Written By Hai Hoang Van on Thứ ba, ngày 18 tháng chín năm 2012 | 9/18/2012 02:25:00 CH
Các đối thủ trong Đảng có thể hạ bệ Dũng
Quyền lực trong chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang
suy yếu. Thủ tướng Việt Nam đang bị các đối thủ trong Đảng tấn công. Họ
là những người không ưa đám bạn bạn giàu xụ của Dũng và phàn nàn về cách
quản lý kinh tế của ông. Nếu Dũng mất chức, những thay đổi quan trọng
trong việc quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng
xảy ra.
Theo thói thường thì Đảng Cộng sản Việt Nam không vạch áo cho dân
chúng xem lưng. Người phát ngôn viên của Đảng làm việc chăm chỉ để duy
trì hào quang về khả năng và sự không thể sai lầm [của Đảng]. Đảng viên
không đồn thổi về các vấn đề nội bộ của Đảng. Những quyết định của Bộ
Chính trị hay của Uỷ ban Trung ương Đảng đều được miêu tả như là nhất
trí.
Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về sự độc
quyền của Đảng Cộng sản trong phạm trù quyền lực chính trị: Đảng Cộng
Sản Việt Nam "...là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...” Khoảng một
trong 30 người Việt Nam - chừng 3 triệu người - là đảng viên. Có các
cấp đảng uỷ trong mọi làng xã, mọi thành phố.
Đảng Cộng sản
Việt Nam thay đổi ban lãnh đạo bằng một đại hội Đảng sau nhiều tháng xắp
xếp liên minh và phe nhóm nội bộ. Thông thường đây không phải là chuyện
"được ăn cả” mà mục đích nhằm cập nhật sự quân bằng lực lượng giữa các
phe nhóm quyền lợi đồng thời cho cán bộ già về hưu một cách êm thắm.
Trong thời gian chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 11 tổ chức đầu năm ngoái,
theo giới ngoại giao và một số các học giả phương Tây, đảng viên cao
cấp Trương Tấn Sang đã nỗ lực tìm cách lấy ghế thủ tướng của Dũng. Ông
Sang đã thất bại và Quốc hội đã để cho Dũng làm thủ tướng thêm một nhiệm
kỳ năm năm lần thứ hai. Giải an ủi cho Sang là vai trò nghi lễ của Chủ
tịch nước. Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được đưa vào chức Tổng
Bí thư Đảng.
Hiện nay có dấu hiệu cho thấy Sang Trọng đang
điều động để tháo dỡ quyền lực của Dũng trong việc lập chính sách và cài
đặt phe nhóm. Cả hai, Sang và Trọng, có thể liệt kê một danh sách dài
về những rủi ro và thất bại của Dũng. Họ có thể chuyển bực dọc trong dân
chúng vì những cơn lạm phát và sự thái quá của đám nhà giàu mới của
Việt Nam đến ông Dũng.
Nhiều năm đã qua từ khi Đảng CSVN lãnh đạo các cuộc chiến tranh
đi đến chiến thắng, đầu tiên chống lại Pháp, ông chủ thực dân của Việt
Nam, và sau đó chống lại một chế độ thù nghịch ở miền nam được sự hậu
thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Đối với một thế hệ mới, sự chính danh lãnh đạo
của Đảng CSVN dựa rất nhiều vào khả năng giữ cho xã hội ổn định và tăng
trưởng kinh tế. Đảng CSVN đã thành công rực rỡ sau khi có quyết định
năm 1986 để thực hiện [kinh tế] "thị trường [định hướng] xã hội chủ
nghĩa” - những chính sách theo một thuật ngữ chung là "đổi mới” đã tạo
ra một khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và sự trỗi dậy của Việt
Nam như là khu sản xuất của thế giới.
Thu nhập quốc gia tăng
trưởng với một tốc độ hàng năm là 7% trong hai mươi năm qua, tăng thu
nhập bình quân đầu người lên gấp năm lần và gieo tư tưởng cho rằng bất
kỳ người trẻ, năng động, và có khả năng thích ứng đều có thể trở nên
giàu có.
Trong những năm gần đây, tuy nhiên, cơn đau phát
triển ngày càng tăng đã trở thành điểu hiển nhiên. Trong thông điệp ngày
Quốc khánh Việt Nam ngày 02 Tháng 9, Chủ tịch Sang thẳng thắn thú nhận
một số vấn đề của Đảng:
"Sự phát triển kinh tế của chúng ta
không bền vững và sự cân bằng của nền kinh tế vĩ mô của chúng ta không
ổn định, trong khi chất lượng của tốc độ tăng trưởng, năng suất, hiệu
quả và khả năng cạnh tranh kinh tế vẫn còn thấp,” ông nói. "Cùng với
những yếu kém này là hạn chế trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả
các tiềm năng sẵn có để phát triển. Tăng trưởng kinh tế của chúng ta có
xu hướng phát triển rộng, mặc dù không sâu.”
