
Đã
từ lâu, khi đọc những bài viết của Luật Sư Nguyễn Văn Chức. Trong đó,
có bài viết về tên Phỉ Tặc Hồ Chiếu Manh, tức Hồ Chí Minh. Chắc ai cũng
biết không có người nào lên tiếng phản đối tại sao lại gọi giặc Hồ là
chó đẻ. Vì cách gọi đó, theo tôi vẫn còn
nhẹ nhàng khi dùng nó với một tên tội đồ của dân tộc. Không những thế,
mà y còn là một tội nhân đã gây ra vô số những tội ác, đã gieo tang
thương trên khắp nẽo đường đất nước, không ngôn từ nào, không bút mực
nào diễn đạt hết. Trước khi nói đến những tên gọi và những từ ngữ mà
người dân Việt đã dành cho Hồ Chí Minh, tôi xin kể về một trường hợp vì
đụng chạm đến cái tên giặc nầy, mà có người đã phải bỏ mình trong nhà tù
cộng sản.
Vào những năm tháng dài ở trong trại cải tạo T. 154, Tiên Phước,
Quảng Nam. Các tù nhân ai cũng biết Đại Úy Nguyễn Phượng sau khi đọc
cuốn "Thơ của Hồ chủ tịch” đã từng nói : "Hồ Chí Minh là thằng dốt biết
gì mà làm thơ”.
Chính vì vậy, Ông Nguyễn Phượng đã bị đưa vào nhà cùm, bị bỏ đói cho
đến chết. Khi chết rồi mà đôi chân ông vẫn còn trong đôi cùm sắt treo
trên tường, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của phòng biệt
giam tăm tối.
Tôi viết lại cái chết bi thảm của Đại Úy Nguyễn Phượng. Với bài viết
này, tôi xin kính gửi đến các bậc phụ huynh đã từng ở trong trại cải tạo
T.154. Đặc biệt là các bậc phụ huynh thuộc nhà 08 và nhà 10 của Trại
chính, tức Trại 1. Để các vị cùng tưởng nhớ đến Đại Úy Nguyễn Phượng, và
các vị đã bị công an tại trại giết chết bằng nhiều cách như Đại tá
Nguyễn Văn Bình, Trung tá Huỳnh Như Xuân, Thiếu tá Hồ Minh, Thiếu tá
Nguyễn Xuân Giáo, Kỹ sư Trung Úy Trần Quang Trân, ông Ngô Hải Quảng…
cũng như các vị đã bỏ mình tại Hố ông Hức. (nơi dành để chôn những vị tù
đã chết duới bàn tay của lũ bạo tàn cộng sản).
Nói đến cuốn "Thơ của Hồ chủ tịch” ở trong cái Thư viện tại trại 1,
tức Trại chính của trại tù T. 154. Vì ngoài trại 1, còn có nhiều phân
trại khác nữa. Tôi đã đọc cưốn "Thơ” này. Trong đó có một "bài thơ” mà
tôi cố nhớ để mong sau này có dịp thì ghi lại cho mọi người cùng đọc để
cùng thấy được cái tài làm thơ của B…ác . Và bây giờ, xin kính mời quý
vị cùng đọc những "vần thơ” ấy, tôi xin ghi lại nguyên văn như sau :
Trong tập thơ đã kể rằng : "Vào một hôm có một bà nông dân xin vào
dâng Bác Hồ mấy quả cam. Sau khi nhận mấy quả cam, Bác đã ứng khẩu thành
thơ và đọc ngay để nói lên tấm lòng của Bác. Thơ rằng :
"Cám ơn bà tặng quả cam Nhận làm sao đặng, từ làm sao đây Ăn quả nhớ kẻ trồng câyHay là khổ tận đến ngày cam lai.”
Với bốn câu "thơ” trên . Tôi chắc chắn ba câu đầu thì đứa con nít hay
bất cứ môt người thất học nào cũng biết, cũng nói, cũng viết ra được. Ở
đây, tôi chỉ nói đến câu thứ tư : Câu nầy là câu thơ thứ 3210 của cụ
Nguyễn Du trong Truyện Kiều ở đoạn Thúy Kiều tái hợp cùng Kim Trọng. Tôi
xin được trích lại từ câu 2207 như sau :
"Chàng rằng : Phổ ấy tay nào? Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy? Tẻ, vui bởi tại lòng này, Hay là khổ tận đến ngày cam lai?”
