Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2009-08-14
Kể
từ ngày 15/9 sắp tới các tổ chức khoa học công nghệ sẽ không được phép
công bố công khai những ý kiến phản biện liên quan đến đường lối chính
sách của Đảng và Nhà Nước. Những ý kiến như thế nếu có, phải gởi tới
các cơ quan Đảng và Nhà nước có thẩm quyền.
Các tổ chức như Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, tổ chức
tư nhân đầu tiên ở Việt Nam về nghiên cứu chính sách sẽ ra sao với quyết định
97 của Thủ Tướng, ấn định danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức
khoa học và công nghệ. Nam Nguyên phỏng vấn TS Nguyễn Quang A Viện trưởng IDS về
vấn đề này. Từ Hà Nội ông phát biểu:
Mất quyền tự
do nghiên cứu quyền công bố ý kiến
TS Nguyễn Quang A: Chúng tôi đang suy ngẫm xem sẽ
ra sao, bởi vì Quyết định của Thủ Tướng giới hạn rất nhiều lĩnh vực. Nếu phải
làm đúng như thế thì sự tồn tại của những tổ chức nghiên cứu tư nhân như chúng
tôi không còn nhiều ý nghĩa .
Nam Nguyên: IDS sẽ phải đăng ký lại, khả năng được
cấp phép mới như thế nào. Nếu không bị đóng cửa, IDS sẽ có thay đổi gì, vẫn cứ
nghiên cứu chính sách theo đơn đặt hàng?
Về nội dung việc ban hành một danh mục được phép làm
là một cách làm hết sức lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của bất cứ
lĩnh vực nào, chứ không nói đến nghiên cứu khoa học là lĩnh vực rất biến động
TS Nguyễn Quang A
TS Nguyễn Quang A: Chưa biết tương lai thế nào, nhưng
tôi nghĩ quyết định này có nhiều điểm cần phải bàn cãi, thứ nhất là đã không được
ban hành theo đúng luật, bỏ qua một vài thủ tục bắt buộc rất quan trọng, đã
không công bố bản dự thảo ít nhất 60 ngày trước khi ban hành và đã không để cho
người dân và các tổ chức liên quan được tham gia ý kiến. Luật vừa mới ban
hành hồi đầu năm nay qui định như thế.
Về nội dung việc ban hành một danh mục được phép làm
là một cách làm hết sức lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của bất cứ
lĩnh vực nào, chứ không nói đến nghiên cứu khoa học là lĩnh vực rất biến động .
Không chỉ liệt kê ra một danh mục bảo là ông chỉ được
làm cái đó, như thế là tước mất quyền tự do nghiên cứu của công dân.
Tôi chưa nói đến điều là không được quyền công bố ý kiến
phản biện công khai, điều này hết sức phi lý. Thậm chí nó còn trái với những
qui định hiện hành của bản thân Hiến Pháp Việt Nam bây giờ.
Tôi nghĩ là còn rất
nhiều điểm phải bàn cãi ở quyết định này và muốn quyết định này có thể thi hành
được, thì Bộ Khoa Học Công Nghệ sẽ phải ra một thông tư hướng dẫn, thông tư này
cũng phải tiến hành theo một qui trình luật bắt buộc, tôi nghĩ rằng còn
nhiều cơ hội để công dân thảo luận với các cơ quan Nhà nước.
Tôi chưa nói đến điều là không được quyền công bố ý kiến
phản biện công khai, điều này hết sức phi lý. Thậm chí nó còn trái với những
qui định hiện hành của bản thân Hiến Pháp Việt Nam bây giờ.
TS Nguyễn Quang A
Quyết định
97 là một bước lùi về cải cách
Nam Nguyên: Thưa TS, ông có xem đây là một bước lùi về
cải cách nói chung ở Việt Nam hay không?
TS Nguyễn Quang A:
Chắc chắn là như thế
Nam Nguyên: Như thế
đi ngược lại trào lưu Viêt Nam đang muốn đổi mới, muốn cải tổ thể chế, cải tổ
cơ cấu. Ông có nhận định gì thêm?
TS Nguyễn Quang
A: Đổi mới, cải tổ cải cách là xu hướng lớn, không ai có thể đảo ngược được.
Trong lúc tiến lên như thế thì có lúc rẽ trái, có lúc rẻ phải, có lúc tiến lên
có lúc lùi. Tôi nghĩ đây là bước lùi nhỏ trong những bước tiến lớn thôi ! hy vọng
là như thế.
Nam Nguyên: Ngoài
những điều như ông nhận định, thưa TS, Quyết định 97 có thể đi ngược lại những
nguyên tắc cơ bản về quyền tiếp cận thông tin của công dân hay không, nhất
là trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, nếu các tổ chức KH-CN không được
phổ biến công khai những ý kiến phản biện về đường lối chính sách của Đảng?
Nó đi ngược lại nhiều thứ lắm, tiếc là không có thời gian để phân tích sâu. Thậm
chí nó đi ngược lại cả bản thân chính sách về tri thức của Đảng Cộng Sản Việt
Nam vừa được thông qua chưa đầy một năm.
TS Nguyễn Quang A
TS Nguyễn Quang A:
Nó đi ngược lại nhiều thứ lắm, tiếc là không có thời gian để phân tích sâu. Thậm
chí nó đi ngược lại cả bản thân chính sách về tri thức của Đảng Cộng Sản Việt
Nam vừa được thông qua chưa đầy một năm.
Nam Nguyên: Thưa TS, như vậy ông có nghĩ là công
luận sẽ có tiếng nói của mình trong những ngày sắp tới hay không?
TS Nguyễn Quang A:
Tôi nghĩ là như vậy. Thực sự cá nhân bản thân tôi đã thường xuyên lên tiếng,
còn Viện chúng tôi cũng đã có lên tiếng, dĩ nhiên bằng con đường chính thức.
Chuyện trao đổi giữa Viện chúng tôi và các cơ quan hữu quan, thì chúng tôi giữ
trong vòng nội bộ của các mối quan hệ ấy. Chúng tôi chưa đưa ra cho công chúng
rõ.
Nam Nguyên: Cảm ơn
TS Nguyễn Quang A đã dành thời gian trả lời đài RFA.
|