Thứ Ba, 2024-11-05, 8:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tám » 23 » Những tín hiệu mới trong quan hệ Việt – Trung
8:39 AM
Những tín hiệu mới trong quan hệ Việt – Trung

2009-08-21

Sau một thời gian khá dài im hơi, lặng tiếng về thái độ và cách hành xử của Trung Quốc, đặc biệt là trên biển Đông, trong vòng mười ngày qua, một số tờ báo ở Việt Nam bắt đầu chỉ trích các tham vọng, thái độ cũng như hành động của Trung Quốc.

AFP photo

Phải khởi động được ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc làm chỗ dựa vững chắc cho những giải pháp ngoại giao với Trung Quốc

Công an đi tiên phong trong việc chỉ trích

Phát súng đầu tiên, phá vỡ giai đoạn im hơi, lặng tiếng, hết sức khó hiểu của báo giới Việt Nam, trước hàng loạt các hành động vừa ngang ngược, vừa có tính cách khiêu khích của Trung Quốc, xuất phát từ tờ An ninh Thế giới, phụ trương của báo Công an nhân dân.

Phát súng đầu tiên, phá vỡ giai đoạn im hơi, lặng tiếng, hết sức khó hiểu của báo giới Việt Nam, trước hàng loạt các hành động vừa ngang ngược, vừa có tính cách khiêu khích của Trung Quốc, xuất phát từ tờ An ninh Thế giới, phụ trương của báo Công an nhân dân.

Chính vì báo giới Việt Nam đã im lặng quá lâu và vì nơi bắn phát súng chấm dứt giai đoạn “im lặng khó hiểu”, vốn rất dài này, lại là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, nên nội dung bài “Lại thêm một hành động không hữu hảo trên biển Đông”, đăng trên tờ An ninh Thế giới số ra ngày 12 tháng 8, thu hút sự quan tâm cũng như ý kiến bình phẩm của nhiều người.

Vì sao các ý kiến như: Đây là những hành động nằm trong một mưu đồ chính trị thâm hiểm muốn biến biển Đông thành "ao nhà" của Trung Quốc”, hoặc: “Cách hành xử không hữu hảo của phía Trung Quốc trên biển Đông, dẫu là ‘tiểu cục’ như họ thường nói,  không chỉ làm tổn hại mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, mà còn làm "ám khói" hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Trung Hoa trong mắt nhiều người Việt Nam – vốn không có gì mới, bởi thường được đề cập trong các cuộc trò chuyện của nhiều người Việt và rất thường gặp tại các diễn đàn điện tử, lại được xem là khác thường khi xuất hiện trong bài viết vừa kể?

Đây là những hành động nằm trong một mưu đồ chính trị thâm hiểm muốn biến biển Đông thành "ao nhà" của Trung Quốc

Vì sao bình thường thành khác thường?

Kể từ đầu thập niên 1990, sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao, mỗi lần Trung Quốc có những hành động như: thăm dò – khai thác tài nguyên trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, hăm dọa – cản trở các tập đòan dầu khí nước ngòai khi họ liên kết với Việt Nam để khai thác tài nguyên ở biển Đông, rồi tập trận, cấm ngư dân đánh bắt thủy sản, đuổi - bắt – buộc nộp phạt - thậm chí bắn vào ngư dân Việt Nam, tuyên bố lập đơn vị hành chính mới có cả các quần đảo của Việt Nam trong đó,... nhằm xác nhận chủ quyền của họ ở biển Đông, Việt Nam thường chỉ để người phát ngôn của Bộ Ngọai giao lập đi, lập lại tuyên bố: Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình... rồi… thôi!

Tương tự, trong gần hai thập niên vừa qua, bất kể Trung Quốc nhiều lần tỏ thái độ hay liên tục có hành vi xúc phạm quốc thể, xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, tàn sát, ngược đãi đồng bào của mình, hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam thường chỉ thông tin chứ không bình luận hay chỉ trích.

