Mai Thanh Truyết
Trong
hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là những
người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy rẫy trên quê hương Việt
Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như mọi quốc gia trên thế
giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu…những nơi có dấu chân TC khai thác
các công trình quặng mỏ hay những công ty sản xuất khác tại những nơi nầy.
Cộng sản
Việt Nam cũng như Trung Cộng (TC) cũng không thể nào chối cải được
nhận định trên. Tại Việt Nam, người Trung hoa dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên,
mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ, nói chuyện
với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và
có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi
khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt. Thật không có gì
nhục nhã cho bằng hiện tượng nầy xảy ra ngay chính trên mảnh đất quê hương của
mình mà cán bộ hay công an cố tình làm ngơ trước những nghịch cảnh trên.
Những khu
biệt lập nầy có thể nói rằng do TC hoàn toàn quản lý mọi sinh hoạt, không có
người “lạ” nào hay cán bộ, công an Việt Nam có thể bén mãn đến được, mặc dù
những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý.
Cho đến
hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo nên một luồn
sóng phẩn uất trong lòng người Việt, và thiết nghĩ những người công nhân lương
thiện nầy sẽ có ngày đứng lên dành lại quyền công nhân thực sự và sẽ không để
công nhân TC hiếp đáp mãi mãi được.
Những sự
kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi
khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và gần đây nhứt tại thành phố
Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những
cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên
mãnh đất quê hương của ngườui bản xứ.
Trở lại
Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là điểm nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi
nấy hiện đang được TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn một
năm nay dưới sự đồng thuận của CS VN. Sau khi không thể bưng bít được từ hơn 6
tháng nay, CSVN đã phải bạch hoá công bố hai công trình trên mặc dù đã ký kết
với TC từ năm 2001 giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào qua quá nhiều áp lực của
đông đảo từng lớp dân chúng ở quốc nội cũng như ở hải ngoại cảnh báo về hiễm
hoạ từ môi trường, kinh tế, chính trị, và quân sự nếu để cho TC khai thác hai
vùng nầy.
Nhưng
trầm trọng hơn cả là trong việc nhường bước cho TC khai thác, cs VIỆT NAM để lộ ra tinh thần quốc tế vô sản (?) (mà bây giờ đã biến
thành tinh thần quốc tế hữu sản chăng?) trong việc hợp tác với TC. Và đây cũng
có thể được xem như là một tiến trình then chốt của việc tiến chiếm Việt Nam không tiếng súng của TC.
Ngay từ
giờ phút nầy (8/2009), đã có sự hiện diện của trên 570 công nhân TC ở Tân Rai
và trên 300 ở Nhân Cơ. Đây là những con số do chính Ủy Ban Nhân dân ở hai tỉnh
trên công bố. Thiết nghĩ, con số thực sự chắc phải cao hơn nhiều.
Có nhiều
câu hỏi được đặt ra cho tình trạng nhân sự TC ở hai địa điểm trên là, tại sao
họ có mặt hơn một năm qua mà vẫn chưa hoàn tất việc chuẩn bị mặt bằng cho cơ
xưởng, giải quyết các vụ đuổi nhà, chiếm cứ các vườn trồng cây công nghiệp của
dân như trà, cà phê, cao su v.v…mà chỉ lo xây dựng láng trại và nhà ở cho công
nhân và chuyên viên cùng những dịch vụ sinh hoạt khác như giải trí riêng biệt
và cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài bằng hàng rào được thiết lập chung
quanh? Đây là một tiến độ công trình rất chậm so với số lượng nhân công hiện có
và thời gian thi công. Và điều nầy đang làm ngạc nhiên cho những nhà quan sát
có kinh nghiệm về hoạt động công trường.
Từ đó,
câu hỏi khác được đặt ra là, họ có thực tâm đến đây để khai thác quặng mỏ
bauxite hay không?
Hay là họ
có những dự tính thâm độc nào khác mà việc khai thác quặng mỏ bauxite chỉ là Diện
để chứng minh sự có mặt của họ, và trọng tâm chính của họ là Điểm,
là khai thác một công trình bí mật nào khác?
Để trả
lời và khơi mở một số nghi vấn trên, cũng như qua đề tựa của bài viết, người
viết xin lần lượt tạo dựng ra nhiều giả thuyết qua các thông tin có được để từ
đó chứng minh sự hiện diện và hành động của TC trên mãnh đất quê hương Việt
Nam.
Việc
khai thác quặng mỏ Uranium
Cao
nguyên Trung phần Việt Nam là một phần của cao nguyên Bolloven. Nơi sau nầy là một
vùng đất bazan, chuyển hoá từ phún xuất thạch của núi lửa hàng triệu năm qua.
Do đó, hàm lượng phóng xạ của vùng đất nầy rất cao so với các vùng đất tự nhiên
khác. Và sác xuất có quặng mỏ Uranium cũng rất cao.