Về mặt văn hóa và
xã hội, ông nói tiếp, "vẫn còn nhiều thách thức, một số trong đó đã trở
thành chủ đề nóng. Môi trường bị ô nhiễm... Những hạn chế về phẩm chất
của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng đã cản trở sự phát triển của chúng
ta. Vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể có khả năng gây ra sự mất ổn
định chính trị, xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia của chúng ta.”
Hầu hết các nhà phân tích tài chính nước ngoài sẽ tán thành phê bình
của Sang. Ít nhất là kể từ khi Fitch Ratings hạ mức thang tín dụng của
Việt Nam xuống hồi tháng 7 năm 2010, với lý do "sự sa đọa tài chính quốc
gia và một hệ thống ngân hàng ngày càng dễ bị tổn thương vì độ căng của
hệ thống,” giới phân tích đã có xu hướng e dè với nền kinh tế đã một
thời được ưa chuộng.
Những người chỉ trích Dũng, trong và
ngoài nước, nêu thất bại của ông trong việc kiểm soát giới lãnh đạo các
công ty quốc doanh. Thủ tướng Dũng đã tin chắc rằng Việt Nam có thể cạnh
tranh với thế giới trong các lĩnh vực như than đá, khoáng sản, dầu khí,
vận tải biển, đóng tàu. Các khoản vay lớn của ngân hàng nhà nước kiểm
soát được chuyển về các công ty quốc doanh trong các khu vực đó, dù đã
tổ chức lại như các tập đoàn độc quyền, nhưng vẫn giữ nét văn hóa doanh
nghiệp, với biên chế cồng kềnh như ngành công nghiệp nặng của Liên Xô
ngày trước.
Các công ty này phát triển nhanh chóng và sau đó,
trở thành quá mức, đã sụp đổ vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
2007-09. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin đã phải lôi ra khỏi
sự sụp đổ vào tháng 7 năm 2010. Hai năm sau, công ty vận chuyển và khai
thác cảng khổng lồ của nhà nước, Vinalines, cũng đã thất bại vì một núi
nợ tương tự.
Hai tập đoàn này là chỉ thí dụ điển hình. Hầu hết các
doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ lớn với các ngân hàng tại Việt Nam, cả
ngân hàng nhà nước và của tư nhân, với sự khuyến khích của chính phủ đã
đổ vào các công ty quốc doanh đó những món nợ khổng lồ, đặc biệt là
trong năm 2009. Hà Nội tìm cách tránh một cuộc suy thoái kinh tế bằng
cách cho vay nợ dễ dàng. Vì thế Việt Nam đã bị khủng hoảng lạm phát đến
nay mới kềm chế được. Trong khi đó, các khoản nợ xấu của các ngân hàng
theo ước tính không chính thức nay đã lên đến 10% tổng số nợ.
Các ngân hàng cũng không phải là nạn nhân. Họ là những kẻ hợp tác, như
đã thấy rõ ràng trong vụ bắt giam Nguyễn Đức Kiên vào ngày 18 tháng 8;
Nguyễn Đức Kiên là một tài phiệt ngân hàng và tài chính được coi là một
người thân tín của Thủ tướng Dũng. Mặc dù chưa bị chính thức kết án,
Kiên được cho là đã tham gia vào "các giao dịch bất hợp pháp”.
Cảm giác chung trong giới tài chính là Kiên không phài là trường hợp
độc nhất; trong thực tế, các loại giao dịch đòn bẩy mà Kiên ông ưa
chuộng rất là phổ biến trong thị trường tài chính tròng chéo, mờ ảo, ít
vốn tại Việt Nam. "Hành vi sai trái là ... một đặc tính tổng quát của
các cơ sở tài chính lớn và nhỏ [của Việt Nam],” Jonathan Pincus, hẳn
phải hiểu rõ, ông và các đồng nghiệp của ông trong Chương trình Kennedy
tại Việt Nam của Harvard đã là cố vấn cho chính phủ của ông Dũng trong
nhiều năm qua. Lời khuyên của họ đã được lắng nghe một cách lịch sự và
sau đó bị lờ đi.
Một sợi khác trong màng lưới dường như đang
thắt chặt quanh thủ tướng là quyết định của Bộ Chính trị, được công bố
vào tháng Sáu, chuyển giao trách nhiệm chống tham nhũng từ chính phủ lại
cho Đảng CSVN. Điểm này đã theo đúng với chiến dịc phê và tự phê trong
nội bộ Đảng đã được đưa ra vào tháng Hai để xác định và loại bỏ các đảng
viên có "ý thức hệ chính trị, đạo đức và lối sống bị suy đồi”.
Blog Quan Làm Báo
Nguồn ảnh: Quan Làm Báo