Thứ Sáu, 2024-04-19, 10:02 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Chín » 24 » 2 thành viên Liên đoàn nhân quyền Quốc tế bị ngăn cản vào VN dự hội nghị
7:24 PM
2 thành viên Liên đoàn nhân quyền Quốc tế bị ngăn cản vào VN dự hội nghị
Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2010-09-23

Hai nhân viên thuộc Liên đoàn nhân quyền Quốc tế vừa bị cấm vào Việt Nam tham dự "Diễn Đàn Nhân dân ASEAN”.

Photo courtesy of FIDH

Biểu tượng của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH.


Vừa qua truyền thông, báo chí xôn xao việc nhà cầm quyền Hà Nội áp lực chính phủ Thái Lan ngăn cấm hai nhà hoạt động nhân quyền thuộc tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam vào Bangkok mở cuộc họp báo để công bố bản Báo cáo mới về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Chuyện còn nóng, thì nay đến lượt hai nhân viên thuộc Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền bị cấm vào Việt Nam tham dự "Diễn Đàn Nhân dân ASEAN”. Diễn Đàn này thường được tổ chức song song với Thượng đỉnh các Chính phủ ASEAN, sẽ khai mạc thứ sáu tại Hà Nội với 700 đại biểu các tổ chức Phi chính phủ. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền là tổ chức nhân quyền quốc tế kỳ cựu, có 164 tổ chức quốc gia thành viên trên năm châu, ra đời tại Paris năm 1922, là tổ chức từng bênh vực phá án tử hình cho Cụ Phan Bội Châu và giải thoát Cụ Phan Chu Trinh ra khỏi nhà tù Côn Đảo. Chúng tôi phỏng vấn bà Isabelle Brachet để hiểu rõ sự vụ, xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây:

Xé chiếu khán nhập cảnh

Ỷ Lan: Xin chào bà Isabelle Brachet, là Giám đốc Văn phòng Á châu của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation of Human Rights) bà dự tính đi Hà Nội tham dự "Diễn Đàn Nhân dân ASEAN”. Xin bà cho biết việc gì ngăn cấm bà lên đường?

Ông ta mở thông hành của tôi xé tờ chiếu khán nhập cảnh… rồi trả lại tôi thông hành, đồng thời bắt tôi ký vào hai biên lai ghi nhận số tiền đã trả chiếu khán.

Isabelle Brachet

Isabelle Brachet: Việc như vầy, tôi và một cộng sự thuộc Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền dự tính đi Hà Nội tham dự Diễn Đàn này. Đây không phải là lần đầu đâu, trước đây tại các nước thành viên ASEAN khác chúng tôi đã đến tham dự "Diễn Đàn Nhân dân ASEAN” tồ chức song song với Thượng đỉnh Chính phủ ASEAN. Diễn đàn này quan trọng vì là nơi các xã hội dân sự thuộc tất cả các quốc gia trong khu vực không ngại thách thức trên hai lĩnh vực nhân quyền và phát triển môi trường. Do đó chúng tôi đã tiếp xúc Sứ quán Việt Nam tại Paris hỏi các thể thức nhập cảnh. Sứ quán đề nghị chúng tôi nên xin chiếu khán du lịch. Chúng tôi y hành làm theo và nêu rõ mục tiêu của chúng tôi đến tham dự "Diễn Đàn Nhân dân ASEAN” và cũng nêu rõ chức vụ tôi là Giám đốc Á châu sự vụ của FIDH. Tôi đã được cấp chiếu khán vào Việt Nam dễ dàng.

Sau đó là sự kiện chúng tôi cùng với thành viên Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam công khai hóa bản báo cáo về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Bản báo cáo đã gây sôi động truyền thông báo chí thế giới, đặc biệt tại Đông Nam Á. Liền sau sự kiện này Sứ quán Việt Nam ở Paris điện thoại cho tôi hôm thứ hai yêu cầu tôi đến sứ quán mang theo thông hành.

Đáp lời tôi đến Sứ quán. Nhân viên tiếp tối cầm thông hành của tôi và nói rằng tôi không thể tham dự hội nghị, vì cần có một loại chiếu khán khác, qua đó phải được thư mời của Việt Nam với sự chấp thuận của Bộ Nhập cư Việt Nam. Nói xong, ông ta mở thông hành của tôi xé tờ chiếu khán nhập cảnh… rồi trả lại tôi thông hành, đồng thời bắt tôi ký vào hai biên lai ghi nhận số tiền đã trả chiếu khán. Khi tôi xin người thu ngân ở Sứ quán một bản sao biên lai có chữ ký của tôi, người này nói không hiểu tiếng Pháp, tôi hỏi có hiểu tiếng Anh không, cũng đáp không. Thế là tôi chẳng có một bằng chứng gì về việc Sứ quán xé chiếu khán đi Việt Nam trong thông hành của tôi.

