Chủ Nhật, 2024-12-22, 12:29 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tám » 27 » Năm nhà bất đồng chính kiến sẽ bị đưa ra xét xử
8:10 AM
Năm nhà bất đồng chính kiến sẽ bị đưa ra xét xử
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009-08-26

Việt Nam sắp xét xử 5 nhà bất đồng chính kiến bị truy tố về tội tuyên truyền chống phá nhà nước bao gồm Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim, Lê Thăng Long, và Nguyễn Tiến Trung, gương mặt trẻ được nhiều người biết đến qua các cuộc tiếp xúc giữa anh với chính khách các nước nhằm vận động dân chủ cho Việt Nam.

Photo courtesy www.thtndc.org

Nguyễn Tiến Trung hội kiến Thủ tướng Canada Stephen Harper

Gia đình Tiến Trung cho biết đã mời luật sư Trần Lâm cùng với luật sư Đặng Dũng đại diện trong phiên sơ thẩm sắp tới. 

Luật sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa Án Nhân dân Tối cao, người có kinh nghiệm xét xử cũng như biện hộ trong các vụ án chính trị, cũng là một trong số rất ít các luật sư nhận lời bảo vệ cho những nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Hy vọng nhẹ tội chứ không khỏi tội

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi về phiên tòa của Tiến Trung, luật sư Trần Lâm cho biết thêm chi tiết:

LS Trần Lâm : Gia đình của Trung đã gửi đơn ra xin mời luật sư, thế thì còn phải làm thủ tục cũng lôi thôi lắm đấy ạ.

Trà Mi : Theo ông dự kiến là sẽ trong thời gian bao lâu, thưa ông?

LS Trần Lâm : Cái đó không đoán định được. Loại án này nó chậm chạp lắm.

Tôi thấy rằng là cái việc phải làm thì ta cứ phải làm, cái thành công có thể là làm giảm nhẹ cho bị cáo. Nhưng cũng có một cái thành công nữa là làm cho cái sự thật, cái chân lý, cái pháp luật nó được sáng tỏ.
LS.Trần Lâm

Trà Mi : Vâng. Thưa ông, vai trò của luật sư trong những phiên toà chính trị tại Việt Nam thường không được đánh giá cao, nếu như không muốn nói là chỉ là hình thức mà thôi, thì ông hy vọng xác suất thành công của mình trong phiên toà tới đây như thế nào?

LS Trần Lâm : Tôi thấy rằng là cái việc phải làm thì ta cứ phải làm, cái thành công có thể là làm giảm nhẹ cho bị cáo. Nhưng cũng có một cái thành công nữa là làm cho cái sự thật, cái chân lý, cái pháp luật nó được sáng tỏ.

Trà Mi : Ông là một trong rất ít những luật sư thường xuyên góp mặt trong các vụ án chính trị. Ông có thể cho biết nguyên do nào khiến cho ông tham gia vào những vụ án "nhạy cảm" như thế, dù như ông vừa mới nói rằng là cái mức độ thành công thì không cao, chỉ có hy vọng giảm nhẹ thôi, thưa ông?

LS Trần Lâm : Nói thực là cái vụ án này nhiều luật sư không muốn nhận vì nó phức tạp lắm, nặng nề lắm. Rồi trong khi nói năng nhỡ một cái nó lại sa sẩy rồi là lôi thôi. Tôi cũng ở trong ngành lâu năm rồi, cũng đã nhiều vụ như thế rồi. Tôi cũng vui lòng nhận là vì tôi cũng muốn giúp đỡ anh em dù rằng cái kết quả không phải là vụ nào cũng tốt, nhưng mà an ủi được bà con - gia đình thì tôi thấy tôi cũng cần làm.

Cái 88 là dùng những văn tự, rồi lời nói, rồi những biểu ngữ để mà chống đối, làm thương tổn đến sự tồn tại của chế độ. Nhưng mà cái vụ của bốn, năm anh này là tham gia - tổ chức ra cái đảng phái, rồi là định những đường lối để mà muốn thay đổi cái chế độ, đấy nó có cái chỗ hơi khác.

LS.Trần Lâm

Trà Mi : Sơ khởi thì ông nhận xét là phiên toà này nó giống và nó khác những phiên toà về tội 88 mà ông từng tham gia như thế nào, thưa ông?

LS Trần Lâm : Cái 88 là dùng những văn tự, rồi lời nói, rồi những biểu ngữ để mà chống đối, làm thương tổn đến sự tồn tại của chế độ. Nhưng mà cái vụ của bốn, năm anh này là tham gia - tổ chức ra cái đảng phái, rồi là định những đường lối để mà muốn thay đổi cái chế độ, đấy nó có cái chỗ hơi khác.

