Thứ Ba, 2024-11-05, 8:48 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tám » 17 » NHỮNG “HỐ ĐEN” TRONG KHÔNG GIAN THẦN THÁNH HÓA HỒ CHÍ MINH
7:25 AM
NHỮNG “HỐ ĐEN” TRONG KHÔNG GIAN THẦN THÁNH HÓA HỒ CHÍ MINH
Quantcast

Thiên Hà

12.08.2009

Gần đến ngày 2/9, cũng là ngày mất của ông Hồ, đảng đoàn CS Việt Nam càng tăng cường cuộc vận động “học tập và làm theo lời Bác”, các phương tiện thông tin cùng đội ngũ báo cáo viên ra sức ca ngợi thần tượng. Dưới đây là những nội dung ca ngợi lừa bịp nguy hiểm ấy.

- Một cái chết bị bí mật bao trùm:

CS Việt Nam trong một bài viết kể về cái chết của ông Hồ, xin trích những câu sau:

“Ngày 26-8-1969, quân ủy trung ương bí mật thành lập ban chỉ đạo công tác giữ gìn thi hài Bác, thiếu tướng Lê Quang Đạo làm trưởng ban.

Một đoàn xe có nhiệm vụ vận chuyển, hộ tống thi hài Bác trên những con đường và địa điểm mà thi hài Bác sẽ đi qua, bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối.

Tại Viện 108, từ cuối 1968 đã hoàn thành một công trình đặc biệt mang mật danh 75A…Sau công trình 75A là một công trình tương tự dưới sân khấu hội trường Ba Đình, mang mật danh 75B. Chỉ những đồng chí có trách nhiệm ở cấp cao mới biết. Toàn thể cán bộ chiến sĩ… tuyệt nhiên không một ai hay biết là việc mình đang làm phục vụ mục đích gì. Và đặc biệt, chính Bác Hồ cũng không biết những điều đó.

Đúng 11g, đoàn xe đặc biệt 05 chiếc sau bao nhiêu ngày luyện tập, có mặt ở trước cổng Phủ chủ tịch. Không ai biết, không ai ngờ trong chiếc xe đó có một con người vĩ đại, Bác Hồ yêu quí của toàn dân tộc đang đi về cõi vĩnh hằng. Ngày lễ độc lập, hai bên hè phố người đi lại tấp nập…Những lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy nổi bật giữa những chiếc áo mới màu xanh và khăn quàng đỏ của các em thiếu nhi. Lại có cả tiếng trống ếch nữa.

Mùng 2-9-1945, mùa thu Hà Nội, Bác về… Mùng 2-9-1969, mùa thu Hà Nội, Bác đi xa… Một sự trùng hợp ngẫu nhiên và đẹp đẽ. Vì vậy, cả dân tộc càng nhớ đến Người. Hồ Chí Minh vĩ đại!”.

Nghe câu chuyện, có cảm tưởng miền Bắc năm 1969 có chủ quyền và độc lập tự do mà tang lễ như thời cách mạng bị khủng bố, cứ úp úp mở mở mờ ám. Dụng ý câu chuyện là để tăng phần hấp dẫn, huyễn hoặc, thần thoại. Nhưng thảm hại thay, cái chết của ông Hồ bị giấu như ăn trộm! Cũng không thể đổ hoàn toàn do chiến tranh. Ngày mất của lãnh tụ đất nước mà dân không biết, người trên đường phố còn vui vẻ chào mừng (mừng kỷ niệm 2/9). Cuối câu chuyện có câu: “Một sự trùng hợp ngẫu nhiên và đẹp đẽ. Vì vậy, cả dân tộc càng nhớ đến Người. Hồ Chí Minh vĩ đại!”. Ngẫm lại, mới thấy cái đuôi của vấn đề thần thánh hóa ló ra. Đúng là: mọi thủ đoạn đều đen tối, chỉ có kết quả mới là hiện thực! Giả dối với cả ngày chết của lãnh tụ để mưu đạt chính trị, thì còn gì là đạo lý và truyền thống Việt Nam? Trong “Hồi ký của một thằng hèn”, ông Tô Hải có kể chết như thế nào cũng do đảng quy định, có lẽ đó là việc Bộ Văn hóa hướng dẫn cả nước làm tang lễ. Học tập và làm theo Bác, phải tổ chức tang lễ như câu chuyện chăng?

