Dù cho cái lưỡi 'Ê-dốp' của ông Thống
đốc luồn qua lách lại, tung hoả mù làm cho những 'nhà chính trị chuyên
nghiệp' mà lại 'mù mờ' về kinh tế không còn biết đâu mà lần! Song nạn
nhân của ông thì sẵn sàng 'lột xác' ông ta như 'đấu tố địa chủ' thời cải
chách ruộng đất!
Hơn
một năm qua, ông Thống đốc cũng giở con bài "Tái cấu trúc" và thực tế
ông đã cố tình giết chết hơn 200.000 doanh nghiệp khiến hàng triệu người
thất nghiệp, mà cái 'được' lớn nhất của ông Thống đốc là chỉ qua đêm
Bầu Hiển ngang nhiên làm chủ cả HBB và'Nữ hoàng cá ba sa'! Bố già Kiên
từ chỗ chết ngập đầu trong nợ nần, thất thoát, tham nhũng lại được rót
hàng chục ngàn tỷ để trở thành ông chủ của Ngân hàng đứng thứ 5 Việt
nam! Đỗ Minh Phú, Lê Hùng Dũng - 02 kẻ vô danh tiểu tốt bỗng nắm quyền
sinh sát trong tay mà khắp cả nước những người sở hữu vàng đều phải 'tự
nguyện bò đến' năn nỉ ' nộp tô' để được đổisang vàng SJC! Những bố già
không xu dính túi từ Nga về như Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang bỗng trở
thành tỷ phú, trog một thời gian ngắn đã là chủ nhân ông của những
thương hiệu tiêu dùng hàng đầu Việt Nam như Vinacafe, Thức ăn gia súc
'con cò'....
Vậy thì thật dễ hiểu tại sao nhân dân muốn 'lột
xác' ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình mà có đến gần hết các ông bà Nghị đại
diên của nhân dân muốn thay mặt cử tri của mình 'đấu tố' Bình ruồi -
Thủ phạm phá hoại nền kinh tế đất nước và cùng các bố già làm giàu trên
nước mắt và nỗi thống khổ của nhân dân.
Thống đốc sẽ nhận được sự chia lửa của bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Tổng thanh tra Chính phủ...

Với Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các đại biểu muốn nghe ông
trả lời về trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thị trường tiền tệ; đảm
bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xử
lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu, những vụ việc tiêu cực trong ngành, vi
phạm vượt trần lãi suất quy định….
Vẫn chỉ gói trong 2,5 ngày, song các nhóm vấn đề được đưa ra chất vấn lại khá rộng.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình chất vấn, chỉ có 383 đại biểu gửi lại
văn bản xin ý kiến về danh sách người trả lời chất vấn, những nội dung chất vấn liên quan đến từng người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tư.
Kết
quả, 361 vị đại biểu chọn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, 307 vị đồng ý Bộ
trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, bộ trưởng các bộ Y tế, Xây dựng,
Giáo dục và Đào tạo được trên 200 "phiếu thuận” và Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội được 162 đại biểu lựa chọn.
Ủy ban
Thường vụ Quốc hội cho biết, một số đại biểu đề nghị các vị bộ trưởng,
trưởng ngành khác tham gia trả lời chất vấn trực tiếp gồm: Bộ trưởng Bộ
Công Thương (7 ý kiến), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (1 ý kiến), Tổng
thanh tra Chính phủ (1 ý kiến).
Theo kết quả tổng hợp chất vấn
của đại biểu Quốc hội tính đến chiều ngày 8/11/2012 đã có 146 ý kiến
chất vấn của 68 vị đại biểu ở 39 đoàn đại biểu Quốc hội chất vấn các
thành viên chính phủ.
Và,
nhận được nhiều nhất vẫn lại là Thống đốc Bình với 22 chất vấn. Bộ
trưởng Vũ Huy Hoàng nhận được 13 chất vấn, chiếm vị trí thứ ba sau nữ Bộ
trưởng Phạm Thị Hải Chuyền với 19 chất vấn, nhiều hơn Bộ trưởng Tài
chính nhận 2 chất vấn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận,
tiếp thu ý kiến của đại biểu, đề nghị Quốc hội tiến hành chất vấn đối
với Thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng các bộ Công Thương, Xây dựng, Y tế
và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Lý do chọn vị "tư lệnh" ngành
công thương, dù không có trong danh sách dự kiến ban đầu được giải thích
là đến ngày xin ý kiến (5/11), vị bộ trưởng này chưa có nhiều ý kiến
chất vấn. Tuy nhiên, sau đó lại nhận được nhiều phiếu chất vấn liên quan
đến trách nhiệm của Bộ trưởng về các vấn đề bức xúc nổi lên, quan trọng
trên nhiều lĩnh vực như sản xuất kinh doanh bị đình trệ, xử lý hàng tồn
kho, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, ảnh hưởng đến nền kinh tế, nên đề
nghị trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp này.