Muốn dân chủ thì chỉ có cách sửa lại luậ

Trà Mi : Dạ. Thưa ông, các bị can bị cáo bụôc phạm tội chủ yếu là do  hành vi "tuyên truyền, phát tán tài liệu", nhưng mà những hành vi này nhiều người cho là thuộc cái quyền tự do ngôn luận và phát biểu tư tưởng, điều mà Việt Nam đã cam kết là tôn trọng, thì cái vấn đề nằm ở chỗ cái quy phạm mà nhà nước cho là "chống nhà nước". Xét về luật, công dân Việt Nam làm thế nào để phân biệt được như thế nào là "chống nhà nước" và như thế nào là "chống bất công, chống tiêu cực" trong xã hội, thưa ông?

LS Trần Lâm : Có hai cái sự suy nghĩ khác nhau mà có lẽ lần đầu tiên có người hỏi cho nên tôi nói.

Quốc tế thì luôn luôn nói rằng cái tự do dân chủ, có quyền là tự do suy nghĩ, tự do phát biểu, vân vân và vân vân, thế mà cái công ước quốc tế thì ta đã ký kết vậy thì ta phải thực hiện. Như là ông đồng nghiệp của tôi ở Pháp, ông nói rằng phải thực hiện tức là phải sửa luật. Đấy, nó phải thực hiện đến mức sửa luật cơ, chứ không phải đến mức xử vụ án.

Thế nhưng chúng tôi lại hiểu luật pháp theo một cái kiểu mà chúng tôi học, mà lại là cái kiểu hiện hành hiện nay nhà nước đang áp dụng. Có nghĩa là "luật pháp là gì?" Ở ngoài đó thì nói rằng là ý chí của dân, nhưng ở chỗ chúng tôi học thì "luật pháp là ý chí của giai cấp cầm quyền, của những người cầm quyền", mà ý chí đấy viết ra thành luật, tức là như ông Mao Trạch Đông có nói rằng là "luật pháp là ý chí của giai cấp thống trị", thì ở đây người ta cứ nói rằng anh dự trữ tài liệu cũng là chống đối, viết lách cũng là chống đối, đấy là luật theo cái dòng này. Thế thì bây giờ chúng tôi cãi thì chúng tôi cứ phải thừa nhận "đúng, đấy là tội". Còn cái tội ấy nếu mà thấy rằng không đúng thì phải sửa luật, chứ luật đã thế thì phải xử theo luật.

 Mao Trạch Đông có nói rằng là "luật pháp là ý chí của giai cấp thống trị", thì ở đây người ta cứ nói rằng anh dự trữ tài liệu cũng là chống đối, viết lách cũng là chống đối, đấy là luật theo cái dòng này. Thế thì bây giờ chúng tôi cãi thì chúng tôi cứ phải thừa nhận "đúng, đấy là tội". Còn cái tội ấy nếu mà thấy rằng không đúng thì phải sửa luật
LS.Trần Lâm

Trà Mi : Như ông vừa nói là có  sự phân biệt, có  sự khác nhau. Vì sao có sự khác nhau này, thưa ông?

LS Trần Lâm : Là vì các bạn tiếp thu luồng luật pháp của Phương Tây, còn ở đây chúng tôi vẫn phải theo Mao Trạch Đông, chúng tôi đã bỏ đâu! Cô hiểu cho là nó xử như thế cơ, cái luật đã thừa nhận của Stalin, của Mao Trạch Đông, nhưng mà chúng tôi đi vào cụ thể, thế ông bảo chống phá ở điểm nào? Chống phá thì đã hiện hành chưa? Đã gây nguy hiểm chưa? Chứ không phải là bị cái luật ấy rồi chúng tôi bó tay, không nói được câu nào cả để xin toà khoan hồng! Thế thì hỏng.

Trà Mi : Những điều mà nhà nước gọi là chống phá thì như ông cũng biết là giới ủng hộ dân chủ không chỉ tại Việt nam mà trên thế giới coi là cổ võ cho dân chủ, cho sự tiến bộ, thì theo ông có giải pháp nào cho công bằng, công lý hay không?

LS Trần Lâm : Thế giới hiện nay còn một số nước cộng sản, như ông Trần Thanh Hiệp gọi là "tàn dư cộng sản" đấy, thì người ta có một nền pháp luật của người ta, người ta có một cái thể chế của người ta, người ta còn đang tồn tại thì cái thể chế cũng theo họ. Nhưng mà cũng phải công bằng mà nhận rằng họ cũng đã chuyển hoá nhiều lắm rồi, nhưng mà thực ra chưa kịp với cái chung, thì nó vẫn có một sự cách biệt đó.

Các bạn tiếp thu luồng luật pháp của Phương Tây, còn ở đây chúng tôi vẫn phải theo Mao Trạch Đông, chúng tôi đã bỏ đâu

LS.Trần Lâm

Trà Mi : Vâng. Thế nhưng cái giá trị của công lý thì phải được tôn trọng và công nhận, phải không thưa ông?