- Quan niệm về cách mạng vô sản của ông Hồ:

Ông giáo sư Đặng Phong viết: “Cũng như Lênin, Bác không quan niệm máy móc rằng cách mạng vô sản là việc của giai cấp vô sản và sau khi cách mạng thành công thì giai cấp vô sản đương nhiên phải nắm chính quyền. Lênin quan niệm rằng để phục vụ lợi ích của giai cấp vô sản, cách tốt nhất là đưa những người có tri thức tương xứng vào những vị trí quản lý quốc gia. Lênin từng tuyên bố sẵn sàng đổi hàng trăm người CS không biết công việc lấy một người trí thức biết việc. Hồ Chí Minh cũng vậy. Bác quan niệm rằng cách tốt nhất để phục vụ lợi ích công – nông là phải đưa những người có đủ tài, đủ đức vào bộ máy nhà nước để phụng sự lợi ích của người lao động. Ở Bác, phạm trù yêu nước là bình đẳng giữa mọi tầng lớp nhân dân. Yêu nước, yêu chế độ không phải là độc quyền của riêng một giai cấp nào”.

Chúng ta đã biết Nguyễn Tiến Trung từng có “Thư gửi Bộ trưởng Bộ giáo dục…”, Đỗ Thu Hường 22 tuổi có bài phản biện “Tôi tìm hiểu luật đất đai”… Nếu cho phản biện công khai thẳng thắn mà công an không bắt giam, ông giáo sư Phong có dám bảo vệ quan điểm trên hay không? Nếu có, ông hãy đăng đàn một chuyên mục trên trang web nào đó để nhận ý kiến phản biện. Quan điểm ấy xuất phát ngay từ Hội đồng lý luận trung ương CS. Nó không bắt nguồn từ thượng đế, càng không nên dùng nó như bức màn che đậy. Sự thật là sau cách mạng, công – nông  không nắm quyền, trí thức thật sự cũng không nắm quyền, chỉ có một nhóm chóp bu cộng sản độc quyền. Cấp nào cũng vậy. Ông không thấy hiện bao nhiêu chất xám Việt Nam phải xếp hàng tìm việc theo thứ tự: có quan hệ chức quyền, thứ hai có tiền, rồi mới xét đến có năng lực à? Xin hỏi ông: hiện nay những người tri thức có vào những vị trí tương xứng quản lý quốc gia không? CS Việt Nam có dám đổi hàng trăm đảng viên tồi để lấy một tri thức tốt không? Yêu nước là bình đẳng tại sao những người phản đối Trung quốc lấn đất lấn biển, bị lờ đi hoặc bị bỏ tù?…

- Câu chuyện về sự tiết kiệm của ông Hồ:

“Ngay cả quạt máy Bác cũng không dùng. Quanh năm, Bác chỉ dùng quạt giấy hay quạt làm bằng lá cọ trong vườn. Khi thấy Bác dùng lá cọ làm quạt, nhiều đồng chí trong cơ quan cũng dùng. Để tránh thất lạc, Bác dùng đầu thuốc lá châm thành chữ B vào quạt của mình. Và một chiếc quạt như thế đã theo Bác đến tận cuối đời. Chúng ta xem phim Những giây phút cuối đời của Bác Hồ, sẽ thấy đồng chí Vũ Kỳ ngồi ở đầu giường bệnh của Bác, tay phe phẩy chiếc quạt lá cọ quạt mát cho Bác”.