Ỷ Lan: Chúng tôi nghe rằng bà và một người nữa đại diện Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đến Hà Nội phó hội do lời mời của Ban Tổ chức. Nhưng sau đó Ban Tổ chức lại viết thư yêu cầu bà đừng đến. Việc này ra sao thưa bà?

Isabelle Brachet: Đúng vậy, điều khôi hài là ở Sứ quán Việt Nam tại Paris người ta bảo phải có thư mời của Ban Tổ chức thuộc Xã hội dân sự Việt Nam, và chúng tôi đã ghi danh từ nhiều tuần lễ trước. Theo lẽ chúng tôi đã nhận được thư mời sau khi đăng ký như mọi tổ chức phi chính phủ khác.

Cờ các nước ASEAN. AFP PHOTO.
Cờ các nước ASEAN. AFP PHOTO.
Nhưng cần hiểu rằng những thành viên trong Ban tổ chức nằm dưới sự điều khiển của nhà cầm quyền Việt Nam. Nghĩa là những tổ chức nhân dân liên hiệp với chính quyền, chả có quyền hành gì. Thế là chúng tôi chẳng có thư mời, và hôm thứ ba, hai ngày trước đây, hai chúng tôi cùng nhận được thư của Ban Tổ chức cho biết rằng hội trường không còn đủ chỗ cho hai chúng tôi, và dù sao đi nữa ở trường hợp chúng tôi Ban Tổ chức quan ngại cho việc Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền có một tổ chức thành viên "cái gọi là” Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam là tổ chức chỉ huy đủ thứ hoạt động khiêu khích, phá hoại Quốc gia Việt Nam, chứ không phải là tổ chức bênh vực thực sự cho nhân quyền như "chúng" khẳng định. Và vì sự kiện chúng tôi ủng hộ Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nên tuyệt đối Việt Nam không hoan nghênh sự có mặt của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại Hà Nội.

Một sự trả lời minh bạch: Thế là chẳng còn nghi ngờ gì nữa, không riêng chuyện thông hành của tôi bị xé, một thông hành của một công dân Châu Âu, mà hơn thế Việt Nam không ưa chúng tôi có mặt ở Việt Nam. Chúng tôi lấy làm tiếc phải hủy bỏ chuyến đi.

Cần đối thoại để cải thiện

Ỷ Lan: Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền là tổ chức nhân quyền kỳ cựu và có hoạt động tích cực thông qua 164 tổ chức quốc gia thành viên khắp thế giới mà Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam là một. Xin bà cho một lời bình luận về các sự biến vừa qua?

Chẳng có quốc gia nào hoàn hảo, nhưng điều quan trọng là chấp nhận đối thoại để cải thiện.

Isabelle Brachet

Isabelle Brachet: Với chúng tôi, thật vô cùng đáng tiếc bởi vì tinh thần cộng tác giữa chúng tôi với Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam chỉ nhắm việc hoàn thành một bản báo cáo dựa vào luật nhân quyền quốc tế, dựa vào các lời khuyến thỉnh thuộc các cơ cấu nằm trong LHQ bao gồm những chuyên gia độc lập, không bênh ai bỏ ai, là những nguồn đáng tin. Chúng tôi đã thực sự viết bản báo cáo về tình trạng nhân quyền Việt Nam với mong mỏi được nhà cầm quyền Việt Nam vui lòng đón nhận như những cơ sở cơ bản khởi đầu cho cuộc đối thoại nhằm trao đổi các phương cách cải tiến nhân quyền tại Việt Nam trong thực tiễn.

Chẳng có quốc gia nào hoàn hảo, nhưng điều quan trọng là chấp nhận đối thoại để cải thiện. Như thường lệ khi có vấn đề liên quan đến Việt Nam, chúng tôi đã gửi đến Sứ quán Việt Nam tại Paris bản báo cáo này, tức bản báo cáo có tên "Việt Nam : Từ Viễn mơ đến Thực tế : Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của ASEAN” (Vietnam : From "Vision” to Facts, Human Rights in Vietnam under its Chairmanship of ASEAN). Nhưng Sứ quán Việt Nam tại Paris luôn luôn giữ thái độ bác bỏ, nghĩa là không thể nào còn thảo luận với nhau trên lĩnh vực nhân quyền.

Sự thực là, chúng tôi từng làm việc với nhiều quốc gia trên thế giới. Đã có nhiều trường hợp vô cùng phức tạp mà chúng tôi theo dõi. Điều đáng tiếc là khi không thể bắt nhịp cầu đối thoại với nhà cầm quyền. Đây là điều xấu nhất có thể xảy ra. Bất hạnh thay chuyện này đã xảy ra với Việt Nam.

Ỷ Lan: Xin cám ơn bà Isabelle Brachet.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 869 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Chín 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0