Để có
khái niệm về việc khai thác quặng mỏ Uranium, sau đây là quy trình sơ lược dựa
theo các nguyên tắc căn bản đang được sử dụng trên thế giới. Thông thường quặng
Uranium có được là do sự phối hợp của hai chất đồng vị (isotope) Uranium:
Uranium 235 và Uranium 238. U238 được xem như là đồng vị nặng vì có
3 electron nhiều hơn U235. Chính U235 mới đích thực là
tác nhân tạo ra nguồn năng lượng cho nhân loại và thông thường có trữ lượng
trong hỗn hợp quặng mỏ là 0,7% mà thôi.
Việc khai
thác gồm:
· Quặng Uranium trong
thiên nhiên cần phải được tách rời hai đồng vị 238 và 235;
· Sau đó Uranium 235 sẽ
được tinh luyện hay làm giàu (enrich) để đạt được nồng độ Uranium cần thiết để
ứng dụng trong nhiều mục tiêu khác nhau.
Việc tinh
luyện Uranium gồm 3 phương pháp: ly tâm, khuếch tác vật lý, và dùng tia laser.
Các quốc gia như Pakistan, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên hay Iran vẫn còn đang áp dụng phương pháp cổ điển là ly tâm. Trong
lúc đó, ở các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ và Tây Âu, hai phương pháp
sau được dùng đến vì có hiệu quả và năng suất cao hơn. Muốn chế tạo ra bom
nguyên tử, ít nhứt, nồng độ của Uranium cần phải đạt được là 80%. Đối với các
nồng độ thấp hơn, tuỳ thuộc vào những ứng dụng khác nhau trong việc dùng trong
các nhà máy phát điện nguyên tử hay các hệ thống an toàn trong một số dịch vụ
thật chính xác trong quy trình sản xuất mà con người không đủ khả năng để điều
chỉnh bằng tay hay mắt được.
Trung
Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc
Đây là
một trung tâm nghiên cứu về nguyên tử và phóng xạ được người Pháp xây dựng từ
giữa thập niên 50 ở thế kỷ trước. Hiện nay, Trung Tâm vẫn còn hoạt động. CS
VIỆT NAM dùng Trung tâm nầy để sản xuất các dụng cụ, hệ thống sensor để kiểm
soát hay vận hành những khu vực hiểm yếu trong các công nghệ mhư khai thác mỏ
than, hay các thiết bị kiểm soát trên tàu bè, cũng như trong các lãnh vực kiểm
soát các valve an toàn về áp suất hay nhiệt độ, hoặc điều chỉnh một cách chính xác
việc thay đổi điều kiện trong các quy trình sản xuất. Quan trọng hơn cả là việc
ứng dụng vào các valve an toàn khi có vấn đề cấp bách trong vận hành để hạn chế
hay tránh tai nạn.
Hiện tại,
Việt Nam đang nhập cảng nguyên liệu phóng xạ từ nước ngoài.
Câu hỏi
được đặt ra nơi đây là, tại sao người Pháp cho lấp đặt Trung Tâm nầy tại Đà Lạt
vào thời điểm trên, trong khi quốc lộ 20 nối liền Sài Gòn và Đà Lạt chỉ là một
con lộ thô sơ, chưa được tráng nhựa đẩy đủ?
Phải
có điều gì bí ẩn khiến cho họ thành lập Trung Tâm nầy?
Để trả
lời hai câu hỏi trên, phải chăng là họ muốn xây dựng Trung Tâm gần nơi vùng có
phóng xạ để nghiên cứu, thăm dò, và khai thác nguồn nguyên liệu phóng xạ tại
chỗ?
Ngược
dòng lịch sử, trong giai đoạn chiếm đóng ngắn ngũi của Nhât Bổn vào thế chiến
thứ hai, họ cũng đã gởi nhiều phái đoàn địa chất để thăm dò vùng nầy. Và trong
thời gian chiến tranh Mỹ-Việt, nhiều phái đoàn nghiên cứu của Hoa Kỳ cũng đi
lại thường xuyên trên vùng Bolloven nầy.
Nhưng tất
cả đều được giữ bí mật. Không có một báo cáo khoa học nào công bố về vấn đề
trên hay cho biết vùng đất nghiên cứu có chứa nguồn nguyên liệu phóng xạ
Uranium hay không?
Giả
thuyết về sự hiện diện của TC trong vùng Cao nguyên Trung phần
Ngày 21
tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada, Ông Chủ tịch
Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với đối tác là Việt Nam
rằng, Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chia sẻ, khai triển và khai
thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam. Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy
giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên Trung phần Việt Nam là có thật. Chính nhờ đó mới có những giao kết thăm dò và khai thác
giữa Việt Nam với các đối tác khác. Và TC, đã nắm bắt cũng như biết
nguồn nguyên liệu nầy, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ
bauxite để đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa.
