Theo
lệnh của cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra hồi trong tháng, chỉ còn
đúng một tuần nữa, vào ngày 2-9 tới đây, gần 400 tăng ni theo Pháp môn
Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng phải rời khỏi nơi đó.
Thời
gian không còn là bao, vậy
hướng giải quyết trong thực
tế ra sao và ý kiến của các tăng sinh ở
Tu viện Bát Nhã trước thông tin về biện pháp đối
với họ thế nào?
Tình trạng
hiện nay
Tình hình tại
Tu viện Bát Nhã thu hút
chú ý của giới quan tâm kể từ hồi
tháng 6 vừa qua khi mà một số người
xông vào tu viện đập pháp đòi đuổi các tăng ni ở đó đi.
Tin nói, sự
việc xảy ra có chứng kiến của
công an địa phương lực lượng
giữ gìn trật tự an ninh của
chính quyền lại không can thiệp.
Sau đó cả
khu vực tu viện bị cắt
điện, cắt nước từ
đó cho đến nay; tuy nhiên các tăng sinh, giáo thọ tại Thiền
viện Bát Nhã, vẫn duy trì sinh hoạt và chờ đợi
phương thức giải quyết
hợp lý.
Vào sáng ngày 23 tháng 8, chúng tôi liên lạc với thầy
Thích Pháp Hội và được cho biết về tình hình hiện
nay của tu viện: “Tình trạng hiện tại
của
chúng tôi vẫn không có điện và nước
cũng gặp
khó khăn.”
Tin cho hay, phía Giáo hội
Phật giáo Việt Nam từ cấp
trung ương và tỉnh Lâm Đồng cũng có những bàn bạc để giải
quyết vấn đề của
gần 400 tăng sinh tại Tu Viện Bát Nhã.
Hướng giải quyết...
Vào sáng ngày 23 tháng 8, vừa
qua ông Bùi Hữu Dược, viên chức phụ trách Phật
giáo thuộc Ban Tôn Giáo
Chính Phủ, cho chúng tôi
biết hướng giải quyết
như sau:
“Xin thưa
với
anh là sau việc ngày 27 tháng 6, thì ngày 5 tháng 7 đoàn đại
diện
của
Phật
giáo VN có lên làm việc với Ban Trị
sự
Tỉnh
Lâm Đồng
và có đến
làm việc
trực
tiếp
với
nhóm tăng ni thuộc tu viện
Bát Nhã và nhóm người tu theo pháp môn Làng Mai tại
tu viện
Bát Nhã.
Theo đề
nghị
của
phía giáo hội Phật giáo Việt
Nam là tôn trọng việc tu hành của
những
người
đang tu tại Tu viện Bát Nhã trong mùa An cư
ch nên đại diện của Phật
giáo Việt
Nam đề
nghị
là nên để họ tiếp tục
tu cho mãn mùa An cư, mà theo chúng ta hiểu
mãn mùa An cư là hết ngày 15 tháng 7 hay hết
ngày 2 tháng 9. Chúng tôi thấy đề nghị
đó của
Giáo hội
Phật
giáo Việt
Nam là hoàn toàn hợp lý.
Sau đó thì tôi nghĩ
nhóm tu theo pháp môn Làng Mai nên thực hiện theo đúng tinh
thần
của
pháp luật.
Do có sự
không bảo
lãnh của
thượng
tọa
Thích Đức
Nghi trụ
trì Tu viện Bát Nhã, nên việc ở
lại
Tu viện
Bát Nhã của nhóm tu theo pháp môn Làng Mai là không có những
thuận
lợi
lắm.
Và tôi cũng được
biết
giáo hội
Phật
giáo Việt
Nam có một hướng có thể
giải
quyết
giúp cho nhóm tu theo pháp môn Làng Mai; đó là họ có thể
chọn
những
người
thầy
tri kỷ
của
mình trong truyền thống của
Phật
giáo để
có thể
tu theo pháp môn Làng Mai; hoặc họ có thể
xin phép với Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tới
tu tập
tập
trung ở
một
trường
học
Phật
học
nào đó do giáo hội Phật giáo Việt
Nam quản
lý.
Như
vậy
điều
kiện
và cơ
hội
cho học
tu tập
theo pháp môn Làng Mai là vẫn còn; và hướng
giải
quyết
như
thế
chúng tôi cho là hợp tình hợp
lý.”
