Vào
ngày 14 tháng 8 năm 2009, Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư, thuộc Liên
đoàn Luật sư Việt Nam đã mời luật sư Lê Trần Luật đến làm việc tại trụ
sở của Ủy ban.
Tìm
hướng giải quyết
Thông
tín viên Hiền Vy của ban Việt Ngữ RFA đã liên lạc được với luật sư Lê Trần Luật
và được ông cho biết về nội dung của buổi làm việc:
LS
Lê Trần Luật:
Bốn giờ chiều ngày thứ Sáu, 14 tháng 8 họ có mời tôi đến trụ sở của Ủy ban Bảo
vệ Quyền lợi Luật sư (UBBVQLLS). Thành phần tham dự gồm có LS Tiến sĩ Phan
Trung Hoài, là chủ tịch UBBVQLLS, LS Nguyễn Huy Thiệp, LS Trần văn Tạo là phó
chủ tịch. Ngoài ra còn có 2 vị luật sư nữa là chủ nhiệm Đoàn luật sư Hải Phòng
và chủ nhiệm Đoàn luật sư Daklak. Nội dung của buổi làm việc thì họ lắng nghe
tôi trình bày lại hoàn cảnh và thực trạng đã cũng như đang xảy ra với tôi, nói
riêng và văn phòng luật sư nói chung. Trong buổi làm việc đó thì các bên trao đổi
thông tin và cùng nhau tìm ra một hướng giải quyết nhất định.
Mặc
dù tôi chưa có 1 cái lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của các cơ quan tư pháp, tòa
án, kiểm sát v.v. nhưng họ vẫn hạn chế việc đi lại của tôi thì rõ ràng là họ đã
tiến hành cái hành động trái pháp luật hay nói chính xác hơn là họ đã tiến hành
những hành động trái với hiến pháp.
LS Lê Trần Luật
Hiền
Vy: Thưa,
cách đây vài tháng LS có viết đơn nhờ Liên đoàn Luật sư Việt Nam can thiệp để
được hành nghề cũng như giúp ông được quyền đại diện tranh cãi trong các vụ án
của những nhà Dân chủ miền Bắc trong thời gian tới. Thưa theo ông, việc gặp gỡ
này có phải là do bức thư ông đã viết không?
LS
Lê Trần Luật: Vâng,
xuất phát từ cái thư tôi đã viết cho Liên đoàn nên chiều 14 vừa rồi họ đã mời
tôi lên làm việc. Qua cái buổi làm việc thì một số luật sư trong UBBVQLLS cũng
thống nhất rằng các biện pháp mà cơ quan an ninh hạn chế tôi đi lại là thực chất
của một dạng biến tướng của cái lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và sắp tới đây,
liên đoàn sẽ tìm cách tháo gỡ cái việc này để tạo điều kiện cho tôi có thể hành
nghề, nói chung và có thể bào chữa cho các nhà dân chủ ngoài Bắc, nói riêng.
Nhà
nước vi phạm pháp luật
Hiền
Vy:
Thưa, trường hợp của ông là trường hợp một người không bị án tù hay bị câu lưu
mà lại bị cấm cản di chuyển. Như vậy, có phải nhà nước vi phạm hiến pháp hay
pháp luật không?
LS
Lê Trần Luật: Chắc
chắn là họ vi phạm hiến pháp bởi vì một trong những quyền hiến định là quyền tự
do đi lại của công dân. Rõ ràng khi họ hạn chế trên tôi, mặc dù tôi chưa có 1
cái lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của các cơ quan tư pháp, tòa án, kiểm sát v.v.
nhưng họ vẫn hạn chế việc đi lại của tôi thì rõ ràng là họ đã tiến hành cái
hành động trái pháp luật hay nói chính xác hơn là họ đã tiến hành những hành động
trái với hiến pháp.
Hiền
Vy: Thưa
ông trong khoảng thời gian qua, khi họ đóng cửa văn phòng luật sư pháp quyền của
ông, thì theo như chúng tôi được biết là ông đã phải “làm việc” rất thường
xuyên với cơ quan an ninh, thì thưa diễn tiến đến đâu rồi ạ?
LS
Lê Trần Luật: Vào
ngày thứ Tư, 12 tháng 8, bên An ninh có mời tôi lên làm việc và họ đặt vấn đề
như thế này: Họ bảo là sắp tới họ muốn đưa ra một quyết định xử lý hành chánh
là phạt tiền, đồng thời là trả lại các máy móc cũng như là tài sản của tôi. Họ
đặt vấn đề đó ra và họ bảo rằng khi đưa ra một quyết định xử lý như thế thì cần
phải dựa trên một biên bản vi phạm. Họ kêu tôi ký vào biên bản vi phạm thì họ sẽ
ra quyết định xử phạt và trả lại tài sản cho tôi. Nhưng tôi không đồng ý bởi vì
đơn giản thứ nhất là tôi không có vi phạm, thứ hai nữa là cái việc mà ký vào
biên bản để hợp thức hóa cái chuyện để trả lại tài sản thì tôi không chấp nhận.