Đây là thói quen tủn mũn đời thường. Dùng lửa đầu thuốc lá “châm thành chữ B” không phải “tránh thất lạc”; đúng ra là cho khỏi lộn, vì có nhiều người học ông Hồ làm những chiếc quạt như thế. Chữ B ấy có thế hiểu là của “bác”, của “bọ”, của “bố”… gì cũng được. Đã vậy, Vũ Kỳ còn “tay phe phẩy”. quạt cho ông Hồ. Trong tiếng Việt, “phe phẩy” hàm nghĩa gì nhỉ? Trong xã hội sản xuất công nghiệp ngày nay, người ta học tập điều gì về giản dị, tiết kiệm qua chuyện này? Câu chuyện muốn tôn vinh, thành ra lạc điệu và vớ vẩn hết chỗ nói về ông Hồ và những đồng chí thân cận học theo ông làm quạt!

- Một đoạn kể về tấm lòng của ông Hồ đối với miền Nam:

“Buổi sáng 3-8-1969, lại có những biểu hiện của cơn đau thắt ngực. Hội đồng bác sĩ đưa máy móc vào kiểm tra toàn diện cho Bác, trao đổi cặn kẽ với bác sĩ Nhữ Thế Bảo và Lê Ngọc Mẫn cách điều trị, đặc biệt tránh không được đi lại nhiều và hết sức tránh xúc động…Cơn đau thắt ngực rạng sáng hôm nay do ảnh hưởng của buổi chiều làm việc với đồng chí Nguyễn Văn Linh hôm qua… Mấy năm nay, hầu như mỗi lần nghe báo cáo về sự hi sinh của đồng bào miền Nam và sự tàn bạo của kẻ thù, là trái tim Bác không sao ngăn được xúc động”.

Đến nay, lịch sử đã rõ: chết chóc ở miền Nam thời điểm này là do cộng sản tổng tiến công. Tất cả các thành phố, tỉnh lỵ đều bị cộng sản pháo kích, bắn giết. Dân vô tội chết nhiều không kể xiết, nhất là tại Huế. Thái độ chủ chiến của Lê Duẩn “nướng” biết bao lính miền Bắc, thua còn hèn hạ bắn giết dân, rồi rút về rừng. Chế Lan Viên cuối đời vẫn day dứt: “Mậu Thân, 2.000 người tràn xuống đồng bằng/ Sau một đêm còn lại chỉ 30…”. Nhà thơ cũng đặt câu hỏi: ai chịu trách nhiệm về những cái chết này. Bệnh đau tim lần đầu ở ông Hồ là cải cách ruộng đất. Đến 1968, ông thật sự bị sốc nặng. Chỉ riêng 02 sự kiện này, ông Hồ đứng đầu CS Việt Nam, tất yếu phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu triệu đồng bào, không thể trốn tội được! Trong câu chuyện, tác giả nói ông Hồ cần “tránh không được đi lại nhiều và hết sức tránh xúc động”. Nhưng ngay câu văn sau đã ngược lại, báo cáo toàn hung tin! Chính ông Hồ và CS của ông tự giết ông trước thọ, rồi đổ tại kẻ thù tàn bạo, nhân đó đưa lên thành tình cảm: “miền Nam luôn trong trái tim tôi”! Màn kịch tạo ra hiệu ứng kép xảo quyệt này giống y như nguồn gốc di tích lịch sử nhà thờ Tam Tòa vừa rồi!

- Từ những ca khúc về ông Hồ:

Trong bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của Trần Hoàn, một không gian tĩnh lặng như…chùa bà Đanh! Nó cho thấy giờ phút thiêng liêng một người bỏ lại trần thế. Nhưng sự thần thánh hóa này cũng lộ thêm cái đuôi vô lý, thiếu khôn khéo, hiệu quả này để lại hệ quả kia. Lần thứ nhất: “Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im”. Lần thứ hai: “Bác đòi nghe câu ví… mà xung quanh vẫn lặng như tờ. Bác chờ mãi, chờ mãi không thôi”. Lần thứ ba: “Bác vẫy gọi xung quanh. Bác muốn nghe một đôi làn quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ, bước vào, gần Bác”. Rồi em gái hát, và “Bác nhìn em rơm rớm hàng mi”.