Còn đối với Bộ
trưởng Bộ Tài chính, mặc dù được nhiều vị đại biểu Quốc hội lựa chọn,
nhưng do trách nhiệm của Bộ trưởng liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong
đó một số lĩnh vực đã được giải quyết (như vấn đề tăng lương, thu ngân
sách và phân bổ ngân sách nhà nước…) nên đề nghị không bố trí trả lời
chất vấn trực tiếp, mà sẽ tham gia giải trình làm rõ những vấn đề liên
quan khi tiến hành chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành khác.
Về
thời gian, sau khi Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, báo cáo Quốc hội về
việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất
vấn tại kỳ họp thứ hai và thứ ba, hơn 2 ngày sẽ được dành để chất
vấn 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành và gần nửa ngày để Thủ tướng
Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp
trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về công tác chỉ đạo, điều hành
chung của Chính phủ.
Đăng đàn đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương
sẽ tập trung trả lời các nhóm vấn đề về trách nhiệm của Bộ trưởng
trong việc chủ động và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
giữ ổn định sản xuất; khắc phục những khó khăn, bất cập trong sản xuất
kinh doanh. Như, hàng hóa tồn kho lớn, doanh nghiệp bị giải thể
nhiều; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan. Giải
phát triển thị trường hàng hóa trong nước, ngoài nước, công tác quy
hoạch và phát triển thủy điện cũng nằm trong nội dung trả lời của Bộ
trưởng Vũ Huy Hoàng.
Bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư, Xây dựng tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan ở
phiên chất vấn này.
Các nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Xây
dựng gồm trách nhiệm của Bộ trưởng trong công tác quản lý nhà nước về
thị trường bất động sản, nhất là xử lý bất động sản đóng băng, đất bỏ
hoang; đảm bảo đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới.
Công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng,
đặc biệt là các công trình xây dựng thuỷ điện (như thủy điện Sông
Tranh 2), công trình quan trọng quốc gia; quản lý đầu tư xây dựng,
quy hoạch đô thị; vấn đề tham nhũng, thất thoát trong ngành xây
dựng; việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây
dựng, Luật Nhà ở.
Các vị bộ trưởng của các bộ: Tài chính, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Tổng thanh tra Chính phủ và
Phó thủ tướng Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có
liên quan.
Với Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các đại biểu muốn
nghe ông trả lời về trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thị trường
tiền tệ; đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng; xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu, những vụ việc tiêu cực
trong ngành, vi phạm vượt trần lãi suất quy định…. Thị trường vàng, quản
lý kinh doanh vàng, vàng miếng, biến động của giá vàng trong nước…
cũng nằm trong nhóm vấn đề dành cho ông Bình.
Thống đốc sẽ nhận
được sự chia lửa của các vị bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và đầu
tư, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ, khi cần thiết.
Vị nữ bộ
trưởng duy nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ trả lời về
trách nhiệm cá nhân trong việc đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh,
trong đó có vấn đề y đức, ý thức trách nhiệm, trình độ, năng lực
nghề nghiệp… của đội ngũ y bác sỹ. Bên cạnh đó là công tác quản lý
dược phẩm, giá thuốc, viện phí; hành nghề y, dược tư nhân, nhất là
cấp phép hành nghề cho cơ sở y tế tư nhân có yếu tố nước ngoài; tử vong ở
trẻ em, sản phụ do chất lượng khám, chữa bệnh và công tác quản lý
nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng các bộ:
Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia giải trình làm
rõ thêm những vấn đề có liên quan ở nội dung này.
Sáng 14/11,
sau khi các vị bộ trưởng "trả bài”, Thủ tướng Chính phủ sẽ phát biểu làm
rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc
hội.