối
cùng của người tỵ nạn
Việt Nam tại Đông Nam Á, khiến người ta không khỏi
liên tưởng tới thân phận của “khúc ruột
ngàn dậm” của đảng và nhà nước
Việt Nam.
Ngược
dòng thời gian trở về mấy
thấp niên trước, những ai trong nước
rời bỏ “thiêng đường cộng sản”
qua con đường vượt biên nhưng bất thành khiến
phải vào tù hẳn không quên cán bộ trại giam gọi
họ là “kẻ vượt biên phản
quốc”, “bọn lười biếng”,
“những kẻ ham mê bơ thừa sửa
cặn của Đế Quốc
Mỹ”…
Rồi
khi nền kinh tế chỉ huy của
cộng sản VN bên bờ vực thẳm,
phải nhanh chóng cứu vãn theo chiều hướng thị
trường và mở ngỏ với
tư bản bên ngòai, nhất là cần phải
o bế người Việt tỵ
nạn ở hải ngọai
để thu hút nguồn kiều hối
càng nhiều càng tốt , thì “những kẻ vượt
biên phản quốc” ngày nào ấy lại trở
thành “khúc ruột ngàn dặm” của Đảng
CS và Nhà nước Việt Nam.
Nhưng
liệu “khúc ruột ngàn dặm” có được chiếu
cố thực tâm không, hay chỉ là… khúc ruột thừa, khi nhà cầm
quyền Việt Nam một mặt
kêu gọi người Việt tỵ
nạn – những cựu thuyền
nhân – để lại quá khứ sau lưng và hướng
về tương lai cho sự hưng thịnh
của quê hương đất nước,
nhưng mặt khác lại áp lực Kuala Lumpur và Jakarta đập phá 2 bia tưởng niệm thuyền
nhân trên các đảo Bidong
và Galang hồi năm 2005?
Rồi
nay Việt nam lại áp lực Indonesia đóng cửa
trại tỵ nạn cũ của
người Việt tại Galang, nơi
mà bà Nada Faza Soraya, Chánh Sự
vụ Phòng Thương mại Batam tin là “địa
điểm hòan tòan có giá trị lịch sử
và nhân đạo”.
|