Họ bảo là nếu không có biên bản vi phạm mà xử lý thì sẽ sai luật, bởi vì không
có vi phạm gì thì làm sao mà xử lý. Tôi có nói với họ rằng; nếu như thế thì tại
sao cách đây khoảng 4 tháng, tức là vào ngày 29 tháng 4, họ đã tiến hành cái lệnh
là khám xét khẩn cấp Văn phòng Luật sư và họ đã tịch thâu hết. Như thế thì tại
thời điểm ra cái lệnh, ra quyết định khám xét đó họ cũng đâu có dựa vào cái
biên bản vi phạm nào mà họ vẫn cứ tiến hành. Khi tôi đặt vấn đề là chẳng lẽ 86
triệu dân Việt Nam họ muốn khám xét lúc nào cũng được hay sao thì họ bảo riêng
trường hợp của tôi là khác. Họ thích khám xét thì họ khám xét. Tôi nói với họ,
nếu lúc trước họ lập luận như thế thì bây giờ trả lại tài sản cũng như quyết định
xử lý tôi thì họ không cần phải dựa vào biên bản làm gì. Họ bảo như vậy thì
trái luật rồi mất công tôi phải khiếu nại, khiếu kiện. Họ bảo nếu tôi không ký
vào biên bản vi phạm thì làm 1 tờ cam kết là sẽ không khiếu nại, khiếu kiện thì
họ sẽ trả lại tài sản cho tôi. Tôi cũng không đồng ý chuyện đó bởi vì có gì đâu
mà phải cam kết như vậy, chuyện khiếu nại, khiếu kiện là quyền của tôi, tại sao
tôi phải cam kết là không khiếu nại khiếu kiện. Cuối cùng, sau khi họ trao đổi
với lãnh đạo thì họ thống nhất là làm một biên bản làm việc với tôi vào ngày 12
đó.
…
nhưng họ nói với tôi là họ đọc lại toàn bộ những bài bào chữa của tôi thì cơ
quan An ninh thấy rằng tôi không có dựa trên lập luận nào hết, không dựa trên
chứng cứ mà chủ yếu là nhằm nói xấu nhà nước thôi, chứ không có đưa ra lập luận,
chứng cứ để bảo vệ cho hành vi của thân chủ của tôi.
LS Lê Trần Luật
Hiền
Vy: Như
luật sư vừa nói thì có thể nhà nước sẽ cho LS mở lại văn phòng làm việc sau một
thời gian bắt đóng cửa. Thưa họ có ra điều kiện gì không ạ?
Nói xấu nhà nước?
LS
Lê Trần Luật:
Họ bảo là phải có 1 cái đơn trình bày hoàn cảnh hiện tại là thất nghiệp và muốn
làm lại văn phòng, đồng thời trong lá đơn đó phải cam kết rằng là sẽ không làm
vụ án chính trị nhạy cảm cũng như là không bào chữa theo cái hướng nói xấu nhà
nước thì bên An ninh sẽ xem xét và cho làm lại …
HiềnVy: Thưa ông, nói
xấu nhà nước là sao?
LS
Lê Trần Luật: Tôi
cũng không hiểu họ diễn đạt cái nói xấu nhà nước là như thế nào, nhưng họ nói với
tôi là họ đọc lại toàn bộ những bài bào chữa của tôi thì cơ quan An ninh thấy rằng
tôi không có dựa trên lập luận nào hết, không dựa trên chứng cứ mà chủ yếu là
nhằm nói xấu nhà nước thôi, chứ không có đưa ra lập luận, chứng cứ để bảo vệ
cho hành vi của thân chủ của tôi. Theo họ, chủ yếu là tôi đi nói xấu nhà nước
Việt Nam.
Tôi
không đồng ý làm cái đơn như thế. Tôi nói với họ nếu đưa ra điều kiện như thế
thì thà rằng tôi thất nghiệp chứ tôi không thể làm như thế được.
Hiền
Vy: Thưa,
có sự hậu thuẫn của Liên đoàn Luật Sư Việt Nam trong việc nhà nước có ý định trả
lại tài sản và cho ông mở lại văn phòng luật sư không?
LS
Lê Trần Luật: Tôi
không biết tác động qua lại như thế nào nhưng qua những diễn biến vừa xảy ra,
như là ngày 14 họ làm việc với tôi, rồi tới ngày 16 thì Liên đoàn làm việc với
tôi ,thì tôi nghĩ cũng có thể là cơ quan An ninh chịu một sức ép nào đó, hoặc
là buộc phải làm việc với Liên đoàn, thì tôi cho rằng cũng có thể là có tác động
từ phía Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Hiền
Vy: Xin
cảm ơn luật sư, và kính chúc ông nhiều may mắn.
LS
Lê Trần Luật: Vâng,
xin cảm ơn cô.