LS Trần Lâm : Không. Nhưng mà không có cái công lý thì lấy cái gì để cân? Tôi có cái cân của tôi, mà cô có cái cân của cô cơ mà! Nó khổ thế đấy. Theo như tôi đã bốn, năm chục năm ở trong cái ngành này rồi thì tôi thấy rằng là nó thay đổi nhiều, nhưng mà nó vẫn còn, mà những cái còn này (thì) cái thời điểm thay đổi của nó tôi thấy không xa đâu, cô ạ.

Ảnh hưởng, tác dụng của người luật sư rất hạn chế

Trà Mi : Thưa ông, sau nhiều lần tham gia vào các vụ án chính trị tương tự như thế này, ngay tại thời điểm này thì ông có thể dự đoán kết cục phiên toà sắp tới sẽ như thế nào không?

LS Trần Lâm : Tôi dự đoán rằng sẽ không nặng như trước đây.

Trà Mi : Ông dựa trên cơ sở nào đưa ra dự đoán đó, thưa ông?

LS Trần Lâm : Là vì bây giờ người ta cởi mở hơn. Thế mà cái này là một cái sự khác nhau về quan điểm, về ý thức, chứ không có một cái động cơ xấu xa gì cả. Toàn những thanh niên và những trí thức, đúng họ có chống đối nhưng họ có cái lòng yêu nước của họ.

Trà Mi : Thế nhưng nhà nước xem cái vụ án này là "đặc biệt nghiêm trọng" mà cái dự đoán của ông là không nặng bằng những vụ trước?

LS Trần Lâm : Nói thực ra họ dùng những cái từ ấy mà, họ không thận trọng, họ cứ viết như thế thôi. Chúng tôi phải tìm ra những khía không nghiêm trọng.

Anh (Trung)  ấy làm việc nọ việc kia có thể sai về quan điểm, sai về nhận thức, nhưng mà con người như thế có nên xử nặng không? Xử con người phải hiểu thấu con người, chứ nếu mà cứ có  cái hành vi này thì phải thế này thế này, thế thì không phải là xử con người

LS.Trần Lâm

Trà Mi : Ông có thể chia sẻ sơ sơ, đó là những khía cạnh nào, thưa ông?

LS Trần Lâm : Thì anh Trung chẳng hạn, làm sao mà lại nói rằng anh Trung có cái động cơ đê hèn, tham quyền cố vị, mà phải nói rằng đấy là quan điểm của người ta muốn làm cái việc này vì muốn cho đất nước tốt.

Anh ấy làm việc nọ việc kia có thể sai về quan điểm, sai về nhận thức, nhưng mà con người như thế có nên xử nặng không? Xử con người phải hiểu thấu con người, chứ nếu mà cứ có  cái hành vi này thì phải thế này thế này, thế thì không phải là xử con người, cô ạ.

Trà Mi : Vâng. Thưa ông, nhiều người cho rằng sẽ là một điều ngạc nhiên nếu như luật sư bảo vệ thành công thân chủ của họ trong các phiên toà chính trị tại Việt Nam. Ông có suy nghĩ gì về lời nhận xét này?

LS Trần Lâm : Họ nói như thế có nghĩa rằng chế độ này đối với những vụ này chặt chẽ lắm, rồi là có những án bỏ túi. Tôi thấy rằng có đúng thực tế, nhưng nói rằng luật sư hoàn toàn không có hy vọng gì, chỉ là diễn kịch thôi, thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Nhưng nói rằng luật sư có một tác dụng gì trong vụ án này thì tôi thấy cũng rất nghèo nàn.

Trà Mi : Ông có suy nghĩ gì về vai trò của người luật sư tại Việt Nam trước lời nhận xét mà chính người luật sư như ông cũng cho rằng "đúng thực tế", thưa ông?

LS Trần Lâm : Người luật sư như chúng tôi thì chỉ có một việc rằng nát óc để tìm ra cái điều gì đáng nói. Họ nghe đến mức nào, họ thay đổi đến mức nào tuỳ thuộc ở những người cầm quyền, nhưng mà tác dụng rất hạn chế.

Trà Mi : Nói như vậy có thể hiểu rằng cái công bằng và công lý cho công dân có thể tuỳ thuộc hoàn toàn vào giới cầm quyền hay sao, thưa ông?

LS Trần Lâm : Cái công lý thì nó khó lắm cô ạ, bởi vì cái người xử ở Việt Nam họ không hoàn toàn là độc lập. Cái áp lực A, áp lực B, rồi người ta cũng phải xử theo cái mức đã được hướng dẫn. Cho nên dũng cảm để mà bảo vệ sự thật, lẽ phải, pháp luật để cho công bằng thì cái đó cũng hơi xa xỉ.

Trà Mi : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian Luật sư Trần Lâm đã dành cho buổi trao đổi này.

LS Trần Lâm : Vâng. Chào cô.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 864 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 20
Khách: 20
Thành Viên: 0