Theo ước
tính sơ khởi của công ty NWT thì cao nguyên có trữ lượng là 210 ngàn tấn quặng
oxid uranium (U238) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và ở một tài
liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than Nông Sơn, Quảng
Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung bình với oxid uranium ở
Cao nguyên.
Qua hai
thông tin trên, một lần nữa có thể cho chúng ta có một kết luận một cách xác
tín là với mức độ quan trọng về nguồn nguyên liệu nầy khiến cho nhiều quốc gia
như Pháp, Nhật, và Hoa Kỳ đã biết trước nhưng không công bố mà thôi vì điều
kiện an ninh của Việt Nam trong thời chiến lúc bấy giờ không cho phép.
Ngày hôm
nay, TC đã biết và thay vì đến Việt Nam để khai thác nguồn nguyên liệu quý giá
về phương diện quốc phòng nầy, họ đã đánh lận con đen để nói tráo qua việc khai
thác quặng mỏ Bauxite.
Với hàm
lượng oxid uranium kể trên, có thể ly trích và khai thác được hàng trăm Kg
Uranium có nồng độc cao có thể ứng dụng vào trong kỹ nghệ quốc phòng và quân
sự.
Thêm nữa
có hai chi tiết sau đây để củng cố giả thuyết về việc TC đang bí mật chuẩn bị
việc khai thác quặng mỏ Uranium:
- Mỏ than Nông Sơn đã được VNCH khai thác từ năm 1961,
và vẫn được vận hành từ đó đến nay, và hoàn toàn không có tai nạn nào xảy
ra ở TQ. TC với tư cách nào và với lý do gì đã đem trên 200 chuyên
viên vào nơi đây từ 6 tháng qua?
- Một phần cao nguyên Bolloven nằm trên địa phận Lào đã
được TC thuê mướn trong vòng 50 năm?
Hai chỉ
dấu sau nầy chính là cái chìa khóa để mở toang cánh cửa bí mật giữa cs VN và TC
trong việc khai thác quặng mỏ Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Việc
khai thác nầy chỉ là Diện để che mắt thế giới, và Điểm chính là việc tìm kiếm,
khai thác, ly trích và tinh luyện chất phóng xạ Uranium để làm tăng lợi khí
“cường quốc” của Hán tộc.
Và
đây mới là điểm then chốt của
tham vọng quyền lực của TC
với sự đồng thuận của đảng cộng sản Việt Nam.
Ảnh
hưởng của việc khai thác quặng mỏ Uranium
Đứng về
mặt môi trường, quy trình khai thác quặng mỏ Uranium tương đối phát thải phế
thải ít hơn và dễ bảo quản cũng như kiểm soát hơn việc khai thác bauxite. Tuy
hai công trình đều đem đến sự hủy diệt thảm thực vật ở miền Cao nguyên nầy,
nhưng đứng về hiệu quả kinh tế, phát triển quốc gia, cũng như quốc phòng, việc
khai thác Uranium chiếm nhiều ưu thế hơn cả. Lý do là trong vòng 10 năm nữa
Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động hai nhà máy phát điện nguyên tử tại Ninh Thuận,
cho nên việc khai thác Uranium nầy có thể là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà
máy, và Việt Nam có được tính chủ động không tùy thuộc vào nước ngoài để có thể
bị áp lực của các quốc gia cung cấp nguyên liệu phóng xạ trên.
Thêm một
điểm cần lưu ý là, nếu Việt Nam chủ động và làm chủ được nguồn nguyện liệu quan
trọng và hiếm quý nầy, vị trí của Việt Nam trên thương trường quốc tế sẽ được
bảo đảm cũng như tư thế chính trị cũng sẽ được nâng cao vì nguyên liệu nầy sẽ
là một yếu tố quyết định trong các mặc cả trong nhiều lãnh vực nhứt là quốc
phòng đối với những quốc gia khác trên thế giới.
Thay
lời kết
Qua những
nhận định vừa nêu trên, giả thuyết về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao
nguyên Trung phần và ở Nông Sơn có tính xác tín rất cao. Và giả thuyết nầy lại
là một lý giải cho sự hiện diện của những người lính dưới dạng công nhân ở hai
nơi nầy.
Nếu
suy nghĩ trên trở thành hiện thực, người Việt quốc gia ở quốc nội và hải ngoại
phải làm gì trước những diễn biến đang xảy ra trên quê hương?
Một điều
không thể chối cải được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TC đã thể hiện rất rõ ràng. Đây là một tiến trình tiệm
tiến giống như trường hợp của Tân Cương và Tây Tạng.