Dĩ nhiên lúc ông Hồ gần qua đời, luôn có người xung quanh. Nhưng diễn đạt của bài hát y như ông bị bỏ rơi, cô độc vô cùng trước lúc chết. Không ai xuyên tạc, cả bài hát đúng một không gian như vậy. Về hoàn cảnh sáng tác: cuối năm 1989, ông Hoàn vào viện cùng lúc với ông là Vũ Kỳ. Ông Kỳ kể cho ông Hoàn: lúc ốm nặng, chợt một hôm Bác gọi Vũ Kỳ vào bảo: “Ở đây có ai biết hò Huế không? Chú cho tôi nghe được không?”. Nhưng không có ai. Bác lại hỏi: “Vậy có ai biết hát ví dặm không?”. Nhìn quanh, cũng không. Bác lại hỏi: “Vậy có ai biết hát dân ca không?”. Bí quá, ông Kỳ cho gọi các nữ Quân y viện 108. Trong đó, có cô đã hát bài “Người ơi người ở đừng về”. Câu chuyện này đã gợi ý để ông Hoàn viết nên ca khúc, không sai chút nào. Tài rung động sáng tác của ông Hoàn giỏi thật, chỉ cần gián tiếp nghe đã tạo thêm cho thần tượng một ánh hào quang! Rồi từ Lưu Hữu Phước với “Lãnh tụ ca” giỏi đóng kịch tâm lý khi thấy Bác, đến Thuận Yến với “Bác Hồ – Một tình yêu bao la” mượn ý thơ Tố Hữu; tất cả đều sáng tác gián tiếp, vị này nối đuôi cảm hứng xu nịnh từ vị kia, tâng bốc lên, đẻ ra tác phẩm. Thủ thuật chung là: huy động ngôn từ đẹp nhất, nói thật tình cảm và thật thảm vào, lợi dụng chất dân ca len lỏi vào người nghe. Giấu xuất xứ thì thôi, kể ra càng ngượng. Và không riêng nhạc, Hà Nội còn tổ chức “triển lãm tranh cổ động về Bác Hồ”, tự lộ ra mặt nạ rẻ tiền. Trường phái nghệ thuật này không phải “vị nghệ thuật”, chẵng phải “vị nhân sinh”, mà là “vị…lãnh tụ”! Những “siêu tài năng” này thi nhau sản xuất ra một “món ăn tinh thần” duy nhất cho cả xã hội. Các bài hát độc chỉ có: bác như sao sáng giữa trời bao la, bác là tình yêu thiết tha nhất trong trái tim nhân loại. Đã thế, còn khoe bài hát được mến mộ mấy chục năm liền. Nếu giá trị thật, sao bây giờ phát ra rả, không còn ai nghe nữa? Còn các ca sĩ hát, nhà nước phải trả tiền lương hoặc bồi dưỡng riêng?

- Đến những câu thơ vô lý:

Có lúc Tố Hữu gọi ông Hồ: “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Có lúc gọi “người lính già dân tộc Hồ Chí Minh”. Lại có lúc: “Làm tên quân cảm tử đi tiên phong”. Bậy bạ nhất là gọi “Cha già dân tộc”. Tố Hữu muốn gì thì cứ, nhưng không thể buộc cả xã hội phải gọi theo. Khái niệm dân tộc bao hàm các lớp người xưa nay, gồm đất nước, các giá trị truyền thống…Tại sao ông Hồ lại được lên hàng “cha già dân tộc”? Hèn gì khi đến thăm đền thờ Trần Hưng Đạo, ông Hồ còn dám sánh vai nói với Đức thánh Trần: “bác anh hùng, tôi cũng anh hùng”. Tất cả “cá mè một lứa”, đừng trách sao ngày nay gia đình không còn kính trên nhường dưới, xã hội mất kỷ cương và đầy rẫy tệ nạn. Tố Hữu còn viết: “Vì giang sơn/ Người quyết dứt gia đình!”. Thực tế: ông Hồ đổi họ và tên cha mẹ đặt ban đầu, cả xã hội gọi ông là Bác Hồ theo kiểu gọi Trung Quốc. 44 năm xa cách, bà Thanh (chị ruột) không thấy ông Hồ về nhà, bèn đi tìm. Gặp nhau, chị hỏi: “cậu đấy à?”, ông Hồ hỏi lại: “chị đấy à?”. Không hiểu nổi! Cái chết và ngày giỗ của ông cũng rất mờ nhạt yếu tố gia đình, quê hương. Chết cũng giấu và đổi ngày. Rồi còn xây lăng to đùng giữa thủ đô không theo kiến trúc tín ngưỡng dân tộc. So với cụ Nguyễn Du một đền thờ khiêm tốn bên trong chỉ thờ mỗi chữ “Tâm” ngay tại quê nhà, thì ông Hồ còn lâu mới đạt đến “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” của cụ.