Thậm chí, mỗi khi đề cập đến những vụ việc nhạy cảm, có liên quan đến vai trò hay trách nhiệm của Trung Quốc, hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam cũng không gọi thẳng tên quốc gia láng giếng ở phía Bắc xứ sở của mình. Trên hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam, hai chữ Trung Quốc thường được thay thế bằng những cụm từ trung tính như “bên kia biên giới phía Bắc”, đôi khi vô nghĩa như là từ... “lạ”!     

Trung Quốc nhiều lần tỏ thái độ hay liên tục có hành vi xúc phạm quốc thể, xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, tàn sát, ngược đãi đồng bào của mình, hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam thường chỉ thông tin chứ không bình luận hay chỉ trích.  

Chưa kể, mỗi khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của mình thì gần như liền sau đó, hoặc lãnh đạo Đảng, hoặc lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo chính phủ lại sang thăm Trung Quốc, hay lại lên tiếng khẳng định sẽ tôn trọng “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị hợp tác tòan diện ổn định lâu dài hướng tới tương lai), do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân gợi ý vào năm 1999, rồi cam kết sẽ thực thi “tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt).

Tất cả sẽ cùng lên tiếng?

Trở lại với những thay đổi về nội dung trong hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam khi đề cập đến Trung Quốc, sau sự xuất hiện của bài viết “Lại thêm một hành động không hữu hảo trên biển Đông”, vì những lý do đã kể, đã có lúc, những người quan tâm đến tình hình Việt Nam, tưởng rằng bài viết vừa đề cập là một sơ xuất của Toà soạn, của Ban biên tập báo Công an nhân dân, bởi chỉ ít giờ sau khi được đưa lên Internet, nó bị lột ra khỏi website của báo Công an nhân dân.

Lịch sử thế giới luôn chứng minh sức mạnh của dân tộc là chính yếu cho mọi cuộc chiến
Lịch sử thế giới luôn chứng minh sức mạnh của dân tộc là chính yếu cho mọi cuộc chiến
Song nếu đối chiếu với các diễn biến thời sự ngay vào thời điểm bài viết bị lột bỏ, có thể đoán được nguyên do: Thời điểm bài viết bị lột bỏ trùng với thời điểm khai mạc “Cuộc đàm phán cấp cao Việt - Trung về biên giới”, diễn ra tại Hà Nội trong ba ngày, từ 12 tháng 8 đến 15 tháng 8.

Chỉ vài ngày sau khi “Cuộc đàm phán cấp cao Việt - Trung về biên giới” kết thúc, nhiều tờ báo khác ở Việt Nam bắt đầu đưa hàng loạt những thông tin, ý kiến khác hẳn trước đây về Trung Quốc.

Yêu sách đòi chủ quyền 80% diện tích biển Đông, mà Trung Quốc chính thức công bố, hồi đầu tháng 5, để ngăn cản Việt Nam đăng ký “ranh giới ngoài của thềm lục địa” là “đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế”.

Trong cùng ngày 18 tháng 8, hai tờ báo có khá đông độc giả là Tuổi Trẻ và Thanh Niên cùng đăng bài “Bản đồ ‘đường lưỡi bò’ trên biển Đông: Đường yêu sách phi lý của Trung Quốc” của một tác giả, phân tích – chứng minh đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là vô lý. Đồng thời nhấn mạnh ý kiến, yêu sách đòi chủ quyền 80% diện tích biển Đông, mà Trung Quốc chính thức công bố, hồi đầu tháng 5, để ngăn cản Việt Nam đăng ký “ranh giới ngoài của thềm lục địa” là “đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế”.

Ngày 17 tháng 8, ông Enrique Manalo, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines đến Việt Nam, báo chí Việt Nam cho biết, ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng đã tiếp ông Manalo và viết nguyên văn như sau: “Ngoài các vấn đề song phương, hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm”.

Một ngày sau, ông James Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đến Việt Nam.