Như vậy, lời của Đại Úy Nguyễn Phượng "Hồ Chí Minh là thằng dốt biết
gì mà làm thơ” chẳng sai một ly nào. Hồ Chí Minh là ông vua đạo văn, đạo
thơ cả nước đều biết cả. Nhưng ác hại thay, vì những lời nói trung thực
ấy mà Đại Úy Nguyễn Phượng đã bị hành hạ cho đến chết. Bởi, đối với
cộng sản Việt Nam là không ai được đụng tới Hồ Chí Minh, vì y là "ông
thánh” nhưng đã từng bị bà "Thần… hồn nó ám cũng mê mẩn đời”.
Nhưng thôi, đó là chuyện thơ văn của B…ác Hồ. Còn bây giờ, tôi xin
trở lại với chuyện ai là người đầu tiên đã gọi Hồ Chí Minh là chó đẻ ?
Tôi xin thưa ngay người đó không phải là Luật Sư Nguyễn Văn Chức mà
là cụ Phan Khôi, cụ là con của vị cữ nhân rồi Phó bảng Phan Trân, và là
cháu ngoại của danh tướng Hoàng Diệu, người Quảng Nam, vùng đất của Ngũ
Phụng Tề Phi, Địa Linh Nhân Kiệt.
Theo các tài liệu cũ. Vào cuối năm 1957, cụ Phan Khôi đã viết cuốn
"Nắng Chiều” nhưng không được xuất bản. Chẳng những thế, mà còn bị mấy
tên văn nô như Tố Hữu, Thế Lữ… từ phê bình đến lên án kịch liệt, chỉ vì
trong cuốn sách này có nhiều truyện ngắn như : "Ông Năm Chuột” "Cầm vịt”
"Tiếng chim” và "Cây cộng sản …”. Đặc biệt, về "Cây cộng sản” có những
đoạn như sau :
"Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia
không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì chưa thấy, chỉ thấy ở Việt Bắc
không chổ nào là không có…Có nơi gọi cây trên là cỏ bù xít, vì có mùi
hôi như bọ xít, có nơi gọi là cây cứt lợn, hoặc cây chó đẻ… những tên đó
đều không nhã tí nào, người có học không gọi như vậy, mà gọi từ cây chó
đẻ sang cây cộng sản. Không mấy lâu rồi nó mọc đầy cả đồn điền, trừ khử
không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt
đầu có trong những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng sản đảng
hoạt động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy,
cho nên bọn tây đồn điền đăt tên cho nó là "herbe communiste”, đáng lẽ
dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản. Nó còn một
tên rất lạ là cỏ cụ Hồ. Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ
Hồ về đây lãnh đạo, thì thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lúc mà đầy cả đường
sá, đồi, đống, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc
với cụ Hồ về thì gọi nó là như vậy…”
Đọc những trích đoạn trên đây, chắc mọi người ai cũng hiểu rằng cụ
Phan Khôi đã đồng hóa Hồ Chí Minh và Cộng sản Việt Nam là đồ Cứt lợn, là
cỏ hôi Bù xít hay Bọ xít và cuối cùng là TÊN CHÓ ĐẺ HỒ CHÍ MINH CỘNG SẢN.
Vì thế, khi luật sư Nguyễn Văn Chức viết Hồ Chí Minh là tên chó đẻ ta
không thấy một người có chút hiểu biết nào lên tiếng, mà chỉ thấy có
Bùi Tín tức Pín Tùi lên tiếng một cách hạ cấp. Điều nầy, cũng dể hiểu và
cũng nên cảm thông cho Pín… Tuồi, bởi y là một phần của cái cây, có thể
chỉ là một quả lép của cái cây Chó đẻ, cây Cộng sản, cây Bù xít hay Bọ
xít. Hoặc Bùi Tín cũng chỉ là một bộ phận nhỏ đôi khi không cần thiết
trong cái cơ thể của tên Chó đẻ Hồ Chí Minh, chẳng hạn như là một khúc
ruột thừa, hay khúc thịt thừa. Nhưng, nó mọc từ cái cây Chó đẻ, cây Cứt
lợn, cây Bù xít hay Bọ xít ấy mà ra, nên hể có ai đụng tới cái thân, cái
cây Chó đẻ đó là nó đều đụng chạm tới một phần của cái tế bào thừa ấy,
nên nó thấy đau đau, thấy khó chịu, thế là nó có phản ứng, có khi nó dữ
dội nữa.