Ngay sau
khi chiếm đóng Trung Hoa lục địa, và nhứt là lợi dụng tình trạng còn lõng lẽo
của Hội Quốc liên, tiền thân của Liên Hiệp quốc thời bấy giờ (1949), Mao Trạch
Đông vội vàng chiếm đóng quốc gia Tây Turquistan và đổi tên thành Tân Cương,
cũng như chiếm Tây Tạng vào năm 1959. Tiếp theo sau, chính sách Hán hóa bắt đầu
thực hiện bằng cách cho người Hán nhập cư vào hai nơi nầy để rồi lần lần đồng
hóa bằng những cuộc hôn nhân dị chủng. Hồ Cẩm Đào, ngày nay vẫn tiếp tục chương
trình trên và kết quả hiện tại là dân Tây Tạng trở thành thiểu số trên chính
quê hương mình, và dân Tân Cương chỉ còn chiếm 42% trên tổng số tại nơi đây.
Qua hai
diễn biến lịch sử kể trên, Việt Nam chắc chắn sẽ nằm trong “tầm bắn” của TC
trong chính sách nầy trong một tương lai không xa.
Hẳn chúng
ta còn nhớ, vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, hai món hàng dầu
hỏa và quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên đã được chính quyền thời bấy giờ mặc cả
với nhiều quốc gia đối trọng khác nhau ngõ hầu cứu vãn miền Nam, nhưng bị
thất bại. Và ngày hôm nay, nguy cơ nguồn nguyên liệu quốc phòng nầy sẽ lọt vào
tay TC rất cao.
Chính vì
thế, một trong những việc làm cấp bách hôm nay là phải cảnh báo cho thế giới
biết rõ âm mưu của TC về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên và Nông
Sơn, để từ đó mượn áp lực chính trị và kinh tế của thế giới để đình chỉ việc
khai thác trên.
Nếu
không, TC, một khi làm chủ được nguyền nguyên liệu nầy sẽ mọc “thêm râu thêm
cánh” và ngang nhiên tung hoành như đi vào chỗ không người. Tinh thần Hán
tộc cực đoan và chủ nghĩa bành trướng của TC càng được đẩy mạnh thêm lên qua
quyển Tân Biên Sử mới của TC mà biên giới gốm thâu cả vùng Đông Nam Á, Miến
Điện, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Bắc Hàn v.v…
Bằng bất
cứ giá nào, người Việt khắp nơi sẽ không để nguồn nguyên liệu nầy lọt vào tay
TC. Nếu không, Việt Nam sẽ biến thành một vùng tranh chấp quốc tế và thảm họa sẽ
khó lường trong tương lai một khi đã có tranh chấp.
Việc liên
kết với các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nầy để tạo hậu thuẫn trong các cuộc
tranh chấp với TC là một trong những điềiukiện tối cần thiết trong lúc nầy.
Cũng cần phải nói thêm là việc kết đoàn với Ấn Độ, một đối lực ngang ngữa với
TC cũng là việc nên làm. Ấn Độ cũng vừa có một quyết định sáng suốt trước hiễm
hoạ TC là chấm dứt hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu khí xuyên qua Ấn Độ,
Miến Điện và Vân Nam (TQ). Đây là bước ngăn chặn có hiệu quả nhứt trước sự bành
trướng của TC.
Sư
kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại, giữa Việt Nam và quốc tế rất cần thiết
trong lúc nầy vì chính đảng Cộng sản Việt Nam đã bất lực một khi để sự việc kể
trên xảy ra cho đất nước trong lúc họ có khả ngăn chặn từ lúc đầu.
Lịch sử
Việt Nam sẽ không quên tội ác kể trên!
Mai
Thanh Truyết 08/2009
Ghi
chú: Tin giờ chót, Theo báo
Thanh Niên ngày 6/8/2009, Ông Trần Xuân Hương, Bộ trưởng Bộ Môi trường &
Tài nguyên vừa công bố ngày 4 tháng 8 là Việt Nam quyết định thăm dò và
khai thác quặng mỏ Uranium ở Nông Sơn, ước lượng có trữ lượng 8.000 tấn quặng
oxid uranium U3O8. Việc khai thác nầy chia làm hai đợt cho đến 2020.. Đối với
một số địa điểm khác, ông cũng có nêu tên tỉnh Lâm Đồng nhưng không nói cụ thể
như trường hợp Nông Sơn cũng như tên Đắk Nông cũng không được nhắc tới. Phải
chăng đây là hai vị trí cấm kỵ vì còn nằm dưới chiêu bài khai thác quặng mỏ
bauxite của TC?
Và Ông
cũng cho biết là đã ký Biên bàn ghi nhớ (Memorendum of Understanding) với Ấn Độ
trong việc nghiên cứu và định hướng về công nghệ áp dụng cho việc khai thác
quặng mỏ Uranium trên.
|