Điều tất yếu

Trong cuộc họp báo diễn ra ở Hà Nội hôm 19 tháng 8, ông Webb khẳng định, vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực biển Đông là cân bằng lực lượng với Trung Quốc và giải quyết công bằng vấn đề chủ quyền quốc gia ở khu vực này.

Chỉ có khởi động được ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc làm chỗ dựa vững chắc cho những giải pháp ngoại giao và tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế về chính nghĩa của Việt Nam mới có thể tìm ra giải pháp cho những ‘lưỡi bò’, ‘lưỡi rắn’ hiện nay

                                                                                                                                                                               Gíao sư Tương Lai

Hôm sau, ngày 20 tháng 8, trên báo điện tử VietNamNet, người ta thấy cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin – Truyền thông Việt Nam, đăng bài viết “Rắn là một loại bò...”. Giáo sư Tương Lai, tác giả bài viết này, cho rằng: “Gọi biển Đông là ‘biển Đông Nam Á’ thì chính xác hơn, vì với Việt Nam thì biển này ở phía Đông nhưng với Philippines thì biển ở phía Tây, còn với Malaysia và Indonesia thì biển này ở phía Bắc”.

Sau khi nhắc đến tinh thần của một Trần Bình Trọng “thà làm qủy nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, một “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo:  Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm”, một Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, kể lại câu chuyện “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha, ai bảo thần nhân chịu được”, 

Tôi nghĩ rằng muốn giải quyết vấn đề này phải trông vào sức mạnh dân tộc. Sức mạnh dân tộc ở đây là cả trong và ngoài nước, chứ không phải chỉ có trong nước đâu. Ngoài nước cũng là sức mạnh rất đáng kể.

                                                                                                                                                                            Ông Dương Danh Dy

Gíao sư Tương Lai nhận định: “Chỉ có khởi động được ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc làm chỗ dựa vững chắc cho những giải pháp ngoại giao và tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế về chính nghĩa của Việt Nam mới có thể tìm ra giải pháp cho những ‘lưỡi bò’, ‘lưỡi rắn’ hiện nay!”.

Đây cũng là điều mà cách nay vài tháng, trả lời Đài chúng tôi, ông Dương Danh Dy - cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc – từng đề cập, khi chúng tôi hỏi ông về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trong quan hệ với Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng muốn giải quyết vấn đề này phải trông vào sức mạnh dân tộc. Sức mạnh dân tộc ở đây là cả trong và ngoài nước, chứ không phải chỉ có trong nước đâu. Ngoài nước cũng là sức mạnh rất đáng kể. Trước đây tôi đã rất chú ý vấn đề này. Gần đây trong nước mới chú ý. Sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại. Sức mạnh của thời đại đây là công khai hoá, quốc tế hoá, đa phương hoá để tranh thủ rộng rãi những người đồng tình với chúng ta.

Chỉ trong vòng mươi ngày, qua hệ thống truyền thông chính thống của Việt Nam, người ta thấy đang có một số tín hiệu mới dẫn tới cảm nhận rằng, quan hệ Việt Trung có thể sẽ khác trước.

Tại sao? Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam tại biển Đông suốt bốn thập niên, thử lý giải: Tôi thấy rằng thay đổi đó là điều tất yếu thôi. Khi một bên lấn quá thì một bên phải có những đáp ứng phù hợp. Tôi nghĩ đấy là hợp quy luật. Bây giờ mọi người đều thấy rằng là càng nhún thì Trung Quốc càng lấn. Vì vậy cho nên tôi nghĩ điều đó là bình thường. Tôi nghĩ Việt Nam của mình không bao giờ bỏ truyền thống ngoại giao khôn ngoan đối với một nước lớn như là Trung Quốc.  

Tuy nhiên để có thể xác định câu trả lời, có lẽ phải tiếp tục chờ các diễn biến mới.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 843 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 210
Khách: 210
Thành Viên: 0