Hạn chót 2-9
Đối với biện pháp mà chính quyền
đưa ra như lời ông Bùi Hữu
Dược vừa nêu, thì thầy Thích Trung Hải, một người
từng tu tại Bát Nhã và hiện đang ở Pháp cho biết:
“Không có tăng thân
Làng Mai nào ở tại Tu viện
Bát Nhã cả, chúng tôi là những người Việt Nam sinh ra và lớn
lên tại
Việt
Nam và chúng tôi sau khi nghe theo sự kêu gọi của
thượng
tọa
Đức
Nghi, có công văn chấp thuận của
giáo hội
Phật
giáo Việt
Nam và ban Tôn giáo chính phủ thì chúng tôi xuất
gia tu học tại tu viện
Bát Nhã theo pháp môn Làng Mai.
Chúng tôi nghe theo lời
của
thượng
tọa
Đức
Nghi để
tu học
xây dựng
đất
nước,
xây dựng
con người
mà thôi, thành ra danh từ tăng thân Làng Mai tại
Tu viện
Bát Nhã là không vững.
Khi mà chúng tôi không
được
tu học
tại
Bát Nhã nữa thì chúng tôi là những người
có quốc
tịch
Việt
Nam, có chứng minh nhân dân, chúng tôi có mọi
quyền
lợi
ở
Việt
Nam, thì nhà nước không cần cho chúng tôi tu ở
chỗ
khác mà chúng tôi tự tìm chỗ
được.
Thành ra chúng tôi
không quan tâm là được tu học
tại
chổ
nào tại
vì chúng tôi có đủ sức, đủ
quyền
để
làm việc
đó bởi
chúng tôi không phạm luật pháp gì của
Việt
Nam cả,
chúng tôi không bị truy cứu
trách nhiệm về luật pháp hay về
gì hết.
Nhưng
mà ước
muốn
của
chúng tôi là muốn tu học chung với
nhau, tại
chỗ
đó hay tại chỗ nào nếu như
chính phủ thấy tại Lâm Đồng
có một
số
bất
lợi
như
thế
nào đó mà chúng tôi không biết; thì như
là một
nhà lãnh đạo các vị thấy như
vậy
thì sắp
xếp
cho chúng tôi một chỗ khác.
Nguyện
vọng
của
chúng tôi là được tu học chung với
nhau bởi
vì pháp môn của chúng tôi là đi như một
dòng sông, và đó cũng là tâm linh của Việt Nam, tuệ
giác của
tổ
tiên Việt
Nam: mình sống với nhau như
một
bó đũa, không chia rẻ, mình chảy
chung như một dòng sông.”
Còn thầy
Thích Pháp Hội hiện ở Bát Nhã thì nói lên cương quyết
của những tăng sinh, giáo thọ đang ở đó:
“Chúng tôi xem đây như
là nhà của mình, mình đã tu học ở
đây mấy
năm qua, đã được giấy phép tu học
mà làm như vậy là bất công quá. Bây
giờ
dựa
trên những
lý do không thực tế ví dụ như
nói là những người thuộc tăng thân Làng
Mai; nhưng
mà chúng tôi là những người Việt
Nam ở
tại
Bát Nhã. Chúng tôi không là đối tượng của
những
công văn đó thì không có chính xác.
Vừa
qua nhiều
báo nước
ngoài có bài về tình hình tại Tu viện
Bát Nhã ở Lâm Đồng, đưa ra nhận
định
là biện
pháp truy bức, buộc chừng 400 tu sinh
theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi
đó có thể do thiền sư Thích Nhất
Hạnh
từng
yêu cầu
chính phủ Việt Nam bãi bỏ
Ban Tôn giáo chính phủ cũng như
công an tôn giáo, cũng như công khai lên tiếng
ủng
hộ
Đức
Đạt
Lai Lạt
Ma và kêu gọi chính quyền Việt
Nam cần
mở
rộng
quyền
tự
do tôn giáo ở Việt Nam.
Những
người quan tâm đang chờ đến ngày 2 tháng 9 tới
đây để xem điều gì sẽ xảy
ra khi mà những tăng sinh
xuất gia tại đó đều mong muốn
tu tập tại đó.