Cũng như trước đây, Bùi Tín còn tuyên bố láo khoét là : "Nếu cụ Hồ
còn sống thì không có các trại cải tạo ở miền Nam.” Về điều nầy, trước
đây tôi đã viết qua nhiều số báo của Văn Nghệ Tiền Phong, tôi đã chứng
minh bằng một trại cải tạo, đó là trại cải tạo Đá Trắng, tại Tiên Phước,
Quảng Nam, tiền thân của trại cải tạo T.154, đã được thành lập vào cuối
năm 1959. Đến đầu năm 1964, khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, một số vị ở
quê tôi trong đó có Bác ruột tôi đã bị Việt cộng bắt đem giam vào trại
nầy, và các vị đã bỏ mình tại trại Đá Trắng trong vòng sáu tháng đầu, vì
bị hành hạ, bỏ đói đến chết. Nên nhớ, là lúc đó tên Hồ Cứt lợn, Hồ Bù
xít hay Bọ xít, Hồ chó đẻ vẫn còn sống nhăn răng với mấy nàng Thượng du
trong… Háng Pắc Pó.
Nhưng đó là chuyện trong cuốn "Nắng Chiều” của cụ Phan Khôi . Còn sau
đây là chuyện thật về cây chó đẻ còn lưu truyền cho đến ngày nay, và sẽ
mãi mãi nó vẫn là tên chó đẻ.
Từ những ngày xa xưa còn bé, tôi đã thấy ở quê tôi làng Thạnh Bình,
huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Đây cũng là quê hương của cụ Huỳnh Thúc
Kháng. Tôi đã thấy những bà Mẹ quê, trong đó có Mẹ tôi, cứ mỗi lần có
con chó đẻ con, là các cụ liền đi nhặt những cây chó đẻ, một loại cây
thân và lá có mầu đỏ hơi giống cây rau sam. Cũng có thể vì có mầu đỏ nên
cụ Phan Khôi mới đặt cho nó cái tên đã kể cho xứng hợp với mầu máu của
cộng sản. Loại Cây Chó Đẻ nầy mọc rất nhiều lẫn trong các đám cỏ hôi, cỏ
dại. Sau khi nhặt về các cụ bỏ vào nồi nấu chung với gạo thành cháo rồi
đem cho con chó đẻ nó ăn, để có nhiều sữa cho bầy con của nó bú.
Về chuyện trên có cụ nói là "do cụ Huỳnh Thúc Kháng bày như vậy”.
Chẳng biết do cây chó đẻ hay vì con chó đẻ nó được ăn cháo gạo mà có
nhiều sữa. Nhưng ăn cháo gạo nấu với cây chó đẻ, thì con chó đẻ nó có
nhiều sữa thật, cũng như cây chó đẻ là có thật.
Vì những chuyện có thật như trên. Nếu ai có nuôi chó đẻ tức là những
con chó nái. Khi nó đẻ con thì cứ đi nhặt những cây mà cụ Phan Khôi đã
nói có TÊN CHÓ ĐẺ, CÂY CỘNG SẢN hay Bù xít, Bọ xít, CỎ CỤ HỒ- HOA CỨT LỢN, đem nấu cháo với gạo để "bồi dưỡng” cho con chó đẻ.
Thay cho lời kết.
Lịch sử đã chứng minh, hễ cái gì nó bất biến và hiện hữu mãi mãi với
thời gian, thì nó trở thành một chân lý. Và cũng thế, cho đến ngày nay,
đã bao nhiêu năm qua rồi. Nhưng cái tên Cây Chó Đẻ nó vẫn tồn tại cùng
với Con Chó Đẻ. Như vậy, là những kẻ hậu sinh ai ai cũng đều phải biết
rằng : BÙ XÍT- BỌ XÍT- CỎ CỤ HỒ-HOA CỨT LỢN-CÂY CHÓ ĐẺ đều là một.
Pháp quốc, 20/7/2007 Hàn Giang Trần Lệ Tuyền