Ðược 'khoan hồng' cũng vẫn bị tù 6 tháng 6 ngày
BIÊN HÒA (NV)
- Nạn nhân của một vụ giải tỏa trở thành "kẻ gây rối” nên lãnh án tù 6
tháng 6 ngày nhờ lượng "khoan hồng” của ông tòa trong khi "bị cáo” nhất
định cả quyết mình không có tội gì cả.
Mục Sư Thân Văn Trường đưa tin vụ xử án ở tỉnh Ðồng Nai bình luận vụ này là "kẻ cướp xử án người bị hại.”

Chợ Long Khánh bị nhà cầm quyền địa phương cắm cọc chuẩn bị rào lại,
cấm người dân buôn bán ngày 6 tháng 11, 2009. (Hình: cholongkhanh)
Sáng
ngày 12 tháng 5, 2010, ông đi cùng bà con tiểu thương Long Khánh tới án
tòa án tỉnh Ðồng Nai đặt ở đường CMT8, thành phố Biên Hòa để xem phiên
xử phúc thẩm bà Ðỗ Thị Ngọc Nguyên, 46 tuổi.
Bà
Nguyên là chủ một sạp bán hàng tại chợ Long Khánh suốt nhiều chục năm
qua bị bắt giữ và truy tố về tội "gây rối trật tự công cộng.”
Ngày
6 tháng 11, 2009, nhà cầm quyền địa phương đưa người và vật liệu tới
rào và cấm tiểu thương buôn bán để xây chợ khác dù trong chợ vẫn hoạt
động bình thường. Hơn một trăm tiểu thương phản đối việc đuổi chợ,
trong đó có bà Nguyên vì có nhiều khuất tất, bất công trong chuyện giải
tỏa đền bù cũng như cấp nền chợ ở chợ mới chưa xây. Lá đơn khiếu nại
với chữ ký của 145 tiểu thương nêu ra rất nhiều bất thường và đi ngược
lại nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” mà nhà nước vẫn rêu
rao tuyên truyền. Dù vậy, đơn bị lờ đi.
Họ
tố cáo nhà cầm quyền Long Khánh lấy đất lấy chợ của họ để lập dự án xây
nhà, xây chung cư và xây một chợ khác để bán kiếm tiền trong khi họ là
các chủ thật sự của khu đất và chợ này thì chỉ được bố thí một khoản
tiền nhỏ để đi nơi khác.
Khi
lực lượng hàng trăm người tới làm rào và cấm chợ, tin tức phổ biến trên
Internet cho thấy bà Nguyên đòi hỏi nhóm người nhà nước xuất trình giấy
tờ của quyết định dựng rào chợ và cắm bảng cấm buôn bán. Lập tức, bà đã
bị còng tay và quẳng lên xe cùng với người con gái.
Cuối
năm 2009, tòa sơ thẩm thị xã Long Khánh đã kết án bà Nguyên 10 tháng tù
giam. Bà kháng án, nay "sau 6 tháng 6 ngày giam cầm tại trại giam B5
bên dòng Suối Máu, bà Nguyên được trả tự do ngay sau phiên tòa, bởi sự
‘khoan hồng’ của Ðảng và Nhà nước, theo lời của miệng quan tòa cộng sản
Việt Nam. Bà Nguyên kiên quyết không nhận tội, dù quan tòa hù dọa, lừa
phỉnh đủ điều, nhưng cuối cùng thì tòa cũng cứ ‘khoan hồng’ cho người
không có tội.” Mục Sư Trường kể.
Vụ án 2 cục đá
Mục
Sư Trường tường thuật vụ xử án phúc thẩm, "Công an đông như kiến cỏ bu
kín cả tòa án cộng sản tỉnh Ðồng Nai cách hung hăng, ngạo mạn. Ngoài
đường xe bít bùng, xe cảnh sát 113 hiệu POLICE, công an được trang bị
đến tận răng, chạy như chó dại để uy hiếp nhân dân. Hơn 8 giờ, CA dẫn
bà Nguyên bị còng tay bằng còng số 8 vào phòng xử án. Công an hùng hổ
quát mắng om sòm, đuổi những người không vừa ý công an tới dự phiên tòa.
Theo
dõi phiên tòa, nhân dân ghi nhận cuộc tranh luận giữa bị cáo và quan
tòa xoay quanh hai cục đá. Vậy nên, vụ án này cũng có thể gọi là vụ án
hai cuc đá. Không có luật sư, không có người bị hại, vì chính bà Nguyên
là người bị hại đích thực.
Vụ
án chợ Long Khánh làm điêu đứng trên 500 hộ tiểu thương, khi đột nhiên
chính quyền đơn phương quyết định xua đuổi bà con ra khỏi chợ vào cuối
năm 2009, để xây lại chợ theo ý Ðảng nhưng ngược lòng dân. Có 219/519
hộ tiểu thương đóng tiền xây chợ. Một chủ hộ tiểu thương có tiệm ở chợ
này cho hay, gia đình họ có cửa hàng từ trước 1975 do cha mẹ để lại.
Năm 1980, chợ còn ở chỗ cũ, đối diện nhà thờ Chính Tòa. Rồi nhà cầm
quyền về lấy xây nhà hát lớn nhưng bỏ hoang, chẳng có ai hát.
Chính
quyền địa phương xua đuổi tiểu thương ra nơi bây giờ, bắt các hộ đóng
góp xây chợ. Rồi bây giờ xảy ra vụ cướp bóc thứ hai mà nạn nhân vẫn là
tiểu thương chợ Long Khánh. Chợ đối với tiểu thương chẳng khác nào thửa
ruộng của dân cày. Thế mà chính quyền chẳng cần bàn bạc với dân, cứ
muốn lấy là đem công an ra cướp.
Hội
đồng xét xử thừa nhận bà Nguyên có cửa hàng số 3, tính từ đường Hùng
Vương vào. Cửa hàng cũng là nơi ở của gia đình bà Nguyên. Sáng 6 tháng
11, 2009, bà Nguyên đang nấu cơm thì nghe tiếng ồn ào ở ngoài đường
Hùng Vương. Chạy ra xem, thì ra công an đang chỉ huy mấy công nhân treo
biển cấm chợ.
Bà Nguyên hỏi: Các chú cấm chợ như vầy có lệnh của ai không?
Thượng Tá Nguyễn Ngọc Bích, trưởng công an thị xã Long Khánh quát lớn:
- Mày là đứa nào, mày không có quyền hỏi!
Bà Nguyên nói tôi góp tiền xây chợ này, tôi có quyền lợi và nghĩa vụ được hỏi chứ!
Sau
đó, những người đào lỗ chôn bảng cấm chợ bỏ đi, Thượng Tá Bích cũng bỏ
đi. Bà Nguyên cùng với một số tiểu thương lấp đất đá xuống cái lỗ ấy và
công an chụp được ảnh bà Nguyên bỏ 2 (hai) cục đá xuống lỗ ấy, như bà
Nguyên thừa nhận.
Sự việc chỉ có bấy nhiêu, xoay quanh hai cục đá, nhưng quan tòa khuyên giục bà Nguyên nhận tội gây rối trật tự công cộng.”
Theo
lời thuật của MS Thân Văn Trường, "Hiện nay bà Nguyên được về nhưng
không có nhà, không có cửa hàng buôn bán và cũng chưa biết sinh sống
sao đây.”