Một số nhà thơ CS nước ngoài cũng viết về ông Hồ, nghe lập dị đến buồn cười. Ixamaen Gomet Braga (Braxin) viết – Đào Anh Kha dịch: “Vị thánh sống của nghìn thánh sống/ Và ân nhân của cả muôn đời/ Hồ Chí Minh! – Chưa dễ thấy người/ Chúng tôi đây bọn mù mắt sáng!”. Còn AntoKonXky (Liên Xô) viết – Thúy Toàn dịch: “Khi lần đầu tiên Người tìm ra trong các sách/ “Chủ nghĩa xã hội”, “Tất thắng”, những khẩu hiệu vang ngân/ Người thấy đây rồi mạch nguồn trong vắt/ Và hiểu ra rằng: phải lên án cả ngàn nǎm”. Cái tư tưởng nổi loạn và phủ định của CS quốc tế được ông Hồ áp dụng phá sạch Việt Nam như thế nào, ai cũng biết: giết chết địa chủ phong kiến và cả thuần phong mỹ tục làm xã hội đảo lộn, giết chết tư sản trong nước đến nỗi động lực xã hội triệt tiêu gần sát vạch số 0, giết chết chất xám Việt Nam, giết dần mòn giang sơn bờ cõi để nay còn “hình chữ S tong teo” (Bùi Chí Vinh), giết chết phản biện và chính kiến riêng, giết chết dân chủ và tinh thần yêu nước… Điều mà ông Hồ “lên án cả ngàn năm”, không chỉ ngàn năm trước, sẽ còn thêm ngàn năm sau nữa!

Tóm lại, nếu sưu tầm những sáng tác theo trường phái “vị lãnh tụ” như trên, còn nhiều. Xưa nay, ta thường gọi cách viết kém để lại những “hạt sạn”. Nhưng phải gọi các sáng tác dạng này là những “hố đen”: chúng “trôi” đầy trong không gian chính trị độc đảng, “nuốt” vào đó mọi tâm hồn, niềm tin. Dân ta thường thích thơ ca đàn hát mang chất dân dã, thích “nói ngọt thì lọt vào tim”; từ đặc điểm “duy tình” đó mà bị các tác phẩm trên hóa dây leo chằng chịt quấn riết. Kinh Phật còn đại ý rằng: dùng quá nhiều mỹ từ, xài từ ngữ “sang” quá… cũng là xảo ngôn dối trá! Vận tư tưởng nhà Phật vào các sáng tác về ông Hồ, chỉ có đúng tuyệt đối. Hãy xét bằng lý trí, sẽ thấy: việc thần thánh hóa ông Hồ tạo ra cái vỏ hào nhoáng, bên trong toàn những chuyện vô bổ không thực; nhưng lại có thực ý đồ CS muốn độc tôn độc trị. Xin mọi người luôn nhớ: hãy nhận diện và tránh xa những “hố đen” ấy.

Tiếng nói Dân chủ

Category: Đạo đức Hồ Chí Minh | Views: 1023 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 553
Khách: 553
Thành Viên: 0